Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Lời Chúa Lễ Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su (01/10)


Lời Chúa Lễ Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su (01/10)
 Bài Đọc: Is 66, 10-14c
Bài Tin Mừng: Mt 18, 1-5
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu


https://youtu.be/ozYA7e5UtFg


TITOCO HÀM TÂN

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

LỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN (30/09/2019)

Bài Đọc Năm Lẻ: Dcr 8, 1-8 
Lời Chúa trong sách Tiên tri Dacaria.
Bài Tin Mừng: Lc 9, 46-50
Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca


https://youtu.be/oIi0AH29cBs


TITOCO HÀM TÂN

LHS Chúa Nhật 29.09.2019: TỘI LƠ LÀ CHỂNH MẢNG

CÁC BÀI ĐỌC PHỤNG VỤ NĂM C
Bài Ðọc I: Am 6, 1a. 4-7
Lời Chúa trong sách Tiên tri Amos.
Bài Tin Mừng: Lc 16, 19-31
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.



TITOCO HÀM TÂN

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Lời Chúa thứ bảy tuần XXV thường niên (28/09/2019)


 Bài Ðọc Năm Lẻ:  Dcr 2, 1-5. 10-11a
Lời Chúa trong sách Tiên tri Dacaria.
Bài Tin Mừng: Lc 9, 43b-45
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca
Ðang lúc mọi người còn bỡ ngỡ về tất cả các việc Ðức Giêsu làm, Người nói với các môn đệ:  "Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời". (Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bị che khuất, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy.




TITOCO HÀM TÂN

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

LHS Thứ Sáu 27.09.2019: CON BẢO THẦY LÀ AI?

Lời Chúa thứ sáu tuần XXV thường niên (27/09/2019)
Bài Ðọc Năm Lẻ: Kg 2, 1b-10

Lời Chúa trong sách Tiên tri Khác-gai.
Bài Tin Mừng: Lc 9,18-22
Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

Hôm ấy, Ðức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: "Ðám đông nói Thầy là ai?"  Các ông thưa: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại".  Người lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô thưa: "Thấy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa". Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai. 
Người bảo rằng: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại".




TITOCO HÀM TÂN

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Lời Chúa thứ năm tuần XXV thường niên (26/09/2019)

Bài Ðọc Năm Lẻ:  Kg 1, 1-8
Lời Chúa trong sách Tiên tri Khác-gai.
Bài Tin Mừng: Lc 9, 7-9
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

Tiểu vương Hêrôđê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra, thì phân vân lắm. thật vậy, có kẻ nói: "Ðó là ông Gioan từ cõi chết chỗi dậy". Kẻ khác nói: "Ông Êlia xuất hiện đấy !" Kẻ khác nữa lại nói: "Ðó là một ngôn sứ thời xưa sống lại". Còn vua Hêrôđê thì nói: "Ông Gioan, ta đây đã cho chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?" Rồi vua tìm cách thấy mặt Ðức Giêsu.



TITOCO HÀM TÂN

Lời Chúa thứ tư tuần XXV thường niên (25/09/2019)

Lời Chúa thứ tư tuần XXV thường niên (25/09/2019)
Bài Ðọc Năm Lẻ: Esd 9, 5-9
Lời Chúa trong sách Esdra.
Bài Tin Mừng Lc: 9,1-6
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca

Ðức Giêsu tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người nói: "Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo.  Khi anh em vào bất cứ nhà nào, thì ở lại đó và từ đó mà ra đi. Hễ người ta không đón tiếp anh em, thì khi ra khỏi thành, anh em hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ".  Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi.

TITOCO HÀM TÂN

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Lời Chúa thứ ba tuần XXV thường niên (24/09/2019)

Lời Chúa thứ ba tuần XXV thường niên (24/09/2019)

Bài Ðọc Năm Lẻ: Esd 6, 7-8. 12b. 14-20
Lời Chúa trong sách Esdra.

 Bài Tin Mừng: Lc 8, 19-21
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

Mẹ và anh em Ðức Giêsu đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được, vì dân chúng quá đông.  Họ báo cho Người biết: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gắp Thầy”. Người đáp lại: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".



TITOCO HÀM TÂN

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Lời Chúa thứ hai tuần XXV thường niên (23/09/2019)

Bài Ðọc năm lẻ:  Esd 1, 1-6
Khởi đầu sách Esdra.
Bài Tin Mừng: Lc 8,16-18
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

Chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng. Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất".



TITOCO HÀM TÂN

AKI TANAKA – MỘT NGƯỜI BẠN CỦA “TỰ LỰC VĂN ĐOÀN”

AKI TANAKA – MỘT NGƯỜI BẠN CỦA “TỰ LỰC VĂN ĐOÀN”

bởi anle20
Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn”
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Không có gì lạ trong nền giáo dục Việt Nam
Ngày 9 tháng 1 năm 2007, trong trò chơi “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.
Câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”
Cô giảng viên Đại học Sư phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?
- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho ai?
- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.
Phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.
Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:
- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh?
- Chắc trăm phần trăm.
- Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.
- Chị quyết định như thế?
- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
- Sai. Giải đáp của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất Linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham dự chương trình.
Câu chuyện về cô giáo giảng viên trường Đại học sư phạm thành phố Thái Bình thật ra không có gì lạ trong nền giáo dục Việt Nam bởi lẽ chương trình giáo dục không hề có bốn chữ Tự Lực Văn Đoàn mặc dù đây là một nhóm tác giả quan trọng bậc nhất trong nền văn học hiện đại của Việt Nam. Điều làm cho Tự Lực Văn Đoàn bị gạt ra khỏi dòng văn học là chủ trương chính trị của nó. Nguyễn Tường Tam, thủ lãnh của nhóm cũng là một chính khách với quan điểm chính trị đi ngược lại hoàn toàn quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tự Lực Văn Đoàn chủ trương đổi mới văn học, nâng cao dân trí, chống cường quyền phong kiến, bài thực dân, trong đó không quên những người cùng khổ và bị áp bức dưới bất cứ hình thức nào. Sức mạnh của Tự Lực Văn Đoàn bắt đầu từ sự ủng hộ của trí thức tiểu tư sản sau đó lan rộng trong quần chúng bình dân và ảnh hưởng trực tiếp tới nền báo chí An Nam đang có xu hướng hòa nhịp cùng đời sống đô thị.
Chẳng những tại miền Bắc Tự Lực Văn Đoàn bị cấm xuất hiện nhưng sau năm 1975 ngay cả khi hai miền Nam Bắc đã hoàn toàn thống nhất thì số phận của nó cũng không may mắn gì hơn, vẫn bị vùi dập, che dấu và cấm đoán ngay trong từng tù sách gia đình. Những tên tuổi như Nhất Linh, Thạch Lam, Khái Hưng, Hoàng Đạo… hoàn toàn biến mất trong mái trường xã hội chủ nghĩa, mãi tới hơn hai mươi năm sau một vài tác phẩm của họ mới được in lại từ những chiếc máy in của nhà nước với nội dung bị cắt xén cho vừa với tầm nhìn của cách mạng vô sản, vốn bất đồng với các tác giả này. 
Aki Tanaka
Vậy mà từ nước Nhật xa xăm, lại xuất hiện những con người yêu văn hóa Việt Nam trong đó Tự Lực Văn Đoàn được nhắc tới như một dấu son của nền văn học Việt.
Một trong những người ấy là cô sinh viên Aki Tanaka.
Từ Tokyo, Aki Tanaka đã lặn lội tới Việt Nam, tìm hiểu về Tự Lực Văn Đoàn với mục đích học chữ Việt để rồi mê đắm nó đến nỗi bỏ hơn 13 năm theo dõi, nghiên cứu, viết tham luận rồi luận án về Tự Lực Văn Đoàn. Aki đã bay sang Hoa Kỳ nơi có khá nhiều tư liệu lẫn thân nhân của các tác giả để từ đó thấy yêu mến thêm nhóm tác giả đặc biệt này.
Mặc Lâm có duyên may gặp Aki Tanaka tại California trong lần cô sang Mỹ tìm kiếm thêm tư liệu về nhà văn Khái Hưng, người mà Aki Tanaka đặc biệt yêu thích. Cuộc phỏng vấn ngắn nhằm mang cô sinh viên người Nhật này tới gần với người Việt Nam hơn bởi cô đáng được người Việt mở lòng ra đón nhận như một người bạn chân thành của văn hóa Việt.
Aki Tanaka, trước tiên cho biết thời gian đầu cô tới Việt Nam:
Aki Tanaka: Khoảng năm 2000 khi sang Việt Nam tôi đã gặp ông Huy Tưởng thì ông ấy nói nếu Aki muốn học tiếng Việt thì nên tìm đọc Tự Lực Văn Đoàn để biết được tiếng Việt chính xác cho nên tôi đã tìm mua các cuốn sách về Tự Lực Văn Đoàn. Ban đầu thì tôi không hiểu hết, chỉ hiểu sơ sơ thôi nhưng mà đã cảm thấy tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn rất hay cho nên tiếp tục mua sách Tự Lực Văn Đoàn. Ước mơ của tôi là muốn nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn nhưng lúc đó cảm thấy là điều thực tế chỉ là ước mơ thôi.
Mặc Lâm: Aki vừa nói là tìm mua những cuốn sách Tự Lực Văn Đoàn trong nước, không biết là sách cũ đã được in từ xưa hay những cuốn vừa được in lại trong nước?
Aki Tanaka: Tôi chỉ mua được sách tái bản thôi lúc đó không để ý là sách của nhà nước in hay sách cũ nó có gì khác nhau hay là sự khác biệt như thế nào cho nên chỉ mua được sách tái bản thôi.
Mặc Lâm: Sau này khi nghiên cứu sâu về Tự Lực Văn Đoàn thì Aki có thấy sự khác biệt nào giữa bản in gốc và bản in đã được in lại sau năm 1975 và nếu có thì những khác biệt ấy có quan trọng không?
Aki Tanaka: Dạ có. Tôi có học với thầy giáo người Nhật thì thầy này sử dụng sách cũ là sách trước 75 còn tôi thì cầm sách tái bản mới. Cuốn tôi thất vọng nhất là cuốn Đời mưa gió. Khi hai người đọc chung với nhau thì chúng tôi phát hiện sách tái bản và sách gốc nó khác biệt nhau. Tôi thấy nếu mình nghiên cứu văn học Việt Nam mà có sự khác biệt quá nhiều như thế này, mà mình là người phân tích mà tài liệu sai thì rất nguy hiểm cho việc nghiên cứu của mình.
Mặc Lâm: Khi Aki sang Mỹ để tìm gặp thân nhân những người trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn thì Aki đã gặp được ai và câu chuyện gặp gỡ ấy như thế nào?
Aki Tanaka: Hai năm trước có một buổi hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn tại Mỹ lúc đó gia đình con cháu của nhóm Tự Lực Văn Đoàn tập họp lại cho nên lúc đó tôi gặp được nhiều người nhưng lúc đó tôi không có dịp nói chuyện nhiều với họ. Tháng Ba năm nay tôi có dịp thăm riêng ông Nguyễn Tường Triệu là con nuôi của ông Khái Hưng và Nguyễn Tường Thiết là con trai út của ông Nhất Linh. Tôi đã thăm được hai người này.
Mặc Lâm: Về ông Nguyễn Tường Thiết là con ruột thì đã đành rồi riêng về ông Nguyễn Tường Triệu là con nuôi của Khái Hưng thì Aki có nắm vững những nhận định hay lời kể lại của ông Triệu có chính xác và phù hợp với những gì Aki tìm hiểu không?
Aki Tanaka: Aki cũng biết được sơ sơ thôi vì lúc ông Khái Hưng mất thì ông Triệu còn rất nhỏ cho nên ông Triệu không biết gì nhiều. Tuy nhiên ông Triệu có cung cấp một số tài liệu cho Aki.
Mặc Lâm: Trong khi nghiên cứu Tự Lực Văn Đoàn và có dịp gặp gỡ hay thông qua tư liệu thì tác già nào trong nhóm làm cho Aki ấn tượng và yêu thích nhất?
Aki Tanaka: Tôi rất thích ông Khái Hưng. Lý do ông là người có tư tưởng sâu sắc nhất trong Tự Lực Văn Đoàn cho nên đọc tác phẩm của ông thì thấy rất hay.
Mặc Lâm: Nhưng rất nhiều người cho rằng ông Nhất Linh là người lãnh đạo của nhóm và là linh hồn của Tự Lực Văn Đoàn … Aki thấy thế nào về tác phẩm của ông?
Aki Tanaka: Theo tôi thì Nhất Linh là một người hành động, ông có cái ý tưởng cách mạng tuy nhiên so với ông Nhất Linh thì ông Khái Hưng là người suy nghĩ và theo sự tìm hiểu của tôi thì ông Khái Hưng không quan tâm mấy đến chính trị.
Mặc Lâm: Trong một thời gian khá dài sống ở Việt Nam Aki quan sát và thấy giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên khoa văn họ có chú ý tới Tự Lực Văn Đoàn hay không?
Aki Tanaka: Tôi thấy họ không chú ý đâu. Tôi nói chuyện với bạn bè đồng nghiệp với cái ý là tôi thích Tự Lực Văn Đoàn nhưng bạn bè đồng nghiệp của tôi lại không biết Tự Lực Văn Đoàn là ai nữa! Bây giờ ở Việt Nam không giảng dạy tác phẩm của nhóm này cho nên không ai biết, không được ai quan tâm đến.
Mặc Lâm: Có một thời gian rất dài Aki đã sang Mỹ tiếp xúc với người viết văn hay hoạt động văn hóa…Aki thấy họ có còn tha thiết khi nói về Tự Lực Văn Đoàn nữa hay không hoặc thời gian đã quá lâu khiến họ dần dần quên Tự Lực Văn Đoàn luôn, không giống như cách đây 40 năm?
Aki Tanaka: Do tôi tiếp xúc với nhiều người làm văn nghệ cho nên họ thường bảo rất còn quan tâm tới Tự Lực Văn Đoàn và họ muốn bảo tồn tác phẩm của nhóm này cho con cháu để sau biết được việc làm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cho đời sau. Tôi cảm thấy như vậy.
Mặc Lâm: Aki cũng có bạn bè người Nhật yêu mến văn hóa Việt Nam trong số họ có ai nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn như Aki hay không?
Aki Tanaka: Thầy cũ của tôi đã nghỉ hưu rồi ông ấy hồi trước cũng có nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn trong trường đại học của tôi và ông cũng đã dạy Tự Lực Văn Đoàn cho sinh viên Nhật. Nhưng bây giờ vị giáo sư mới không quan tâm tới Tự Lực Văn Đoàn nên không dạy nữa cho nên sinh viên không biết gì về Tự Lực Văn Đoàn nữa.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn Aki Tanaka rất nhiều và hy vọng những công trình nghiên cứu của Aki về Tự Lực Văn Đoàn sẽ mang lại nhiều kết quả mong đợi.



Tập thể dục vào sáng sớm hay tối muộn mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn phải xem lại mục đích của mình!

Tập thể dục vào sáng sớm hay tối muộn mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn phải xem lại mục đích của mình!

bởi anle20
Tập thể dục vào sáng sớm hay tối muộn mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn phải xem lại mục đích của mình!
Tùy thuộc vào mục đích của mình mà bạn nên chọn tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối.
Một số người thích tập thể dục vào buổi sáng. Đối với họ, chạy bộ hoặc bơi lội là những bài tập giúp họ tỉnh táo hơn. Những người khác lại chọn tập thể dục vào buổi tối để loại bỏ stress sau một ngày làm việc dài.
Tập thể dục vào buổi tối hay buổi sáng có khác gì nhau không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, vấn đề này khá phức tạp.
Một nghiên cứu gần đây cho biết tập thể dục vào buổi sáng sẽ kích hoạt một số gen trong tế bào cơ bắp, tăng cường quá trình chuyển hóa đường và chất béo. Dù vấn đề này cần được nghiên cứu thêm, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng thói quen này sẽ có lợi cho người bị thừa cân hoặc tiểu đường tuýp 2.
Trái lại, những người tập thể dục vào buổi tối sẽ tiêu hao ít oxy hơn. Do đó, việc luyện tập sẽ trở nên hiệu quả hơn, giúp vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp cải thiện thành tích.
"Thành tích luyện tập sẽ tốt vào buổi tối hơn là buổi sáng. Bởi vì VĐV cần ít oxy hơn, đồng nghĩa với việc họ dùng ít năng lượng, dù tập ở cùng một cường độ như vào buổi sáng", Gad Asher - nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học phân tử, Viện Khoa học Weizmann - cho biết.
"Chẳng hạn, nếu một người tập chạy, anh ta sẽ kiệt sức nhanh hơn vào buổi sáng so với buổi tối", Asher giải thích. "Nói cách khác, anh ta sẽ chạy được lâu hơn vào buổi tối so với buổi sáng, trong điều kiện chạy giống nhau".
Tập thể dục vào sáng sớm hay tối muộn mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn phải xem lại mục đích của mình! - Ảnh 1.
Nhóm nghiên cứu của Asher đã thí nghiệm bằng cách cho chuột dùng máy chạy bộ vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Sau đó, họ nghiên cứu khả năng tập luyện của chúng ở các cường độ và chế độ khác nhau. Kết quả là thành tích luyện tập của những chú chuột tập vào buổi sáng tốt hơn 50% so với buổi tối. Thí nghiệm tiếp theo trên con người cũng cho kết quả tương tự. Nhìn chung, con người tiêu thụ ít oxy vào buổi tối hơn buổi sáng.
Nhóm nghiên cứu thứ hai do Paolo Sassone-Corsi - Giám đốc Trung tâm Biểu sinh và Chuyển hóa năng lượng tại ĐH California - cũng thực hiện thí nghiệm cho chuột chạy trên máy, nhưng tiếp cận theo hướng khác.
Các nhà khoa học phân tích những thay đổi trong mô cơ của chuột sau khi tập luyện vào buổi sáng, đặc biệt là quá trình phân giải đường và đốt cháy mỡ. Sau khi xem xét, họ thấy rằng sự chuyển hóa năng lượng đạt hiệu quả tốt nhất vào buổi tối.
"Thời điểm tập luyện có ảnh hưởng lớn tới quá trình chuyển hóa đường và mỡ", Sassone-Corsi nói.
Theo Sassone-Corsi, hiện tượng này phụ thuộc vào một quá trình mà trong đó protein HIF1-alpha đóng vai trò chính - có tác dụng điều tiết đồng hồ sinh học của cơ thể, thứ quy định chu kỳ ngủ, thức dậy, ăn uống,...
Tập thể dục vào sáng sớm hay tối muộn mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn phải xem lại mục đích của mình! - Ảnh 2.
"Nhịp sinh học kiểm soát mọi thứ chúng ta làm", Sassone-Corsi cho biết. "Ít nhất 50% quá trình chuyển hóa của chúng ta là diễn ra theo chu kỳ 24h. 50% quá trình chuyển hóa cũng dao động dựa trên nhịp sinh học hàng ngày. Do đó, việc tập thể dục cũng sẽ bị ảnh hưởng".
"Những thói quen như tập luyện, nghỉ ngơi, ăn uống đòi hỏi những thời điểm thích hợp khác nhau", ông bổ sung. "Quá trình trao đổi chất không thích nghi để đáp ứng với các kích thích bên ngoài theo cùng cách vào cả ban ngày lẫn ban đêm".
Nên tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối? Tùy thuộc vào mục đích của bạn là gì!
Các chuyên gia về thể dục hay các VĐV chuyên nghiệp - chẳng hạn như VĐV chạy marathon, VĐV bóng rổ, cầu thủ bóng đá - sẽ chọn tập vào buổi tối để rèn thể lực. Tương tự, những người có dự định thi đấu thể thao cũng tập luyện vào buổi tối để tối ưu hóa thành tích.
"Nếu bạn muốn phá kỷ lục thế giới, hay kỷ lục cá nhân, tối là thời điểm thích hợp để luyện tập", Asher cho biết.
Những người lo lắng về cân nặng hoặc lượng đường huyết nên tập thể dục vào buổi sáng. Khi đó, các phản ứng tế bào tác động đến quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh hơn.
Tập thể dục vào sáng sớm hay tối muộn mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn phải xem lại mục đích của mình! - Ảnh 3.
Jonas Thue Treebak - Phó giáo sư  tại Trung tâm Trao đổi chất thuộc Quỹ Novo Nordisk của ĐH Copenhagen - đồng tình với ý kiến này.
"Chúng ta có thể kết luận rằng, việc tập thể dục vào buổi sáng và buổi tối sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Chúng ta còn rất nhiều việc phải tìm hiểu", ông cho biết.
Bên cạnh thành tích và tác dụng giảm cân, còn nhiều yếu tố khác cũng cần được xem xét.
"Tập luyện vào ban đêm có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, do nó khiến bạn thêm hưng phấn và tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tập vào cuối ngày nếu muốn giảm stress và chuẩn bị cho các hoạt động buổi tối", Edward Laskowski - Giám đốc của Mayo Clinic Sports Medicine - cho biết.
"Dù bạn làm gì vào ban ngày, việc tập thể dục vào sáng sớm cũng sẽ giúp ích cho các hoạt động thể chất của bạn. Nó cũng cải thiện sự tỉnh táo và khả năng nhận thức".
Michael Joyner - đồng nghiệp của Laskowski, người nghiên cứu về phản ứng của con người đối với tình trạng căng thẳng thể chất - cũng đồng tình.
"Nghiên cứu này gợi ý rằng tập thể dục trước khi ăn sáng sẽ giúp tối ưu hóa sự trao đổi chất ở cơ thể", ông nói. "Một lợi ích khác nữa của việc tập thể dục vào sáng sớm là bạn có thể hoàn thành nó trước khi quá bận rộn với các việc khác".
Tuy nhiên, Joyner kết luận, điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải tập thể dục, cho dù vào sáng hay tối.
Ngọc Hà /Theo Trí thức trẻ/The Washington Post