Hàng năm, vào tháng Tư nhân dịp mừng Năm Mới của dân tộc Khmer, Sophy Peng cùng bố mẹ và bốn anh chị em hành hương lên ngọn núi thiêng bậc nhất Campuchia, núi Phnom Kulen.
Là nơi khởi nguồn hình thành nên đế chế Angkor hùng mạnh, những sườn dốc thoai thoải của ngọn Kulen truyền thuyết chiếm vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân địa phương.
Trong những dịp lễ hội tôn giáo, người dân Campuchia lũ lượt lên đỉnh núi để cầu phúc ở chính nguồn nước vốn được dùng trong lễ đăng quang của các vị vua kể từ năm 802 sau Công Nguyên.
Tập tục này có từ khi vua Jayavarman II tắm gội sạch sẽ bằng nước thiêng rồi xưng là "devaraja", tức là Thánh Vương, trở thành vị vua thành lập nên Đế chế Angkor.
Lãnh thổ của đế chế từng bao gồm phần lớn Campuchia, Lào, Thái Lan và một phần Việt Nam ngày nay, và có đô thị lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp - thành phố Angkor.
Để thần thánh hoá địa điểm linh thiêng nằm cách thành phố Siem Reap 50 cây số về phía bắc này, 1.000 linga - biểu tượng phồn thực của thần Shiva trong Ấn giáo - được chạm khắc vào đáy sông tại Kbal Spean nơi dòng nước chảy vào đồng bằng Angkor và Biển Hồ Tonle Sap.
Cho đến nay, nguồn nước này được xem là thiêng liêng, chữa lành được bệnh tật, đồng thời đem lại may mắn cho dân chúng.
"Đây là nơi rất đặc biệt trong lòng người dân Campuchia; nó là một phần quan trọng trong lịch sử của chúng tôi," Peng nói. "Năm nào gia đình tôi cũng lên núi Kulen theo phong tục đón Năm Mới của người Khmer. Chúng tôi mang theo thức ăn làm đồ tế lễ đặt tại đền thờ, và lấy nước sông từ nguồn Kbal Spean rưới lên người để xin phước lành."
Lễ ban phước cho vua Jayavarman II đánh dấu sự khởi đầu mối quan hệ khăng khít giữa Đế chế Angkor và nước.
Tuy nhiên, mãi đến khi kinh đô được chuyển về Rolous ở phía nam và cuối cùng dời đến Angkor - địa điểm sẽ trở thành kinh đô trong suốt hơn 5 thế kỷ - thì những nghệ nhân bậc thầy mới có thể sử dụng kỹ năng để thiết kế ra hệ thống thuỷ lợi đẳng cấp, thúc đẩy sự phát triển hùng mạnh rồi suy tàn của đế chế.
"Vùng đồng bằng Angkor là nơi lý tưởng để một đế chế phát triển thịnh vượng," Dan Penny, nhà nghiên cứu khoa học địa chất tại Đại học Sydney, người chuyên sâu nghiên cứu về Angkor, nói.
"Vùng đất này có khá nhiều tài nguyên thiên nhiên, như đất đai phì nhiêu để trồng lúa gần Tonle Sap. Tonle Sap cũng là một trong những hồ nước ngọt có lượng thuỷ sản nhiều nhất thế giới và Angkor nằm ngay bờ bắc của vựa cá khổng lồ này. Nhờ vào những tài nguyên đó mà Angkor đã phát triển rực rỡ."
Không chỉ nổi tiếng với những vở kịch, đại thi hào Shakespeare còn gây được tiếng vang với rất nhiều bài thơ và đóng góp lớn cho từ điển Anh...
Đại thi hào Shakespeare sinh ra trong một gia đình đông anh em với 7 anh chị em.
Không chỉ là nhà văn, nhà viết kịch xuất sắc, nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare còn là một diễn viên trong nhiều tác phẩm của chính mình.
Vợ của Shakespeare là Anne Hathaway, lớn hơn đại thi hào 8 tuổi. Khi kết hôn, Shakespeare 18 tuổi và Anne Hathaway 26 tuổi năm. Hôn lễ diễn ra vội vã bởi khi đó Anne đang mang thai. 3 tháng sau khi kết hôn, vợ chồng Shakespeare chào đón người con đầu tiên. Họ có tất cả 3 người con.
Do sự bùng phát dịch bệnh hạch tràn lan khắp châu Âu, Shakespeare bắt đầu viết thơ bởi vì khi đó tất cả nhà hát ở London đóng cửa từ năm 1592 - 1594. Theo đó, Shakespeare đã hoàn thành bản sonnet đầu tiên năm 1593.
"Comedy of Errors" là vở kịch ngắn nhất của Shakespeare. Ngược lại, vở kịch dài nhất của đại thi hào nổi tiếng thế giới này là "Hamlet".
Đại thi hào Shakespeare tạo ra hơn 3.000 từ mới cho ngôn ngữ Anh và được vinh danh trong cuốn từ điển tiếng Anh Oxford.
Shakespeare là fan hâm mộ lớn của Homer - tác giả của những thiên sử thi nổi tiếng thế giới như Iliad và Odyssey. Ông cũng rất thích những tác phẩm của Chaucer. Do vậy, Shakespeare đã sử dụng một số bài thơ của Chaucer vào trong các vở kịch của ông.
Theo ước tính, ít nhất có 2 vở kịch đã vĩnh viễn biến mất khỏi di sản văn học của nhà viết kịch Shakespeare đó là: Love's labour's won và Cardenio.
Mặc dù bối cảnh trong các vở kịch của Shakespeare diễn ra ở khắp châu Âu, Pháp và Italy nhưng bản thân nhà viết kịch tài năng này dường như chưa bao giờ rời khỏi lãnh thổ Anh.
Trong di chúc, Shakespeare để lại "chiếc giường hạng hai" cho người vợ Anne Hathaway bị nhiều người lầm tưởng đó là món quà sỉ nhục. Thực chất đó là kỷ niệm lãng mạn gợi nhớ đêm đầu tiên của vợ chồng thi hào Shakespeare.
Henry Kissinger trong một sự kiện tại Berlin ngày 21 Tháng Một 2020 (ảnh: Adam Berry/Getty Images)
Cuộc xâm lược Ukraine của Putin là điều rõ ràng như ban ngày, không một người có lương tri nào lại lên tiếng bênh vực kẻ thủ ác khi hàng chục ngàn xác chết của người dân Ukraine đang được mang ra chứng minh sự dã man của Putin. Putin như con cá sấu đói khát quyền lực đến điên loạn đã được một con diều hâu chuyên giết người bằng mánh khóe mang tên ngoại giao công khai lên tiếng bênh vực. Con diều hâu già nua ấy là Henry Kissinger, một khuôn mặt gặt hái sự nổi tiếng trên xác chết của nhiều lãnh tụ các quốc gia, lạm dụng quyền lực ngoại trưởng của nước Mỹ làm những điều chống lại quyền con người chỉ để gặt hái thứ quyền lực của kẻ mạnh.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, vào ngày 24 Tháng Năm, Kissinger, nay đã 98 tuổi, cho rằng việc thất bại trong tái khởi động đàm phán với Nga và tiếp tục gây phẫn nộ cho Moscow có thể mang tới những hậu quả thảm họa cho sự ổn định của châu Âu về dài hạn. Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga, chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài ba tháng giữa hai nước.
Có thể người chưa biết Kissinger sẽ bất ngờ khi ông ta đi ngược lại với gần như cả thế giới để bênh vực Putin bằng thứ lập luận hù dọa sai trái, thứ lập luận của một chính khách xem thường mọi thứ nhằm đạt được quyền lực. Ông Kissinger lần này không mưu cầu quyền lực mà mục đích của ông ta là nhắm vào một thứ khác: Giữ vững một đối trọng với nền dân chủ Tây phương nhằm cân bằng vị thế của Putin, người “bạn” thân thiết mà Kissinger đã dắt tay nhau qua “Kissinger Associates” một loại bang hội mà Kissinger đang là chủ thớt.
Marcel H. Van Herpen khi nói về Putin và Kissinger đã viết rằng: Một đằng là cựu ngoại trưởng thời Nixon, thích nhìn thấy sự ổn định bất chấp sự tàn bạo của độc quyền chuyên chế hơn là tự do dân chủ vì cho rằng tự do dân chủ gây rối loạn, còn đằng kia là một anh gián điệp KGB, còn đang luyến tiếc thời vàng son làm mưa làm gió của Liên Xô, và hy vọng là bản thân mình có thể sửa đổi được cái mà ông ta nghĩ rằng “sai lầm của lịch sử” đã xóa bỏ đi sự kiểm soát cần thiết về mặt địa dư tại Âu châu.
Marcel H. Van Herpen cũng nhắc rằng trong cuốn On China, Kissinger viết: “Khái niệm dân chủ và nhân quyền của Tây Phương không thể nào thực thi y chang… trong một xã hội có một nền văn minh kéo dài cả ngàn năm theo nhân sinh quan khác hẳn Tây phương”. Quan niệm nhân quyền theo lý luận Cộng sản của Kissinger là hy vọng của điện Cẩm Linh (*)
Vậy Kissinger là ai mà trong tay đầy quyền lực như vậy?
Có lẽ người Việt trước 1975 không ai lại không từng nghe tới tên của Kissinger, bởi chính cái tên này đã khiến VNCH sụp đổ, gián tiếp dẫn dắt đội quân miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam. Kissinger cùng với Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ, được trao giải Nobel Hòa bình vào ngày 10 Tháng Mười Hai 1973, vì công việc của họ trong việc đàm phán các lệnh ngừng bắn có trong Hiệp định Hòa bình Paris về “Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Theo Irwin Abrams, giải thưởng này gây tranh cãi nhất cho đến nay. Lần đầu tiên trong lịch sử Giải Nobel Hòa bình, hai thành viên đã rời Ủy ban Nobel để phản đối.
Kissinger là nguyên nhân rất lớn gây sự căm thù người Mỹ gần như khắp các nước Hồi giáo lẫn các nước nhỏ yếu thế. Trong cuộc chiến Pakistan mà Hoa Kỳ ủng hộ, Kissinger đã chế nhạo những người “đổ máu” vì “người Bengal đang hấp hối” và chính y phớt lờ bức điện tín đầu tiên từ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Đông Pakistan do Archer K. Blood gửi đi thông báo rằng các đồng minh của họ ở Tây Pakistan đang thực hiện “một cuộc diệt chủng có chọn lọc”. Trong bức điện tín thứ hai, từ “diệt chủng” một lần nữa được sử dụng để mô tả các sự kiện, và hơn nữa với sự giúp đỡ liên tục cho Tây Pakistan. Như một phản ứng trực tiếp với sự bất đồng chống lại chính sách của Hoa Kỳ, Kissinger đã chấm dứt nhiệm kỳ của Archer Blood với tư cách là tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Đông Pakistan và đưa ông vào làm việc tại Văn phòng Nhân sự của Bộ Ngoại giao.
Sự phớt lờ vô nhân đạo này phản ánh lối ngụy biện gian xảo của Kissinger trong phát biểu tại Davos đã miêu tả chân dung của “nhà ngoại giao” Kissinger đến từng centimet..
Hồ sơ “gian xảo” của Kissinger không ai có thể qua mặt. Kissinger đã tham dự trực tiếp hay gián tiếp vào những hoạt động có tính đảo chánh của các chính phủ các nước: Tháng Mười Hai 1975 ở Đông Timor, Tháng Hai 1976 ở Cuba, Tháng Chín 1976 tại Rhodesia, Tháng Sáu 1976 tại Argentina và quan trọng nhất liên quan đến Chile:
Vào Tháng Chín 1976, Orlando Letelier, một đối thủ của chế độ Pinochet bị ám sát ở Washington, D.C. bằng một quả bom. Vụ ám sát này là một phần của Chiến dịch Condor, một chương trình đàn áp chính trị bí mật và ám sát được thực hiện bởi các quốc gia Nam Mỹ mà Kissinger đã bị cáo buộc có liên quan.
Tại Hy Lạp, trong một ấn bản Tháng Tám 1974 của New York Times, đã tiết lộ rằng Kissinger và Bộ Ngoại giao đã được thông báo trước về cuộc đảo chính sắp xảy ra của chính quyền Hy Lạp ở Cyprus.”Kissinger không chỉ biết về cuộc đảo chính lật đổ Tổng Giám mục Makutions trước ngày 15 Tháng Bảy, ông còn khuyến khích điều đó”.
Ngày 1 Tháng Ba 1973, Kissinger tuyên bố: “Sự di cư của người Do Thái từ Liên Xô không phải là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ và nếu họ đưa người Do Thái vào phòng hơi ngạt, đó cũng không phải là mối quan tâm của người Mỹ. Với tính cách như thế Kissinger được lòng các chính trị gia bảo thủ nhưng giới bảo vệ nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào đều cho rằng Kissinger là một kẻ mang dã tâm vào chính trị.
Đối với Trung Cộng, Kissinger là nguyên nhân khiến người Mỹ quên béng dã tâm của Bắc Kinh đối với nước Mỹ. Vào Tháng Chín 1989, John Fialka của Wall Street Journal tiết lộ rằng Kissinger muốn có lợi ích kinh tế trực tiếp trong quan hệ Mỹ-Trung vào Tháng Ba 1989 với việc thành lập China Ventures, Inc., một đối tác hạn chế của Delwar, mà ông là chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành.
Khoản đầu tư $75 triệu vào một liên doanh với phương tiện thương mại chính của chính phủ cộng sản lúc bấy giờ, Tập đoàn ủy thác và đầu tư quốc tế Trung Quốc (CITIC), Thành viên hội đồng quản trị là khách hàng lớn của Kissinger Associates. Kissinger bị chỉ trích vì ủng hộ việc đàn áp biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình và ông ta phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế Trung Cộng.
Không thành công như những mờ ám trước đây, lần này Kissinger bị một chính trị gia non trẻ phản ứng gay gắt bằng chính quá khứ mờ ám của ông ta. Tổng thống Zelensky, người đang được cả thế giới nể vì đã đại diện cho Ukraine mai mỉa: “Bất kể nhà nước Nga làm gì, luôn có ai đó nói rằng: Hãy tính đến lợi ích của họ. Năm nay ở Davos điều đó đã được nghe thấy một lần nữa. Ví dụ, vẫn ở Davos, ông Kissinger xuất hiện từ quá khứ sâu thẳm và nói rằng một phần Ukraine nên được trao cho Nga. Vì vậy, không có sự xa cách giữa Nga với châu Âu”.
Zelensky nhắc lại vết chàm của Kissinger: “Có vẻ như lịch của Kissinger không phải năm 2022 mà là năm 1938, và ông ấy nghĩ rằng mình đang nói chuyện với khán giả không phải ở Davos, mà là ở Munich vào thời điểm đó”. Zelensky đề cập năm 1938 là ám chỉ thỏa thuận ở Munich năm đó của các cường quốc Tây Âu cho phép Adolf Hitler tuyên bố chủ quyền với Tiệp Khắc, với hy vọng thỏa mãn tham vọng của ông ta. Hitler sau đó xâm lược Ba Lan vào năm sau, phát động Thế chiến thứ hai.
Zelensky sau đó kể lại quá khứ Holocaust của cá nhân Kissinger: “Nhân tiện, vào năm 1938, khi gia đình ông Kissinger chạy trốn Đức Quốc xã, ông mới 15 tuổi và ông hiểu mọi thứ một cách hoàn hảo. Và sau đó không ai nghe từ ông ấy rằng cần phải thích nghi với Đức Quốc xã thay vì chạy trốn hoặc chiến đấu với chúng”.
Chính trị là môi trường kinh khủng. Nó có thể làm một con người thành vĩ đại nhưng cũng sẽ đạp xuống bùn nhơ một con diều hâu quen mùi máu tanh của con người.
* Marcel H. Van Herpen– Nguyễn Trọng Dân lược dịch / Saigon Nhỏ
THE STRANGE PUTIN-KISSINGER FRIENDSHIP
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
Đôi khi cuộc sống hiện đại mệt mỏi lại khiến mình muốn trở về nơi thanh bình, yên tĩnh. Biết sao được "thích gió trời hơn gió điều hoà mà"...
Mỗi khi quá mệt mỏi với cuộc sống đô thị xô bồ, nhiều người lại lẩm nhẩm đôi ba câu hát "Nếu mà mệt quá, giữa thành phố sống chồng lên nhau. Cùng lắm thì mình về quê, nuôi cá và trồng thêm rau". Cuộc sống vùng thôn quê qua lời hát của Đen Vâu thật đơn giản, mộc mạc và đầy thoải mái. Chẳng còn những deadline dí liên hoàn, cũng chẳng còn những chồng tài liệu cần xử lý. Nhưng thử hỏi mấy ai đủ dũng khí rời thành phố phồn hoa để về quê sống cuộc đời thong dong, không bon chen với đời.
Căn nhà nhỏ ở quê của anh Nguyễn Thanh Tuấn đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng
Mới đây, những hình về căn nhà nơi thôn quê yên bình của anh Nguyễn Thanh Tuấn đã thu hút được sự chú ý rất nhiều từ cộng đồng nghiện nhà. Được biết, căn nhà của anh Tuấn được xây dựng ở vùng Đồng bằng Bắc Trung Bộ. Thực ra, theo kế hoạch ban đầu, ngôi nhà này sẽ được xây sớm hơn để bố mẹ anh an hưởng tuổi già. Tuy nhiên, do nhiều biến cố xảy ra khiến kế hoạch xây nhà phải lùi lại. Bởi vậy, anh Tuấn quyết định xây ngôi nhà này để thực hiện mong muốn của bố mẹ.
Mặt hông ngôi nhà với thiết kế tổ ong để đón được nhiều ánh sáng nhất có thể
Căn nhà có nhiều khoảng không để đón ánh sáng tự nhiên
Khoảng hiên rộng của căn nhà
Ngôi nhà của anh Tuấn không được xây dựng theo phong cách nào cả. Nó có chút gì đó của kiểu nhà farmhouse kết hợp cùng với một chút phong cách hiện đại. Vì là xây nhà ở quê nên cách thiết kế cũng như sắp đặt các đồ đạc trong nhà đều hướng tới sự thoải mái, rộng rãi và thoáng mát. Những đồ nội thất ở trong nhà cũng được anh Tuấn đặt làm riêng.
Phía trước căn nhà, anh Tuấn cũng tạo một mảnh vườn nhỏ, và trồng những loại cây dễ sống, dễ chăm sóc. Phía sau nhà còn có một khoảng hiên rộng rãi. Nơi này được anh Tuấn dùng để tổ chức những buổi tiệc BBQ ngoài trời cùng người thân bạn bè của mình. "Đôi khi cuộc sống hiện đại mệt mỏi lại khiến mình muốn trở về nơi thanh bình, yên tĩnh. Biết sao được 'thích gió trời hơn gió điều hoà mà'".
Một ngôi nhà nhỏ, một mảnh vườn xinh xắn, một cuộc sống thôn quê bình yên chắc hẳn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định rõ mình về quê để chơi hay ở. Bởi dịch chuyển đến một vùng đất mới cũng đồng nghĩa bạn sẽ phải làm quen lại từ đầu với một cuộc sống mới. Một cuộc sống khác xa cuộc sống trước đây của bạn. Không siêu thị, không hàng quán nhộn nhịp, không rạp chiều phim, không party, club, không bạn bè,... Và nhất là bạn vẫn cần có một công việc để trang trải cho cuộc sống của mình. Chứ không phải nuôi cá và trồng thêm rau là đủ để sống qua ngày.
Những người quen ở Ba Lan nói với tôi, nếu yếu bóng vía, sợ ma, hoặc dễ xúc động thì đừng nên vào đây. Nhưng người bạn sống ở phố cổ Krakow, nơi cách Auschwitz gần một tiếng lái xe, khuyên tôi nên đi để biết thế nào là tội ác chiến tranh, trong bối cảnh nước Nga từng hãnh diện chiến thắng phát xít Đức, lại là kẻ đang gây chiến với quốc gia láng giềng Ukraine, làm chết hàng chục ngàn người vô tội.
Những gì đã xảy ra tại Auschwitz…
Trại giam Auschwitz gồm ba khu trại: Auschwitz I (trại đầu tiên), Auschwitz II–Birkenau (tổ hợp trại tập trung và trại hủy diệt), Auschwitz III–Monowitz. Auschwitz I gồm 28 block nhà, là nơi tù nhân bị giam cầm, tra tấn, hoặc bị nhốt trong phòng có khí độc cho đến chết. Lượng tóc của các nạn nhân nặng lên đến bảy tấn, được đặt trong một khoang khổng lồ tại trại Auschwitz I. Các phòng khác chất đống vali, giày dép, quần áo, và cả một nhà là các vật dụng của tù nhân như chén, bát, ly…
Như các trại tập trung khác của Đức Quốc xã, trên cánh cổng vào Auschwitz I có câu khẩu hiệu Arbeit macht frei (“Lao động mang đến sự tự do”). Tù nhân bị đưa đến trại Auschwitz, được phân loại để… chết. Những người ốm đau, trong đó có cả trẻ em, được đưa vào phòng khí độc, ngay sau khi họ đặt chân đến trại Auschwitz trong vài giờ. Rất nhiều phụ nữ và trẻ em được nói là đi khử trùng hoặc khử chấy rận, nhưng ngay sau đó, họ bị nhốt trong tòa nhà có khí độc Zyklon B (Hydrogen Cyanide). Không ai sống sót.
Thật khó mà tưởng tượng nổi, một cuộc đời yểu mệnh như nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939), vẻn vẹn ở trên đời chỉ hai bảy năm ngắn ngủi, chín năm cầm bút, vậy mà ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 7 vở kịch, 1 vở dịch của Victor Hugo, hàng trăm bài báo và tranh luận phê bình văn học.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939).
Có đến hơn 80 năm rồi, nghĩa là cũng sắp tròm trèm cả một thế kỷ, vậy mà khi lần giở lại những tập phóng sự “Cạm bẫy người”, hay là “Kỹ nghệ lấy Tây” của “ông vua viết phóng sự” trên đất Bắc ngày xưa - Vũ Trọng Phụng, hỏi mấy ai, dẫu cho đến tận vài thập niên đầu của thế kỷ 21 này, có cái khả năng điền khuyết vào cái vị thế “ngôi vương” huyền thoại ấy.
Ông vua phóng sự, là tôi gọi theo cách nói của một số nhà báo, nhà văn tiền bối cùng thời với nhà văn Vũ Trọng Phụng, như: Vũ Bằng, Nguyên Hồng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân… Người ta còn nhớ vào những buổi đầu khởi xướng từng trang phóng sự đăng thường kỳ (feuilleton) trên các nhật báo thời ấy còn có Tam Lang - Vũ Đình Chí với “Tôi kéo xe”, hoặc là Hoàng Đạo với “Trước vành móng ngựa”… Thế nhưng khi đọc Tam Lang trong bài viết: “Vài kỷ niệm về Vũ Trọng Phụng” (Tao đàn, số 1 - December - 1939): “Đọc những thiên phóng sự ấy tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng sự - một lối văn tôi (tức Tam Lang – Vũ Đình Chí) khởi xướng đầu tiên, đã bỏ tôi xa lắm”, có đọc rõ từng lời như thế mới hiểu cái lý do ngôi vua phóng sự Vũ Trọng Phụng trong lòng những bạn văn của ông cũng như của công chúng là có thật. Ấy là chưa kể, chưa trích thêm bao lời tâm tình hoặc là những nhận xét của các nhà văn, nhà thơ khác như: Ngô Tất Tố, Trương Tửu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư… Họ không chỉ viết về Vũ Trọng Phụng là một nhà báo hàng đầu trong lĩnh vực viết phóng sự mới mẻ của thời bấy giờ, mà còn là một nhà văn đã sớm tạo dựng riêng cho mình một vị thế sáng chói trên văn đàn: “Nghệ thuật tả chân phải nhận ông (Vũ Trọng Phụng) là một thần tử tiên phong và can đảm” (Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại - Trương Tửu).
Dường như cả cuộc đời ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng, cái nghèo khó đến tơi tả và văn tài của ông cứ liền nhau một mạch. Mồ côi cha từ thuở ấu thơ, ông đã phải sớm rời khỏi năm tháng hoa niên hồn nhiên tuổi ăn tuổi học, để lăn lóc đổ mồ hôi đổi lấy chén cơm. Ông va chạm trong cái thế giới bi đát diễn ra từng ngày, từng giờ một thực trạng xã hội nhố nhăng, lừa đảo, xu nịnh. Nơi này kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, cá lớn nuốt cá bé, nơi kia trụy lạc, xa hoa và tội ác… Thế rồi từ cái thế giới nhuộm đầy bóng tối ấy, vụt lóe sáng trên bầu trời đất Bắc một tài năng văn học làm dậy tiếng trên văn đàn. Chả phải tài năng ấy mang đến cho Hà Nội thanh lịch thêm những áng văn hay những trứ tác mỹ miều lãng mạn kiểu Tự Lực văn đoàn, mà trời ạ, đó là: “Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Trúng số độc đắc… (tiểu thuyết), và những thiên phóng sự làm dậy sóng dư luận đương thời: “Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Cơm thầy cơm cô…”. Tất cả đấy là những cái nhếch mép, cái cười trào lộng, khinh bạc, đả phá vào cái thành trì phong tục hũ nút, chóng vội choàng lên mình sự hào nhoáng trưởng giả, cơ hội, lai căng, tha hóa… Tài năng ở đây là chữ nghĩa nhà văn không ảo não như của Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), không nỉ non như Giọt lệ thu (Tương Phố), hay êm đẹp mộng mơ như Khối tình lớn, Khối tình con (Tản Đà)…, mà chữ nghĩa ấy sắc hơn dao, nhọn hơn kim, đọc văn ông dễ cất lên tiếng cười mà nước mắt chảy cay xè…
Nói Vũ Trọng Phụng là nhà báo, nhà văn tiên phong và can đảm là nói chỗ khác người và vượt trội người khác ở chỗ ấy. Văn tả chân hay hiện thực của ông không phải là bản sao chép thế giới (xã hội), mà tính chất trào lộng, châm biếm là motif thẩm mỹ dẫn dắt niềm ưu tư của tác giả đi xa hơn, để cái nhãn quan nghệ sĩ trào lộng nhìn vào hiện thực xã hội u tối, đổ vỡ, đau thương mà tạo ra từng âm vang, chua chát, khiêu khích, reo cười tung tẩy đấy mà “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” cũng đấy.
Vâng, văn phóng sự của ông vua phóng sự hơn 80 năm rồi mà còn tươi rói như thế này đây:
“Cái gường của một me Tây cũng như cái dùi khui của một ông cảnh sát, cũng như cái búa của bác thợ rèn, cũng như cái cổ của một ông nghị viên Việt Nam. Trong Kỹ nghệ lấy Tây, thợ chỉ làm việc trên gường (Kỹ nghệ lấy Tây, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, trang 568).
Đấy là một thực trạng xã hội thời ông sống. Một cách so sánh vừa trào phúng, khôi hài nhưng lại châm chích đến rưng rưng nỗi niềm từng thân phận trong đêm dài nhược tiểu. Càng rưng rưng hơn nữa là số phận một nhà báo, nhà văn như ông, cày xới trên trang giấy miệt mài suốt ngày đêm, hết tiểu thuyết đến phóng sự, xong truyện ngắn quay sang viết phê bình, rồi viết kịch, dịch thuật. Ông vắt não tủy máu xương lao động “lực điền” trên tấm hình hài gầy gò đi qua từng ngày như thế mà không đủ nuôi sống gia đình. Cái nghèo khổ trêu ngươi nhà văn mỗi ngày, hay như quan niệm của Freud về bản năng hoạt động qua sự trỗi dậy sinh thành khoái lạc. Không! Vũ Trọng Phụng không Freud, không Sartre, cũng chả nên so sánh tác giả Số đỏ với Balzac làm gì. Ông là đứa con của hoàn cảnh cụ thể, cuộc đời cụ thể. Bẩm sinh tài năng Vũ Trọng Phụng, đương nhiên rồi. Nhưng giả dụ như ông sinh ra đời trong một hoàn cảnh khác, ví như “tối rượu sâm banh sáng sữa bò” chẳng hạn, thì có khi lịch sử văn học và báo chí nước nhà lại trống vắng những “Giông tố, Số đỏ…”, hay là những “Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây…”. Thế nên mới hay ra, cái độc đáo của một nhà văn, nhà báo kiểu như Vũ Trọng Phụng, chính là mẫu người sinh ra để thể hiện hết những ưu tư về định mệnh của mình. Niềm ưu tư triền miên ấy lót chỗ cho nhà văn nằm thao thức trên căn gác hẹp chật chội ở phố Hàng Bạc, để rồi mỗi khi chớp lấy một ý tưởng, tấm thân gầy gò kia lại cắm cúi trên bàn viết mà sinh thành tác phẩm. Nếu như không vì căn bệnh phổi quái ác kia đốn ngã nhà văn đang giữa tuổi thanh xuân, thì khó lòng mà dự đoán hết cái sức vóc tài năng và tâm huyết của ông sẽ còn viết ra bao nhiêu tác phẩm nữa.
Nhưng, mượn lời của các nhà văn nhà báo tiền bối, trong một sáng mùa thu Hà Nội cách nay non thế kỷ đã quây quần lại với nhau để đưa tiễn nhà văn Vũ Trọng Phụng về cõi vĩnh hằng, rằng cuộc đời mệnh yểu của ông chỉ 27 năm thôi, nhưng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, những “Số đỏ, Giông tố, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người…” rồi sẽ trăm năm, sẽ mãi mãi!
Vâng, thời gian đang nói với hậu thế về sự bất tử đó. Cụ thể hơn, ví như “Kỹ nghệ lấy Tây” thời của Vũ Trọng Phụng có khác gì thời “kỹ nghệ lấy Mỹ” trong chiến tranh, hay như đang thời cực kỳ hiện đại bây giờ là … “kỹ nghệ lấy Đại Hàn, kỹ nghệ lấy Đài Loan” có khác gì nhau!