Giống như con người cần ăn để sống, tế bào ung thư cũng cần ăn đường để sinh tồn. Tế bào ung thư thèm khát đường như đại hạn chờ mưa. Vậy làm thế nào để “bỏ đói” tế bào ung thư đến chết một cách hiệu quả?
Sự phát triển bình thường của tế bào phụ thuộc vào oxy. Nhưng các tế bào ung thư thì khác, chúng phát triển bằng cách hấp thụ một lượng lớn đường (glucose), ngay cả khi đang trong một môi trường đầy đủ oxy. Hiện tượng này xảy ra ở 80% các bệnh ung thư.
Cách các tế bào ung thư sử dụng đường thay thế làm năng lượng được gọi là quá trình chuyển hóa glycolytic hay Hiệu ứng Warburg.
Trong một bài báo được đăng trên tạp chí BMC Biology năm 2014, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng nhiều tế bào ung thư đặc biệt chọn đường (glucose) làm thức ăn và chúng tiêu thụ glucose nhanh hơn các mô bình thường từ 50 đến 100 lần.
Các tế bào ung thư điên cuồng hấp thụ đường, tiêu thụ nó một cách nhanh chóng, để phát triển, sinh sôi và lây lan nhanh chóng.
Đường có thể tạo ra carbohydrate, protein và chất béo, những chất này đối với tế bào giống như gạch, xi măng và vật liệu cách nhiệt để xây nhà. Ngoài ra, đường còn tạo ra DNA và RNA cho tế bào như bản thiết kế di truyền của chúng.
Ông Otto Warburg, nhà sinh lý học nổi tiếng người Đức, đã phát hiện ra rằng các tế bào ung thư nghiện đường. (Nguồn: Wellcome Collection/ Commons wikimedia)
Lấy cảm hứng từ Hiệu ứng Warburg, các nhà khoa học đã tiến thêm một bước nữa phát triển thêm một phương pháp mới để chẩn đoán ung thư – Chụp cắt lớp phát xạ positron (chụp PET).
Nguyên tắc của nó là tiêm một chất phóng xạ (thường là fluorodeoxyglucose, còn được gọi là glucose phóng xạ) vào người bệnh, đợi khoảng 1 giờ, glucose phóng xạ sẽ đi vào hệ thống trao đổi chất của cơ thể, sau đó sẽ tiến hành quét hình và hiển thị hình ảnh. Khi lượng glucose phóng xạ này tập trung ở một bộ phận nào của cơ thể, hình ảnh của bộ phận đó sẽ sáng lên.
Ví dụ, một bệnh nhân được xét nghiệm kiểm tra ung thư tuyến tụy. Khi chụp PET, nếu tuyến tụy bình thường thì không phát sáng, nhưng khi một bộ phận của tuyến tụy của bệnh nhân sáng lên, thì ở đó có thể có ung thư.
Vì các tế bào ung thư thích chuyển hóa glycolytic làm nguồn năng lượng làm nguồn năng lượng cho mình, nên việc ăn một lượng lớn đường có thể khiến ung thư phát triển và lây lan nhanh hơn. Đây chính là lý do tại sao có nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, gan và tuyến tụy.
Ngày càng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng đường ăn vào có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã theo dõi 3.184 người Mỹ trong độ tuổi từ 26 đến 84 từ năm 1991 đến năm 2013 và phát hiện ra rằng uống nhiều nước hoa quả hơn có liên quan đến việc tăng 58% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đồ uống có đường càng cao thì càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến béo phì lên 59% ở những đối tượng bị béo phì quá mức.
Một nghiên cứu thuần tập dịch tễ học trên 60.000 phụ nữ ở Thụy Điển cho thấy rằng những người có chế độ ăn uống thực phẩm có chỉ số đường huyết (glycemic) cao và lượng carbohydrate hấp thụ có nhiều khả năng bị ung thư vú. Ngoài ra, những phụ nữ trong nhóm dân số này ăn nhiều đường nhất (hơn 35 gam đường mía (đường sucrose) mỗi ngày, cùng với dùng bánh mì ngọt và bánh quy hơn 3 lần/tuần) có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng lên đáng kể.
Một số nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã cùng nhau thực hiện một cuộc đánh giá có hệ thống đối với 37 nghiên cứu về đường và nguy cơ ung thư được công bố trên các tạp chí có thẩm quyền từ năm 1990 đến năm 2017, phát hiện ra rằng ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách thúc đẩy làm mất cân bằng giữa insulin – đường (glucose), stress oxy hóa, viêm, béo phì và gia tăng nguy cơ ung thư. Trong số đó, 2 nghiên cứu về gia tăng lượng đường bổ sung cho thấy rằng ăn nhiều đường sẽ làm tăng 60% đến 95% nguy cơ ung thư. 8 trong số 15 nghiên cứu về thực phẩm và đồ uống có đường cho thấy rằng, việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường hơn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư từ 23% đến 200%.
Không chỉ vậy, nếu ăn quá nhiều đường có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Dinh dưỡng lâm sàng” (Clinical nutrition), các nhà nghiên cứu đã theo dõi 7.447 người được kiểm tra liên tục trong nhiều năm, để xem xét mối liên hệ giữa lượng đường của họ với tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tỷ lệ tử vong do ung thư và tỷ lệ tử vong nói chung. Kết quả phát hiện ra rằng cứ tăng 5g đường lỏng mỗi ngày, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng 8%. Ngoài ra, việc tiêu thụ đường đơn trong đồ uống và nước trái cây có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư nói chung và tử vong do mọi nguyên nhân khác.
Ngày càng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng đường ăn vào có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh: Shutterstock)
Thật không may, đây không phải là đáp án chính xác.
Vì cơ thể con người chúng ta vô cùng tinh mỹ và phức tạp. Nếu bạn chỉ đơn giản cắt bỏ đường và chất đường (carbohydrate) thì cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển sang các chất khác để duy trì sự trao đổi chất và tồn tại. Những tế bào ung thư tinh ranh và quái ác lại càng như vậy. Hơn nữa, những người đang tiếp nhận các phương pháp điều trị ung thư nhất định cần dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả chất đường (carbohydrate), để giúp cơ thể từng bước phục hồi lại.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể bỏ đói tế bào ung thư thông qua các phương pháp điều trị đặc biệt để hấp thu đường và năng lượng.
Tiến sĩ Sophia Lunt, phó giáo sư hóa sinh và sinh học phân tử tại Đại học tại tiểu Bang Michigan, trong một buổi nói chuyện tại TEDx Talk, đã giới thiệu với công chúng một hướng mới có kỳ vọng trong liệu pháp điều trị ung thư, đó là dùng tác động đến sự trao đổi chất của tế bào ung thư.
Tiến sĩ Sophia Lunt đã thử thông qua việc ngăn chặn nhiều loại gen liên quan đến quá trình chuyển hóa của tế bào ung thư, đồng thời cắt đứt nhiều con đường hỗ trợ cho sự phát triển và trao đổi chất của chúng, để khiến chúng ngừng phát triển. Điều đáng mừng là trong quá trình này các tế bào bình thường vẫn tiếp tục phát triển.
Nhưng quá trình này vô cùng phức tạp. Tiến sĩ Sophia Lunt giới thiệu cho khán giả một biểu đồ giống như mê cung về cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư. Cô cho biết biểu đồ này đã được đơn giản hóa.
Tiến sĩ Sophia Lunt cho rằng, trước tiên cần xác định các con đường chuyển hóa chính của tế bào ung thư, sau đó tìm ra vai trò cụ thể của từng con đường chuyển hóa, cuối cùng là hình thành phương pháp điều trị cá nhân hóa theo gen, chế độ ăn uống và môi trường sống của từng bệnh nhân cụ thể.
Có thể nói, kiểm soát quá trình chuyển hóa của tế bào ung thư là một hướng điều trị ung thư mới được mong đợi trong tương lai.
Tiến sĩ Sophia Lunt nói trong bài phát biểu của mình rằng có nhiều loại ung thư nhưng chúng đều có một điểm chung, đó chính là chúng cần ăn. Phương pháp điều trị mà cô đưa ra chính là bỏ đói tế bào ung thư.
Cơ thể cần chất đường (carbohydrate), nhưng một chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate có thể gây nguy hiểm cho cả người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư.
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bạn có thể sử dụng “phương pháp đĩa thức ăn” để kiểm soát tỷ lệ carbohydrate trong mỗi bữa ăn.
Phương pháp đĩa thức ăn: Sử dụng một bàn thức ăn để đại diện cho một bữa ăn điển hình, giữ lượng carbohydrate ở mức 1/4 đĩa, protein là 1/4 và rau (cố gắng chọn chỉ số đường huyết thấp) là 1/2. Ở giữa đĩa có thể là một số thực phẩm giàu chất béo chất lượng cao, chẳng hạn như quả bơ.
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bạn có thể sử dụng “phương pháp đĩa thức ăn” để kiểm soát tỷ lệ chất đường (carbohydrate) trong mỗi bữa ăn. (Ảnh: The Epoch Times)
2. Chọn chất đường (carbohydrate) phức hợp
Ccarbohydrate phức hợp gồm chất xơ và tinh bột trong chế độ ăn mà cơ thể không dễ tiêu hóa một cách nhanh chóng, chẳng hạn như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, khoai môn và khoai lang. Chúng được chuyển hóa dần dần thành đường trong cơ thể, đồng thời chúng cũng vô cùng phong phú và đa dạng về chất dinh dưỡng.
Mặt khác, carbohydrate tinh chế có tỷ lệ chất xơ, vitamin, khoáng chất và protein giảm do quá trình xử lý sâu. Khi ăn vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng bị phân hủy thành một lượng lớn đường glucose. Carbohydrate tinh chế điển hình bao gồm mì ống tinh chế, bánh mì trắng, các loại mì chế biến và các loại bánh nướng như bánh ngọt và bánh quy.
Chất đường (carbohydrate) phức hợp là chất xơ và tinh bột không dễ được cơ thể tiêu hóa nhanh chóng. (Ảnh: Tatjana Baibakova/ Shutterstock)
- Nên ăn ít carbohydrate tinh chế hơnBạn có thể thay thế một nửa lượng gạo trắng bằng gạo lứt hoặc gạo nhiều hạt, thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nguyên cám, hoặc thỉnh thoảng ăn ngô hấp, khoai lang, bí ngô, khoai môn và các loại thực phẩm chủ yếu khác. Hạn chế ăn đường, đặc biệt là đường tinh luyện
- Tốt hơn là nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp thay vì uống nước trái cây. Ngoài ra, cũng cần tránh thức ăn có nhiều đường. Nếu bạn muốn thêm đường vào thức ăn của mình, bạn có thể thay thế đường trắng bằng các chất thay thế đường tự nhiên như đường cỏ ngọt hoặc đường của quả la hán… Nhưng đừng sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường, vì chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt trong đường ruột và gây hại cho sức khỏe của bạn.
Trong nấu ăn, nên sử dụng các loại thảo mộc và hương liệu làm giảm lượng đường trong máu, chẳng hạn như lá cỏ ca ri, hành tây, tỏi, hẹ, tỏi tây, quế, lá nguyệt quế và đinh hương.
Thanh Phong/ Theo Epoch Times / Trí thứ VN
https://anle20.wordpress.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét