Quốc ngữ và nỗ lực ‘thoát Hán’ của các vua nhà Nguyễn...
Chụp lại hình ảnh,Tranh trên trang Le Petit Journal vẽ Vua Thành Thái (mặc hoàng bào) và Toàn quyền Paul Doumer duyệt binh ở Hà Nội năm 1902.
Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
"Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này."
Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ quốc ngữ của họ.
Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ.
Và rằng chính nỗ lực tiên phong quảng bá quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.
Nhưng tôi nghĩ cũng lạ tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ quốc ngữ.
Ở đây cần xem cả đến công lao các vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, dù họ không thực sự nắm quyền thời Pháp thuộc.
Sắc lệnh của Vua Thành Thái
Theo sử gia Liam Kelley (2016) vào đầu thế kỷ XX cả người Pháp lẫn những nhà cách mạng đều không đủ quyền lực để chữ Quốc ngữ có thể lan ra sâu rộng xuống đến tận làng quê.
Qua nghiên cứu những nguồn tài liệu trong giai đoạn này, sử gia Liam Kelley kết luận chính nhà Nguyễn mới đi đầu trong công cuộc cải cách giáo dục.
Trong bài "Emperor Thành Thái's Educational Revolution", Liam Kelley (2016) đã công bố sắc lệnh của vua Thành Thái được lưu trữ trong Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên.
Bài viết được Nguyễn Hồng Phúc lược dịch có đoạn như sau:
"Hoàng đế Thành Thái đã tuyên bố trong một sắc lệnh rằng vào năm trị vì thứ 18 của ông (năm 1906), cha mẹ có thể quyết định việc cho con theo học một trường ấu học Hán văn hoặc một chương trình giảng dạy Nam âm (Quốc ngữ).
Với những người học theo chương trình Hán văn, sẽ có một cuốn sách giáo khoa được soạn ra nhằm giới thiệu những từ chữ Hán theo cấp độ khó dần. Nó cũng bao gồm một danh mục các Hán tự kèm theo phiên âm và định nghĩa bằng quốc ngữ được dùng trong tài liệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét