Nữ hoàng Elizabeth II không chỉ là người trị vì lâu nhất ở Anh, mà còn giữ kỷ lục là nguyên thủ quốc gia cao tuổi nhất trên thế giới.
Nữ hoàng Elizabeth II lên nắm quyền năm 1952, sau khi vua cha George VI qua đời. Tới nay, bà đã trị trì Vương quốc Anh trong 70 năm và gần 4 tháng, lâu hơn bất kỳ vị quân chủ nào khác trong lịch sử nước này.
Kỷ lục trước đó thuộc về Nữ hoàng Victoria, người đã trị vì trong 63 năm, 7 tháng và hai ngày trước khi qua đời năm 1901, hưởng thọ 81 tuổi.
Ở tuổi 96, Nữ hoàng Elizabeth II còn là vị quân chủ và nguyên thủ quốc gia cao tuổi nhất thế giới.
Trên thế giới chỉ có hai vị vua có thời gian trị vì lâu hơn bà. Vua Louis XIV của Pháp nắm quyền trong 72 năm, còn Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan trị vì trong 70 năm 4 tháng, trước khi ông qua đời vào tháng 10/2016.
Nữ hoàng Eliazbeth II còn giữ một kỷ lục khác về đi lại trên toàn cầu. Bà đã tới hơn 100 quốc gia trên thế giới kể từ năm 1952, cũng như thực hiện hơn 150 chuyến thăm đến các nước trong Khối Thịnh vượng chung.
Canada là điểm đến nhiều nhất trong sự nghiệp của Nữ hoàng, với 22 lần. Tại châu Âu, Pháp là quốc gia bà tới thăm nhiều nhất với 13 lần, đồng thời Nữ hoàng cũng thông thạo tiếng Pháp. Telegraph ước tính tổng chiều dài các chuyến đi của Nữ hoàng tương đương 42 lần vòng quanh thế giới.
Chuyến công du nước ngoài dài nhất của bà kéo dài 168 ngày từ tháng 11/1953 tới tháng 5/1954, tới tổng cộng 13 quốc gia. Đến tháng 11/2015, ở tuổi 89, bà mới dừng các chuyến công du nước ngoài.
Bà cũng được coi là một trong những người bận rộn nhất thế giới. Khi còn là công chúa 21 tuổi, bà đã cam kết cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp phục vụ Khối Thịnh vượng chung. Trên cương vị Nữ hoàng, bà đã thực hiện khoảng 21.000 cuộc gặp, thông qua 4.000 bộ luật và tiếp đón 112 chuyến thăm cấp nhà nước của các nguyên thủ nước ngoài.
Trong số những người bà từng tiếp đón có hoàng đế Haile Selassie của Ethiopia năm 1954, Nhật hoàng Hirohito năm 1971, tổng thống Ba Lan Lech Walesa năm 1991 và tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2011.
Cung điện Buckingham của bà đã tổ chức hơn 180 bữa tiệc, đón tiếp hơn 1,5 triệu người tham dự.
Trong lĩnh vực chính trị, bà cũng là người chứng kiến nhiều thay đổi nhất của chính phủ Anh, với 14 thủ tướng phục vụ dưới thời của bà. Người đầu tiên là thủ tướng Winston Churchill (từ năm 1952 đến 1955) và người gần đây nhất là Thủ tướng Boris Johnson, kể từ năm 2019.
Nữ hoàng cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp riêng với thủ tướng Anh tại Điện Buckingham hàng tuần.
Nữ hoàng Elizabeth II đã gặp 13 trong 14 tổng thống Mỹ gần đây nhất, ngoại trừ Lyndon B. Johnson. Lãnh đạo Nhà Trắng gần đây nhất mà bà tiếp đón là Tổng thống Joe Biden, người tới thăm năm 2021.
Cuộc hôn nhân của bà kéo dài 73 năm, một kỷ lục đối với người đứng đầu hoàng gia Anh. Chồng bà là Hoàng thân Philip, người qua đời vào tháng 4 năm ngoái ở tuổi 99.
Năm 1996, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người đầu tiên trong hoàng gia Anh tới thăm Trung Quốc. Bà cũng là người đầu tiên phát biểu tại Hạ viện Mỹ ở Washington.
Vương quốc Anh đang tổ chức Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm .... vì của bà, với các màn diễu hành hoành tráng và những bữa tiệc trên đường phố. Đây nhiều khả năng là Đại lễ Bạch kim đầu tiên và duy nhất của Anh, cũng có thể là lễ kỷ niệm lớn cuối cùng trong triều đại của Nữ hoàng.
Theo VN Express
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/
......................................
https://khoahoc.tv/tu-a-den-z-nhung-dieu-can-biet-ve-dai-le-bach-kim-cua-nu-hoang-anh-120613
Từ A đến Z những điều cần biết về Đại lễ Bạch Kim của Nữ hoàng Anh
Sự thật về Đại lễ Bạch Kim của nữ hoàng Anh
- Đại lễ Bạch Kim diễn ra khi nào?
- Đại lễ Bạch Kim gồm những sự kiện gì?
- Các sự kiện sau lễ hội chính
- Đại lễ Bạch Kim của Nữ hoàng Anh có phải là độc nhất trong lịch sử?
Nữ hoàng lên ngôi vào tuổi 26, ngay sau khi vua cha George VI băng hà vào ngày 6/2/1952. Suốt 7 thập kỷ trôi qua, Nữ hoàng đã trở thành một biểu tượng của nước Anh và được người dân Anh hết mực kính yêu.
Nữ hoàng Anh tại sự kiện đầu tiên mừng Đại lễ hôm 15/5
Vào ngày 9/5 vừa rồi, Nữ hoàng cũng đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi trở thành vị quân chủ tại vị lâu thứ 3 trong lịch sử, vượt qua Vương công Johann II của Liechtenstein.
Để kỷ niệm cột mốc trọng đại chưa từng có tiền lệ này, các sự kiện và lễ hội sẽ được tổ chức xuyên suốt năm 2022, mà quan trọng nhất là dịp lễ từ ngày 2/6 đến 5/6 tới đây. Danh sách người tham dự có cả Hoàng tử Harry và công nương Meghan Markle, cùng con trai Archie và con gái Lilibet.
Tuy vậy, cung điện thông báo rằng vị trí trên ban công Buckingham vào buổi lễ Trooping the Colour truyền thống vào ngày 2/6 sẽ chỉ dành cho những thành viên đang phục vụ Hoàng gia.
Đại lễ Bạch Kim diễn ra khi nào?
Mặc dù lễ kỷ niệm đã được tổ chức vào ngày 6/2 vừa qua, phần hội và các sự kiện chính sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Cụ thể, sự kiện chính diễn ra trong 4 ngày 2/6 đến 5/6, được tổ chức cùng kỳ nghỉ Ngân hàng (Bank holiday) của Anh.
Lễ hội bao gồm các sự kiện công chúng, nhiều hoạt động cộng đồng, và các buổi kỷ niệm, vinh danh 70 năm trị vì của Nữ hoàng.
Một điều đặc biệt là ngày đầu tiên diễn ra lễ hội - 2/6 - cũng là ngày đăng quang chính thức của Nữ hoàng vào 69 năm trước, 2/6/1953.
Đại lễ Bạch Kim gồm những sự kiện gì?
Ngày 2/6: Lễ diễu hành của Quân đội Hoàng gia và thắp đèn hiệu
Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện là buổi diễu hành mừng sinh nhật Nữ hoàng, hay còn gọi là Lễ Diễu hành của Quân đội Hoàng gia (Trooping the Colour). Buổi diễu hành sẽ có sự tham gia của 1.400 binh sĩ, 200 con ngựa và 400 nhạc công, xuất phát từ điện Buckingham, đi dọc đại lộ The Mall đến tổng hành dinh Horse Guards của Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh.
Đại lễ Bạch Kim diễn ra khi nào?
Mặc dù lễ kỷ niệm đã được tổ chức vào ngày 6/2 vừa qua, phần hội và các sự kiện chính sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Cụ thể, sự kiện chính diễn ra trong 4 ngày 2/6 đến 5/6, được tổ chức cùng kỳ nghỉ Ngân hàng (Bank holiday) của Anh.
Lễ hội bao gồm các sự kiện công chúng, nhiều hoạt động cộng đồng, và các buổi kỷ niệm, vinh danh 70 năm trị vì của Nữ hoàng.
Một điều đặc biệt là ngày đầu tiên diễn ra lễ hội - 2/6 - cũng là ngày đăng quang chính thức của Nữ hoàng vào 69 năm trước, 2/6/1953.
Đại lễ Bạch Kim gồm những sự kiện gì?
Ngày 2/6: Lễ diễu hành của Quân đội Hoàng gia và thắp đèn hiệu
Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện là buổi diễu hành mừng sinh nhật Nữ hoàng, hay còn gọi là Lễ Diễu hành của Quân đội Hoàng gia (Trooping the Colour). Buổi diễu hành sẽ có sự tham gia của 1.400 binh sĩ, 200 con ngựa và 400 nhạc công, xuất phát từ điện Buckingham, đi dọc đại lộ The Mall đến tổng hành dinh Horse Guards của Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh.
Lễ Diễu hành của Quân đội Hoàng gia (Trooping the Colour). (Ảnh minh họa).
Công chúng sẽ có cơ hội tham gia sự kiện này. Buổi lễ cũng sẽ có sự góp mặt của các thành viên Hoàng gia tham gia diễu hành trên lưng ngựa và điều khiển xe ngựa. Kết thúc Trooping the Colour sẽ là màn bay diễu của Không quân Hoàng gia Anh.
Các thành viên Hoàng gia sẽ chứng kiến toàn bộ sự kiện từ ban công Điện Buckingham, với sự có mặt của tất cả các thành viên đang phục vụ nghĩa vụ công chúng.
Sinh nhật thực tế của Nữ hoàng là vào ngày 21/4. Tuy nhiên, nước Anh có truyền thống tổ chức sinh nhật quân vương vào một ngày riêng để thuận tiện cho dân chúng tham gia
Cũng trong tối ngày hôm đó theo giờ Anh, đèn hiệu chúc mừng Đại lễ sẽ được thắp sáng khắp Liên hiệp Anh, quần đảo Channel, đảo Man, các Lãnh thổ Hải ngoại Anh và toàn bộ Khối Thịnh vượng chung.
Ngày 3/6: Lễ Tạ ơn tại Nhà thờ chính tòa Thánh Paul tại London
Lễ Tạ ơn mừng sự trị vì của Nữ hoàng Anh sẽ diễn ra tại Nhà thờ chính tòa Thánh Paul tại thủ đô London. Tuy nhiên, sự kiện này sẽ không được mở cửa cho công chúng tham gia.
Ngày 4/6: Cuộc đua ngựa The Derby và Bữa tiệc Bạch Kim
Vào thứ bảy ngày 4/6, Nữ hoàng Elizabeth II cùng các thành viên Hoàng gia sẽ đến xem cuộc đua ngựa The Derby tại trường đua Epsom Downs ở hạt Surrey, đông nam nước Anh.
Nữ hoàng và một số thành viên Hoàng gia tại cuộc đua The Derby tại Đại lễ Kim Cương 10 năm trước
Được biết, Nữ hoàng là người rất yêu ngựa và đam mê bộ môn đua ngựa.
Vào tối hôm đó sẽ diễn ra sự kiện Bữa tiệc Bạch Kim tại cung điện. Trong sự kiện này, đài BBC sẽ có một loạt chương trình đặc biệt mừng 70 năm trị vì của Nữ hoàng, bao gồm nhiều bộ phim tài liệu, các chương trình âm nhạc với sự hội tụ của nhiều ngôi sao giải trí hàng đầu trên thế giới. Một sự kiện đặc biệt cũng sẽ được tổ chức tại Điện Buckingham.
Ngày 5/6: Bữa trưa Năm Thánh lớn và cuộc thi Platinum Jubilee Pageant
Chủ nhật 5/6 sẽ là ngày lễ lớn của nước Anh, với sự kiện Big Jubilee Lunch (Bữa trưa Năm Thánh lớn) được tổ chức trên toàn quốc. Cung điện cho biết hơn 1.400 người đã đăng ký tổ chức sự kiện này trong khu dân cư của họ, và hơn 200.000 sự kiện đơn lẻ khác sẽ diễn ra khắp đất nước.
Ngoài ra còn có cuộc thi Platinum Jubilee Pageant, với nhiều màn trình diễn khiêu vũ, diễu hành, âm nhạc đường phố, nghệ thuật sân khấu và hóa trang để tái hiện, tôn vinh thời gian trị vì của Nữ hoàng.
Các sự kiện sau lễ hội chính
Không khí lễ hội sẽ không chấm dứt sau những sự kiện tháng 6. Từ tháng 7, 3 cuộc triển lãm sẽ được tổ chức tại các tư trang Hoàng gia để trưng bày và kỷ niệm những khoảnh khắc quan trọng nhất trong quá trình trị vì của Nữ hoàng, từ thời điểm lên ngôi đến các Đại lễ trước.
Vào mùa hè, phòng khánh tiết của Điện Buckingham sẽ được mở để trưng bày những bức ảnh chân dung thời trẻ của Nữ hoàng được chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Dorothy Wilding. Món trang sức được bà sử dụng trong những bức ảnh đó cũng sẽ được trưng bày.
Chân dung thời trẻ của Nữ hoàng Elizabeth II
Tại cung điện Windsor, người dân sẽ được chiêm ngưỡng bộ lễ phục Nữ hoàng đã sử dụng trong buổi lễ đăng quang tại tu viện Westminster năm 1953. Trong khi đó, cung điện Holyroodhouse sẽ trưng bày trang phục của Nữ hoàng tại các Đại lễ Bạc, Đại lễ Vàng và Đại lễ Kim cương.
Đại lễ Bạch Kim của Nữ hoàng Anh có phải là độc nhất trong lịch sử?
Dù là vị quân vương Anh đầu tiên được tổ chức Đại lễ Bạch Kim trong lịch sử, đây không phải lễ mừng 70 năm trị vì độc nhất trên thế giới.
Trước Nữ hoàng Elizabeth II, Vương công Johann II của Liechtenstein và Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan đều đã ở ngôi hơn 70 năm. Cá biệt, Louis XIV, "Vua Mặt Trời" của Pháp đã tại vị hơn 72 năm. Để phá kỷ lục của Louis XIV, Nữ hoàng sẽ cần thêm 2 năm nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét