Napoleon, chuyện đọc sách và tầm nhìn phát triển 100 năm của VN...
Việt Nam hiện nay đang ở bước ngoặt, vừa bị ảnh hưởng bởi chính sách phát triển dân tộc to lớn của Trung Quốc, vừa vào lúc Hoa Kỳ là cường quốc số một cũng đang đặt trọng tâm vào chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương, từ đó khiến Việt Nam bị mắc kẹt giữa những xung động giữa các nước lớn.
Thành ra đây là giai đoạn mà người Việt rất cần đến những kiến thức kinh nghiệm về chính trị, quân sự và ngoại giao, để từ đó có thể hoạch định được tầm nhìn phát triển dài hạn, cả trăm năm cho quốc gia và dân tộc.
Đọc sách là hội nhập với thế giới
Hiện tôi đang đọc cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem”, một cuốn sách cũ đã được viết từ những năm 1980s, nội dung mô tả về những diễn biến xung đột giữa các nước ở khu vực Trung Đông như Israel, Lenanon, Syria, người Ả rập, Palestine… mà trong một thời gian dài những sự kiện ở đó đã thu hút sự quan tâm chú ý của toàn thế giới.
Đó là một cuốn sách dày hơn 700 trang, được viết bởi một nhà báo của The New York Times từng có thời gian 10 năm công tác ở Trung Đông, tên tuổi tác giả chẳng mấy xa lạ đó là Thomas Friedman, tác giả của những đầu sách bán chạy như Thế Giới Phẳng, Chiếc Lexus và cây Ô liu, đã giành được nhiều lần giải thưởng sách danh giá Pulitzer.
Nội dung sách mô tả từ những bố cục lớn như là mối quan hệ giữa các nước, đường lối hành động của các nhà chính trị như Thủ lĩnh lực lượng PLO Yasir Arafat hay Thủ tướng Israel Ariel Sharon, sự tác động của khối Ả rập hay Iran, Iraq và Mỹ.
Bên cạnh đó là tâm trạng căng thẳng của người dân sống giữa môi trường xung đột, không biết khi nào thì một quả bom phát nổ lấy đi tính mạng của họ, ngoài ra là các hoạt động buôn bán chung chuyển những món hàng hóa xa xỉ vẫn diễn ra dưới sự bảo kê của các nhóm vũ trang...
Tình cảm, lý trí và ước vọng quốc gia
Khi đọc một cuốn sách như vậy, người đọc sẽ thấy được một góc nhìn lớn bao quát về cục diện lịch sử biến động của một khu vực, trong một giai đoạn vài chục năm.
Và khi đối chiếu với hiện tại thì thấy được tương lai của quá khứ, thấy được hệ quả của những quyết định chính sách, thấy được sự thăng trầm của các dân tộc, với tình cảm và lý trí đã đưa họ đi xa đến đâu trong tiến trình phát triển không ngừng của lịch sử.
Hay như trước đây tôi cũng đọc tác phẩm về Hoàng đế Napoleon, một cuốn sách dày hàng nghìn trang, mô tả từ một người thanh niên đảo Corsica đã trở thành một lính pháo thủ và Hoàng đế nước Pháp ra sao.
Hoàng đế Napoleon Bonaparte là người đầu tiên của chính sách không trả thù giết hại những người bị thua trong cách mạng, có lẽ bởi đó mà chính ông đã giữ được tính mạng khi bị thất trận mất quyền để rồi sau đó bị đày đến đảo Elba.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét