Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Còn Chút Gì Để Nhớ...Vũ Hữu Định

Xin FWD to quý vị cùng thân hữu...!
Cảm ơn nguyên ca sỹ Mingo Hoàng Trong Minh
Trân trọng!
Lienbinhdinh: 
VÒNG NGUYỆT QUẾ CHO PHỐ NÚI CAO...
(LỜI NGƯỜI ĐĂNG: CÓ RẤT NHIỀU CA SĨ TRÌNH DIỄN BÀI NÀY XIN LẤY 1 TRONG SỐ ĐÓ ĐỂ DIỄN ĐẠT...
“Còn Chút Gì Để Nhớ-Khánh Ly”
https://youtu.be/mgkGbMXhyf4                         
Trương Đình Thuấn
Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận :
"phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
 phố xá không xa nên phố tình thân
 đi dăm phút đã về chốn cũ
 một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
 em Pleiku má đỏ môi hồng
 ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
 nên mắt em ướt và tóc em ướt
 da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên"
Vũ Hữu Định đã tiết lộ với bạn bè là “em” trong bài thơ này chỉ là nhân vật mà anh đã… nhặt được trong tưởng tượng trong giây phút linh hiển nhất của mình là khi làm thơ.
Khi Phạm Duy “chắp cánh” cho bài thơ bằng một bài hát bất tử, cả nhà thơ và nhạc sĩ đã đội vòng nguyệt quế cho Pleiku, một miền cao nguyên trung phần quanh năm sương phủ núi đồi, một vùng thủ phủ của quân khu 2 nên lính đóng quân nhiều hơn thường dân ở. Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: "May mà có em đời còn dễ thương."
Bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Hữu Định, nhắc đến tác giả là người ta nhớ Còn Chút Gì Để Nhớ và ngược lại. Thi sĩ Kim Tuấn là lính đóng quân gắn bó nhiều năm ở Pleiku, từng làm nhiều bài thơ cho phố núi sương mù này đã thốt lên về Vũ Hữu Định : “Mình từng ăn dầm ở dề ở đây mà chẳng làm được tích sự gì, vậy mà bỗng dưng một gã giang hồ từ đâu đó ghé chơi đã làm bài thơ nổi đình nổi đám cho Pleiku!”
Như vậy mới biết là một địa danh nào đó để cho nhiều người biết đến phải nhờ đến âm nhạc và thi ca. Những cung bậc tài hoa của nghệ thuật đã gây cảm xúc và lưu lại “chút gì để nhớ” để thôi thúc độc giả một ngày nào đó sẽ làm du khách được ghé thăm.
Pleiku thập niên 1960
Bài thơ được đăng trong báo Khởi Hành năm 1970, được lọt vào mắt của Phạm Duy, và nhạc sĩ đã tìm lên đến Pleiku để gặp Vũ Hữu Định, người lính đào ngũ hai năm rồi bị bắt đày lên cao nguyên để phục dịch chiến trường.
Trong một buổi chiều họp mặt nhiều văn nghệ sĩ của Pleiku, trong đó có tác giả của “Còn Chút Gì Để Nhớ” – Vũ Hữu Định. Anh mặc cái áo màu xám khắc sau lưng bốn chữ LCĐB (Lao công đào binh). Trong giới văn nghệ, người ta quí trọng tài năng của nhau chứ không phân biệt người đương thời quan cách và kẻ làm tội nhân.
Phạm Duy đã rút giấy bút ra từ túi áo và kẻ rất nhanh những dòng nhạc, rồi hát thử cho mọi người nghe bài Còn Chút Gì Để Nhớ và sau đó bài hát đã nổi tiếng ngay sau khi phát hành.
Thi sĩ Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung (1942- 1981) sinh tại Thừa Thiên. Đã từng sống nhiều nơi ở Cao nguyên và Đà Nẵng, anh sống nghèo túng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình, có tật mê rượu và thường giang hồ lang bạt đi đây đi đó.
Anh đã có nhiều thơ đang rải rác ở các báo với nhiều bút hiệu khác nhau và cuối cùng tên Vũ Hữu Định mới được nhiều người biết đến sau khi bản nhạc Còn Chút Gì Để Nhớ ra đời.
          “Giang hồ đâu cần ai phong ấn”
Chỉ trong chuỗi ngày giang hồ của mình, Vũ Hữu Định để lại cho đời một bài thơ làm nhiều người biết và để ý đến phố núi Pleiku. Tác phẩm đôi khi do ghi lại tình tiết của đời tư của nghệ sĩ, và nghệ phẩm không phải xuất xứ từ salon, từ chăn êm nệm ấm, mà từ nỗi đày ải nhân gian mà tác giả đã trải qua.
Một địa danh vốn ở ngoài đời đã đẹp, khi đi vào thi ca và âm nhạc sẽ trở thành nên thơ hơn, làm du khách muốn đến thăm hơn. Như bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử và bài nhạc Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên.
Tôi đã có một đôi lần ghé lại Pleiku, từ con dốc cao đổ vào trung tâm, đã thấy “quanh năm mùa đông” ở trên từng màn sương ướt màu thông xứ sở cao nguyên. Không thể không nhớ đến một gã giang hồ làm thơ Vũ Hữu Định tài hoa bạc mệnh đã từ giã cuộc chơi trần thế vào năm 39 tuổi.
Tôi đi trong hoài tưởng về một Pleiku ngày ấy đã được Vũ Hữu Định khoác lên cho chiếc áo thi ca, đi loanh quanh hết mấy con đường không còn mù bụi đỏ như xưa để có đúng là “đi dăm phút đã về chốn cũ” không?
“Xin cảm ơn một mái tóc mềm” nào đó của Vũ Hữu Định đã cho chúng ta những hình dung về một phố núi cao nguyên Pleiku ngoài đời và một miền sương mù bất tận trong thơ. Một mái tóc mềm dẫu không có thật ở ngoài đời cũng kệ, cũng đủ làm cho May Mà Có Em Đời Còn Dễ Thương.
Sinh thời Vũ Hữu Định không có thi phẩm nào được xuất bản. Phải tới năm 1996, thi phẩm Còn Một Chút Gì Để Nhớ của anh, gồm 45 bài, mới được ấn hành, do sự đóng góp (công và của) của bằng hữu, nhất là của Trần Từ Duy.
Một đêm thơ Vũ Hữu Định được tổ chức tại Phú Nhuận để ra mắt thi phẩm, qui tụ rất đông bạn hữu và người hâm mộ, và nhờ đó, bà Kim Vân, vợ nhà thơ, đã tu sửa được cho chồng một nấm mồ khang trang tại nghĩa địa Gò Cà, Đà Nẵng. Bà là nhân vật trong bài thơ Cảm Ân Người Vợ Khổ của Vũ Hữu Định: 
"Lần nào em sinh nở
Anh cũng trên đường xa
Lần này em sinh nở
Anh cũng không có nhà."

Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh tại Thừa Thiên, 1942, mất 16 tháng 1 Tân Dậu (1981) bên bờ Sông Hàn, Đà Nẵng.
- Vũ Khanh "Còn chút gì để nhớ "
- Thái Châu "Còn chút gì để nhớ " 
- Elvis Phương "Còn chút gì để nhớ"


Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Sau 50 tuổi, nghiêm túc tuân thủ định luật “2-8”, bệnh tật không dám quấy phá, nhiều người tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn

Ai cũng mơ ước “trường sinh bất lão” để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này nhưng điều này lại quá khó đối với nhiều người, đặc biệt là những người bị lão hóa sớm. Tuy nhiên, đâu ai biết rằng 80% tuổi thọ của con người thực sự là do chính bản thân mình quyết định. Vậy, chúng ta nên nắm bắt quyền kiểm soát 80% tuổi thọ này như thế nào?

Định luật "2-8" hay còn đươc gọi là nguyên tắc 80/20 (Nguyên tắc Pareto). Định luật này thường được áp dụng trong lĩnh vực tài chính, do Vilfredo Pareto tìm ra năm 1897. Đây được coi như một quy định ngầm mang ý nghĩa đại đa số mọi thứ trong cuộc sống không được phân phối đều nhau, trong đó khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã vận dụng nguyên tắc này vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe một cách linh hoạt hơn. Để sống khỏe hơn, bạn không cần phải "truy cầu" sự hoàn mỹ 100% nữa. Bạn chỉ cần nỗ lực 80% là đủ, 20% còn lại bạn được quyền "buông thả một chút" như sử dụng những thực phẩm ít lành mạnh hơn, cho phép bản thân đôi lúc được lười biếng và tận hưởng niềm vui của sự thoải mái đó. Hơn thế nữa, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng 20% ​​là do các yếu tố bên trong như chủng tộc, giới tính, gen và 80% là do các yếu tố bên ngoài như thói quen, chế độ ăn uống và tính cách. Nói cách khác, 80% tuổi thọ của con người thực sự là do chính họ quyết định.

Sau 50 tuổi, nghiêm túc tuân thủ định luật 2-8, bệnh tật không dám quấy phá, khỏe mạnh cả đời mà nhiều người tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - Ảnh 1.

Tuổi thọ cao có thể là điều mà nhiều người mơ ước, đặc biệt là đối với những người mà cơ thể đã bắt đầu lão hóa sau tuổi 50 và bước sang nửa cuối cuộc đời.

Do đó, việc áp dụng định luật "2-8" để sống khỏe mỗi ngày nhanh chóng được hội yêu sức khỏe hưởng ứng và nhận về những phản hồi tích cực. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem vì sao nguyên tắc này được yêu thích như thế và chúng ta nên nắm bắt quyền kiểm soát 80% tuổi thọ này như thế nào nhé?

Chế độ ăn: 2 tinh – 8 thô

Đồ ăn quá tinh là đặc điểm trong phong cách ăn uống của người hiện đại. Đây cũng là nguyên nhân khiến con người dễ mắc "bệnh thịnh suy" như đường huyết cao, tiểu đường, béo phì, các vấn đề về sức khỏe tim mạch...

Mặc dù thực phẩm tinh tốt cho tiêu hóa, nhưng những thực phẩm này có hàm lượng carbohydrate cao và giá trị dinh dưỡng thấp. Cho nên đây không phải là lựa chọn hàng đầu cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Do đó, ngũ cốc thô chính là lựa chọn tối ưu cho sức khỏe vì thực phẩm thô có thể cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng phong phú, lại giàu chất xơ, có lợi cho nhu động đường tiêu hóa.

Sau 50 tuổi, nghiêm túc tuân thủ định luật 2-8, bệnh tật không dám quấy phá, khỏe mạnh cả đời mà nhiều người tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - Ảnh 2.

Về chế độ ăn, chúng ta nên chọn "2 phần tinh và 8 phần thô", không nên ăn tinh quá mà nên ăn nhiều ngũ cốc.

Yến mạch, kiều mạch, đậu nành và các sản phẩm ngũ cốc thô khác có thể giúp kiểm soát và giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và béo phì, đồng thời giúp răng chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu khẩu phần ăn chỉ có ngũ cốc nguyên hạt thì cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa và tăng gánh nặng cho dạ dày. Do đó, lời khuyên cho bạn là nên ăn thô 8 phần mà thôi.

Mặc quần áo: 2 lạnh – 8 ấm

Sau 50 tuổi, nghiêm túc tuân thủ định luật 2-8, bệnh tật không dám quấy phá, khỏe mạnh cả đời mà nhiều người tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - Ảnh 3.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, bạn cần phải giữ ấm kịp thời tùy theo sự thay đổi của thời tiết, không được mặc "thời trang phang thời tiết". Đặc biệt, phải giữ ấm gan bàn chân, khớp và bụng. Hơi lạnh thường xâm nhập vào cơ thể từ gan bàn chân và bụng. Hai bộ phận này nếu không được giữ ấm đúng cách, bạn sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Nếu phần lạnh ở trong khớp thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn, sau này khớp dễ xuất hiện các di chứng như viêm, đau khớp. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng với người lớn tuổi vì nếu xương khớp không khoẻ sẽ dễ dẫn đến bị ngã và kéo theo nhiều hệ luỵ khác.

Tuy nhiên, đừng giữ ấm bằng cách mặc quần áo quá dày. Vì quần áo dày không dễ tản nhiệt nên một khi nhiệt độ cơ thể thay đổi rất dễ bị cảm lạnh, cảm lạnh. Hơn nữa, mặc quần áo quá dày sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến cơ thể bị âm dương. Ngoài ra, việc giữ ấm quá mức sẽ khiến khả năng chống lạnh và miễn dịch của cơ thể giảm sút, từ đó dễ bị cảm lạnh và ốm vặt.

Bên cạnh đó, hơi lạnh có thể kích thích cơ thể con người, thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể, có lợi cho sự vận động của khí và huyết trong cơ quan nội tạng. Vì vậy, quy tắc "2-8" này cực kỳ quan trọng trong việc mặc quầquần, đặc biệt khi mùa đông đang "gõ cửa".

Bệnh tật: Điều trị 2 phần –  phòng ngừa 8 phần

Sau 50 tuổi, nghiêm túc tuân thủ định luật 2-8, bệnh tật không dám quấy phá, khỏe mạnh cả đời mà nhiều người tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - Ảnh 4.

80% tuổi thọ của con người thực sự là do chính họ quyết định.

Hầu hết mọi người đều đổ xô đi khám chữa bệnh sau khi bệnh đã đến, thậm chí còn dồn cả tính mạng vào bệnh viện với hy vọng chữa khỏi bệnh, cứu sống bản thân. Tuy nhiên đây là thái độ, thói quen sai lầm. Bởi vì, khi bệnh đã xuất hiện thì mới tiến hành điều trị, lúc này dù có chữa khỏi thì cũng gây tổn thất rất lớn cho cơ thể và sức khỏe kém đi rất nhiều so với trước đó.

Chính vì thế, thái độ đúng đắn đối với bệnh tật chính là điều trị 2 phần, phòng ngừa 8 phần. Bởi nếu chúng ta dành 80% sức lực vào việc phòng bệnh, thì bệnh sẽ không tìm đến bạn.

Ông cha ta từ xưa đã có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó là phương châm sống đúng đắn mà chúng ta nên học hỏi. Phòng bệnh, một mặt là ngăn ngừa những bệnh có thể xảy ra. Mặt khác, đối với những bệnh đã xuất hiện, cần đề phòng khả năng diễn biến xấu ở giai đoạn tiếp theo, ngăn ngừa biến chứng.

Ăn uống: 2 đói – 8 no

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng: "Đói nhẹ giúp ngăn ngừa một số bệnh thông thường, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ cho con người".

Để chứng minh luận điểm này các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm tương tự trên một số con chuột và đưa ra kết luận những con chuột thí nghiệm bị bỏ đói một chút có thể chất tốt hơn, trái tim khỏe hơn và khả năng miễn dịch mạnh hơn so với những con chuột thí nghiệm được cho ăn đầy đủ .

Các nghiên cứu bệnh lý quốc tế cũng phát hiện ra rằng ăn no trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột; đồng thời tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tim mạch, bệnh Alzheimer, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác trên cơ thể con người.

Vì vậy, nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, bạn phải thực hiện chế độ 2 phần đói, 8 phần no. Nhưng làm thế nào để kiểm soát lượng thức ăn? Bạn nên ăn một chút khi cảm thấy hơi đói, không nên đợi đến khi đói quá vì điều này có thể khiến bạn ăn nhiều hơn. Khi ăn phải bỏ đũa xuống ngay khi bản thân cảm thấy gần no, không nên ăn đến mức quá no.

Tâm trạng: 2 buồn – 8 vui

Sau 50 tuổi, nghiêm túc tuân thủ định luật 2-8, bệnh tật không dám quấy phá, khỏe mạnh cả đời mà nhiều người tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - Ảnh 5.

nếu mọi người nhìn mọi việc bằng tâm thế "2 buồn – 8 vui" và kiểm soát được cảm xúc của mình thì họ sẽ giảm được rất nhiều phiền muộn và trở nên hạnh phúc hơn.

Không thể không kể đến ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khỏe con người, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe còn nhiều hơn cả lối sống. Chắc hẳn ai cũng đã từng cảm nhận như vậy, khi cảm thấy cơ thể không được khỏe hoặc khi cơ thể bị ốm thì những thay đổi về cảm xúc sẽ rõ ràng hơn, và mọi người sẽ dễ cáu kỉnh, lo lắng hơn.

Ngược lại, khi tâm trạng không tốt sẽ khiến cơ thể kiệt sức, trường hợp nặng có thể xuất hiện cảm giác khó chịu như kém ăn, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh... Đây là tác động của cảm xúc đến sức khỏe. Do đó, nếu mọi người nhìn mọi việc bằng tâm thế "2 buồn – 8 vui" và kiểm soát được cảm xúc của mình thì họ sẽ giảm được rất nhiều phiền muộn và trở nên hạnh phúc hơn.

Mọi thứ trong thế giới con người dường như đều có những điểm khác biệt riêng, nhưng chúng cũng có những quy luật nội tại của riêng mình, và con người cũng vậy. Chỉ khi hiểu được quy luật của cuộc sống, con người mới có thể ứng phó với thiên nhiên và có được tuổi thọ khỏe mạnh. "Quy tắc vàng 2-8 về sức khỏe" dường như rất đơn giản nhưng lại khó có thể đạt được nếu không lưu tâm. Sau tuổi trung niên, nếu con người duy trì được điều luật này thì tuổi thọ sẽ nằm trong bàn tay bạn.  

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Minh Hà / Theo Trí thức trẻ

FACEBOOK:

https://www.facebook.com/100003760989015/posts/2462935527175123/

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/01/13/sau-50-tuoi-nghiem-tuc-tuan-thu-dinh-luat-2-8-benh-tat-khong-dam-quay-pha-nhieu-nguoi-tiec-hui-hui-vi-khong-biet-som-hon/

Còn Chút Gì Để Nhớ...

Xin FWD to  quý vị cùng thân hữu...!
Cảm ơn nguyên ca sỹ Mingo Hoàng Trong Minh
Trân trọng!
Lienbinhdinh Lien 

VÒNG NGUYỆT QUẾ CHO PHỐ NÚI CAO...      
(LỜI NGƯỜI ĐĂNG: CÓ RẤT NHIỀU CA SĨ TRÌNH DIỄN BÀI NÀY XIN LẤY 1 TRONG SỐ ĐÓ ĐỂ DIỄN ĐẠT... 

Còn Chút Gì Để Nhớ - Khánh Ly.

                                       
Trương Đình Huấn

Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận :
"phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
 phố xá không xa nên phố tình thân
 đi dăm phút đã về chốn cũ
 một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
 em Pleiku má đỏ môi hồng
 ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
 nên mắt em ướt và tóc em ướt
 da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên"
Vũ Hữu Định đã tiết lộ với bạn bè là “em” trong bài thơ này chỉ là nhân vật mà anh đã… nhặt được trong tưởng tượng trong giây phút linh hiển nhất của mình là khi làm thơ.
Khi Phạm Duy “chắp cánh” cho bài thơ bằng một bài hát bất tử, cả nhà thơ và nhạc sĩ đã đội vòng nguyệt quế cho Pleiku, một miền cao nguyên trung phần quanh năm sương phủ núi đồi, một vùng thủ phủ của quân khu 2 nên lính đóng quân nhiều hơn thường dân ở. Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: "May mà có em đời còn dễ thương."
Bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Hữu Định, nhắc đến tác giả là người ta nhớ Còn Chút Gì Để Nhớ và ngược lại. Thi sĩ Kim Tuấn là lính đóng quân gắn bó nhiều năm ở Pleiku, từng làm nhiều bài thơ cho phố núi sương mù này đã thốt lên về Vũ Hữu Định : “Mình từng ăn dầm ở dề ở đây mà chẳng làm được tích sự gì, vậy mà bỗng dưng một gã giang hồ từ đâu đó ghé chơi đã làm bài thơ nổi đình nổi đám cho Pleiku!”
Như vậy mới biết là một địa danh nào đó để cho nhiều người biết đến phải nhờ đến âm nhạc và thi ca. Những cung bậc tài hoa của nghệ thuật đã gây cảm xúc và lưu lại “chút gì để nhớ” để thôi thúc độc giả một ngày nào đó sẽ làm du khách được ghé thăm.
Pleiku thập niên 1960

Bài thơ được đăng trong báo Khởi Hành năm 1970, được lọt vào mắt của Phạm Duy, và nhạc sĩ đã tìm lên đến Pleiku để gặp Vũ Hữu Định, người lính đào ngũ hai năm rồi bị bắt đày lên cao nguyên để phục dịch chiến trường.

Trong một buổi chiều họp mặt nhiều văn nghệ sĩ của Pleiku, trong đó có tác giả của “Còn Chút Gì Để Nhớ” – Vũ Hữu Định. Anh mặc cái áo màu xám khắc sau lưng bốn chữ LCĐB (Lao công đào binh). Trong giới văn nghệ, người ta quí trọng tài năng của nhau chứ không phân biệt người đương thời quan cách và kẻ làm tội nhân.
Phạm Duy đã rút giấy bút ra từ túi áo và kẻ rất nhanh những dòng nhạc, rồi hát thử cho mọi người nghe bài Còn Chút Gì Để Nhớ và sau đó bài hát đã nổi tiếng ngay sau khi phát hành.

Thi sĩ Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung (1942- 1981) sinh tại Thừa Thiên. Đã từng sống nhiều nơi ở Cao nguyên và Đà Nẵng, anh sống nghèo túng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình, có tật mê rượu và thường giang hồ lang bạt đi đây đi đó.
Anh đã có nhiều thơ đang rải rác ở các báo với nhiều bút hiệu khác nhau và cuối cùng tên Vũ Hữu Định mới được nhiều người biết đến sau khi bản nhạc Còn Chút Gì Để Nhớ ra đời.

          “Giang hồ đâu cần ai phong ấn”

Chỉ trong chuỗi ngày giang hồ của mình, Vũ Hữu Định để lại cho đời một bài thơ làm nhiều người biết và để ý đến phố núi Pleiku. Tác phẩm đôi khi do ghi lại tình tiết của đời tư của nghệ sĩ, và nghệ phẩm không phải xuất xứ từ salon, từ chăn êm nệm ấm, mà từ nỗi đày ải nhân gian mà tác giả đã trải qua.
Một địa danh vốn ở ngoài đời đã đẹp, khi đi vào thi ca và âm nhạc sẽ trở thành nên thơ hơn, làm du khách muốn đến thăm hơn. Như bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử và bài nhạc Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên.
Tôi đã có một đôi lần ghé lại Pleiku, từ con dốc cao đổ vào trung tâm, đã thấy “quanh năm mùa đông” ở trên từng màn sương ướt màu thông xứ sở cao nguyên. Không thể không nhớ đến một gã giang hồ làm thơ Vũ Hữu Định tài hoa bạc mệnh đã từ giã cuộc chơi trần thế vào năm 39 tuổi.
Tôi đi trong hoài tưởng về một Pleiku ngày ấy đã được Vũ Hữu Định khoác lên cho chiếc áo thi ca, đi loanh quanh hết mấy con đường không còn mù bụi đỏ như xưa để có đúng là “đi dăm phút đã về chốn cũ” không?

“Xin cảm ơn một mái tóc mềm” nào đó của Vũ Hữu Định đã cho chúng ta những hình dung về một phố núi cao nguyên Pleiku ngoài đời và một miền sương mù bất tận trong thơ. Một mái tóc mềm dẫu không có thật ở ngoài đời cũng kệ, cũng đủ làm cho May Mà Có Em Đời Còn Dễ Thương.
Sinh thời Vũ Hữu Định không có thi phẩm nào được xuất bản. Phải tới năm 1996, thi phẩm Còn Một Chút Gì Để Nhớ của anh, gồm 45 bài, mới được ấn hành, do sự đóng góp (công và của) của bằng hữu, nhất là của Trần Từ Duy.

Một đêm thơ Vũ Hữu Định được tổ chức tại Phú Nhuận để ra mắt thi phẩm, qui tụ rất đông bạn hữu và người hâm mộ, và nhờ đó, bà Kim Vân, vợ nhà thơ, đã tu sửa được cho chồng một nấm mồ khang trang tại nghĩa địa Gò Cà, Đà Nẵng. Bà là nhân vật trong bài thơ Cảm Ân Người Vợ Khổ của Vũ Hữu Định: 
"Lần nào em sinh nở
Anh cũng trên đường xa
Lần này em sinh nở
Anh cũng không có nhà."

Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh tại Thừa Thiên, 1942, mất 16 tháng 1 Tân Dậu (1981) bên bờ Sông Hàn, Đà Nẵng.


Còn Chút Gì Để Nhớ - Khánh Ly.

*****


Hơn 99% Người BỊ ĐỘT QUỴ Đều Có 2 Dấu Hiệu Này | Nên Biết Trước Để Ngăn ...


Dấu hiệu trước khi bị đột quỵ, không được bỏ qua! | VTC Now

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

Phát sợ thói nói một đàng, làm một nẻo của người Việt...

Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện…

Đàn ông Việt có tính thích đọc sách báo rồi ra đường bàn bạc, nên trên phương diện ý thức công dân có lẽ trên thế giới ít có dân tộc nào hiểu biết rộng hơn. Nhưng lạ một điều là cái kiến thức đó lại không được dùng để xây dựng cho cá nhân hay xã hội cho nên chúng ta mới thua kém các sắc dân khác.

Không nói đâu xa chỉ cần bước vào một tiệm nhậu hay quá cà phê vốn đầy rẫy trên mọi nẻo đường đất nước là người ta có thể nghe đủ mọi câu chuyện từ Tây sang Tàu đến Việt Nam: áp phe, mánh lới làm ăn, lạm phát, tham nhũng, đại học Úc-Mỹ, tranh chấp Biển Đông, cách mạng Ai Cập, khủng hoảng kinh tế toàn cầu v.v…Nhờ đọc nhiều báo mạng, báo giấy lại thích xem tivi, nghe radio nên nhiều người biết rất rỏ tình hình thời sự.

Chẳng hạn khi bàn về môi trường ai cũng hiểu nhiệt độ trái đất nóng khiến tan băng làm nước biển mặn dâng cao tràn vào ruộng lúa – nhưng rồi sau đó thì quăng rác ngay xuống lề đường như xem chuyện bảo vệ môi trường là do ai đó lo chứ không phải chuyện của mình.

Hay nói về xã hội văn minh thì nhiều người sau khi so sánh cách sống của Mỹ – Tây rồi bước ra đường cứ mặc tình chen lấn.

Hoặc trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện.

Các phường xóm treo biển đề cao Nếp Sống Văn Hoá ngay bên cạnh những quán ăn nhậu ồn ào, rồi đến tối xì ke ma tuý. Sơn chữ Cấm Đái Bậy thì đêm khuya ăn nhậu sương sướng rồi cứ tiện đâu thì xì đó.

Người Việt lại hay châm biếm các dân tộc khác: xem thường người Tàu cho dù Trung Quốc đang chiếm lĩnh kinh tế và lấn chiếm biển Đông; cười dân Mỹ vì bên đó đi làm cực quá chớ không biết hưởng như ở Việt Nam.

Còn tại hải ngoại, câu nói đầu tiên suốt 30 năm là ra nước ngoài rồi phải đoàn kết lại lo cho cộng đồng và đất nước; ngay sau đó quay lại đả kích lẩn nhau.

Cái khó là người Việt nào cũng tài giỏi về lý luận, thích tranh luận nhưng thường là nói thì hay mà làm thì dở, thậm chí không chịu làm. Vậy nên từ xưa cha ông ta đã có câu: nói một đàng làm một nẻo!

Cái tật này nếu là ở một người dân bình thường đã là không hay ho gì, nếu là một người có vị trí cao trong xã hội thì nguy hại vô cùng. Công việc không thành là do cái tật này. Và mất lòng tin lẫn nhau cũng từ đó mà ra.

Khắc phục cái tập tính không hay ho gì này quả là việc không đơn giản tý nào, phải rèn từ nhỏ thì may ra mới bỏ được.

Theo TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN

 Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:

https://anle20.wordpress.com/2022/02/14/phat-so-thoi-noi-mot-dang-lam-mot-neo-cua-nguoi-viet-3/

Vài chuyện hài hước về việc “đừng tự cho mình là quá quan trọng”....

    Trên thế giới này, sinh mênh nào cũng đều rất quan trọng, do đó cần phải biết cách trân quý người khác. Còn những ai tự cho mình là người quá quan trọng thì thường hay phải chuốc lấy sự xấu hổ. Dưới đây là một vài câu chuyện ngụ ngôn hài hước (chưa hẳn đã có thật) về những bài học như thế.

Lúc cần cúi xuống thì nên cúi
Benjamin Franklin được xưng là một trong những vị Cha lập quốc của Hoa Kỳ. Có một câu chuyện kể về ông như thế này:

Một lần, Benjamin Franklin đến thăm một vị tiền bối đáng kính. Lúc ấy ông tuổi trẻ, khí thế mạnh mẽ nên cứ ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh.

Vài chuyện hài hước về việc

(Tranh: Họa sĩ David Martin, Wikipedia, Public Domain)
Không ngờ vừa bước đến cửa thì đầu của ông bị đập mạnh vào cái khung bên trên. Đau điếng cả người, ông không ngừng dùng tay mà xoa xoa, lại vừa nhìn cái khung cửa thấp hơn thân thể mình.

Vị tiền bối chứng kiến cảnh này liền nói: “Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của chuyến thăm ta ngày hôm nay của cậu đấy! Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu.”

Đừng quá tự coi trọng mình
George Bernard Shaw là nhà soạn kịch người Anh gốc Ireland, đạt giải Nobel Văn học năm 1925. Trong cuộc đời ông có một câu chuyện như thế này.

Vài chuyện hài hước về việc

(Ảnh: Alvin Langdon Coburn, Wikipedia, Public Domain)

Một ngày nọ khi George Bernard Shaw nhàn rỗi, không có việc gì để làm, ông đã chơi đùa cùng một bé gái nhỏ tuổi. Lúc mặt trời đã lặn, George nói với bé gái: “Cháu hãy về nhà và nói với mẹ cháu rằng, con và ông George Bernard Shaw đã chơi cùng nhau một buổi chiều!”

Không ngờ, bé gái lập tức nói: “Ông cũng về nhà và bảo với mẹ ông là Mary đã chơi đùa cùng ông một buổi chiều nhé!”

Về sau này, nhà soạn kịch thường nói với người khác rằng: “Nhất định không được quá tự xem trọng mình!”

Đôi khi cần phải lùi một bước
Tô Đông Pha là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Tống. Lúc còn trẻ, ông là một người rất kiêu căng ngạo mạn. Một hôm, ông đang đi trên con đường nhỏ ở cánh đồng thì gặp một cô gái đi ngược chiều.

Cô gái đang gánh một gánh bùn nhưng Tô Đông Pha nhất định không nhường đường. Hai người không ai chịu nhường đường cho ai. Cuối cùng cô gái đưa ra một điều kiện rằng, nếu Tô Đông Pha đối được câu của cô thì cô sẽ nhường đường. Tô Đông Pha cao hứng đồng ý.

Vài chuyện hài hước về việc

Tô Đông Pha là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nằm trong Bát đại gia Đường Tống. (Tranh: Họa sĩ Triệu Mạnh Phủ, Wikipedia, Public Domain)
Cô gái bèn nói: “Nhất đam trọng nê đáng tử lộ” (Một gánh bùn nặng ngăn cản đường).

Tô Đông Pha nghe xong, đột nhiên cảm thấy xấu hổ, nhất thời không đối lại được. Những người nông dân đang cấy lúa dưới ruộng thấy vậy thì cười lớn. Dưới tình thế cấp bách, Tô Đông Pha cũng đưa ra vế đối: “Lưỡng bàng phu tử tiếu nhan hồi” (Hai bên phu tử cười đáp trả).

Cuối cùng, Tô Đông Pha chịu cởi giày, cởi tất, lội xuống ruộng nhường đường cho cô gái.

Trên thực tế, sự sang quý hay hèn hạ, trọng hay khinh của một người không được quyết định ở tiêu chuẩn mà người ấy tự đặt ra. Bình tĩnh, khiêm tốn, không khoa trương, không cho mình là quan trọng thì mới có thể trở thành người quan trọng trong mắt mọi người.

Không tự cho mình là người quá quan trọng kỳ thực là một loại tu dưỡng, một loại phong độ, một loại cảnh giới cao thượng, một thái độ xử thế lạc quan, một sự trưởng thành về tâm tính.

Người có thể dùng tâm thái “không quá xem trọng mình” để đối đãi với người khác sẽ khiến bản thân mạnh mẽ hơn, phong độ hơn. Cuộc sống của người ấy cũng trở nên dễ dàng hơn, kiên định hơn. Nếu như trong xã hội, ai ai cũng dùng loại tâm này để xử thế thì sẽ khiến cho xã hội hài hòa hơn rất nhiều.

Theo Vision Times tiếng Trung / An Hòa biên tập / Trí thức VN

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/02/14/vai-chuyen-hai-huoc-ve-viec-dung-tu-cho-minh-la-qua-quan-trong-2/



Miền quê đưa khách ‘du hành’ về quá khứ...

CẦN THƠ - Nơi này như một miền quê thu nhỏ, với mái nhà tranh, đồ vật xưa cũ hàng chục năm về trước.

Cần Thơ nổi tiếng với các điểm du lịch sinh thái miệt vườn đậm chất Nam Bộ. Muốn có không gian trải nghiệm nét xưa miền Tây, bạn có thể ghé khu sinh thái ẩm thực Quê mình, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Nơi này có diện tích khoảng 7.000 m2 gồm không gian cây xanh, ao hồ, nhà vườn trưng bày các món đồ xưa cũ cách đây hàng chục năm.

Trong khu sinh thái có nhiều công trình tái hiện nét xưa Nam Bộ. Ngôi nhà ba gian theo kiến trúc truyền thống, bộ bàn ghế gỗ, bức tranh kiếng, đèn măng-xông, tủ thờ, lư hương đồng... được gìn giữ cẩn thận, mang nét trang nghiêm, hoài cổ.

Một góc trưng bày tivi, quạt gió, bình thủy, đồ gốm... Tại đây cũng có những bộ sưu tập hiện vật thú vị, như hơn 100 máy cát-sét, thu băng vẫn còn sử dụng được.

Ấn tượng nhất là bộ sưu tập máy Kohler 4 với hơn 100 chiếc. Cách đây khoảng 50 năm, chiếc máy là tài sản lớn của nhiều người miền Nam khi còn di chuyển chủ yếu bằng ghe, xuồng trên sông. Hiện còn rất ít người sử dụng chiếc máy này. Máy được xếp thành hàng dài ở khu sinh thái, đi đâu du khách cũng có thể bắt gặp.

Dụng cụ để đong lúa gạo ở Nam Bộ thời xưa. Thùng có hình trụ được gọi là cái táo, còn gọi là thùng quan. Một táo bằng 20 lít.

Bộ đèn dầu đủ sắc màu, kích thước được cất kỹ lưỡng trong tủ kính.

Một góc nhỏ hàng quán quen thuộc với trẻ em Nam Bộ bán nước giải khát, đồ chơi, bánh kẹo.

Nơi này cũng không gian sang trọng như phòng Hội đồng được trang trí bằng những hiện vật quý hiếm. Khu sinh thái mở cửa từ 8h đến 22h hàng ngày, ngoài thưởng cảnh, khách có thể dùng bữa với các món ăn đặc trưng Nam Bộ.

Huỳnh Nhi / Vietnam Express 

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt: