2022 có thể coi là một năm bản lề trong lịch sử, đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên và bắt đầu một kỷ nguyên khác. Chiến tranh quy mô lớn quay trở lại châu Âu với các mối đe dọa tấn công hạt nhân, trong khi đối đầu Mỹ – Trung ngày càng gia tăng và nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết. Có một số tin tốt trong 12 tháng qua, điển hình nhất là dịch COVID-19 đã dịu bớt ở nhiều quốc gia. Nhưng nhìn chung, năm 2022 mang đến nhiều tin xấu hơn là tin tốt.
Dưới đây là 10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật hàng đầu do Trí thức VN lựa chọn trong năm 2022. Nhiều sự kiện trong số này sẽ còn tiếp tục đến năm 2023 và có thể còn hơn thế nữa.
1- Nga xâm lược Ukraine
Đầu tháng 10, Nga tuyên bố chính thức sáp nhập 4 vùng của Ukraine vào lãnh thổ mình, điều mà Ukraine và phương Tây coi là phi pháp và không được thừa nhận. Chỉ vài tuần sau, các lực lượng Nga đã phải từ bỏ thành phố Kherson ở phía đông nam, một trong các vùng lãnh thổ vừa bị sáp nhập.
Cuộc xâm lược của Nga đã gây ra sự chia rẽ địa chính trị sâu sắc trên thế giới. Trong khi các quốc gia phương Tây tập hợp lại sau Kyiv, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu dường như đứng về phía Nga dù phạm.
Khi năm 2022 dần kết thúc, một lệnh ngừng bắn có vẻ khó xảy ra. Nga hiện đang nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, hy vọng rằng mùa đông sẽ làm được điều mà quân đội Nga không thể làm được – bẻ gãy ý chí của Ukraine. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới phải vật lộn để thích nghi với những cú sốc giá cả, sự gián đoạn nguồn cung và tình trạng thiếu lương thực do chiến tranh của Nga gây ra.
2- Nữ hoàng Anh qua đời
Cái chết của bà đã kết thúc triều đại dài nhất trong lịch sử của Vương quốc Anh và là một trong những triều đại lâu nhất của bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào. Elizabeth II trở thành Nữ hoàng sau cái chết của cha bà là Vua George VI vào ngày 6/2/1952, đã trị vì trong 70 năm, nhiều hơn 7 năm so với Nữ hoàng Victoria.
Sau khi bà qua đời, con trai cả của bà, Charles, cựu Hoàng tử xứ Wales, đã được tấn phong làm Vua và sẽ được chính thức gọi là Vua Charles III. Ở tuổi 73, Vua Charles sẽ là người lớn tuổi nhất trở thành Vua trong lịch sử nước Anh.
Lễ đăng quang của Vua Charles III dự kiến được tổ chức vào ngày 6/5/2023.
3- Căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục gia tăng
Hoa Kỳ chỉ ra việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nỗ lực đe dọa Đài Loan và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan của họ là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh là mối đe dọa to lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới. Phản ứng hiếu chiến của Trung Quốc đối với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8 đã làm nổi bật mối quan hệ căng thẳng đã gia tăng như thế nào giữa hai nước.
Vào tháng 10, chính quyền Biden đã thực hiện một bước quan trọng để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách từ chối nước này tiếp cận chip bán dẫn tiên tiến và công nghệ cần thiết để thống trị các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo. Ông Biden cũng tiếp tục kêu gọi bạn bè và đồng minh có lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản và Hà Lan.
Vào giữa tháng 11, Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20, hứa hẹn sẽ giảm căng thẳng và cam kết hợp tác trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, sự đối đầu vẫn sẽ là chủ đề chính thống trị mối quan hệ trong nhiều năm tới.
4- Đại dịch COVID-19 dần khép lại (trừ Trung Quốc)
Tuy nhiên, một ngoại lệ ở xu hướng này là Trung Quốc. Với việc theo đuổi chính sách không khoan nhượng Zero COVID, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp xét nghiệm diện rộng và phong tỏa hà khắc bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào bùng phát dịch bệnh. Đến cuối năm 2022, người dân Trung Quốc bắt đầu nổi dậy chống lại điều mà các quan chức Trung Quốc ca ngợi là thành công lớn của họ. Các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại nhiều thành phố và thậm chí được so sánh với một “Thiên An Môn thứ 2”, làm rung động tới chính quyền trung ương,
Vào tháng 12, Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng các hạn chế về COVID. Tuy nhiên, đất nước đang phải vật lộn với số ca nhiễm bệnh tăng vọt, bệnh viện quá tải, thuốc men khan hiếm… Dự kiến số người chết do COVID-19 ở Trung Quốc sẽ còn tăng trong năm 2023.
5- Ông Tập tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc với nhiệm kỳ 3 chưa từng có
Ông Tập, 69 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ cầm quyền sau người sáng lập Mao Trạch Đông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, với triển vọng cai trị Trung Quốc trọn đời. Nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình đã chấm dứt quy tắc đã tồn tại hàng thập kỷ mà những người tiền nhiệm của ông – ngoại trừ Mao – tuân theo, về việc nghỉ hưu sau nhiệm kỳ 10 năm.
Việc ông Tập nổi lên với tư cách là Chủ tịch Trung Quốc, lãnh đạo ĐCSTQ và người đứng đầu quân đội, với triển vọng cầm quyền suốt đời, được nhìn nhận với sự lo lắng và bất an, khi nhà nước độc đảng dần dần trở thành nhà nước một lãnh đạo.
Danh sách 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa mới cũng được công bố, trong đó những người được coi là “không thân tín” của ông Tập đã bị gạt ra.
Với sự trỗi dậy của ông Tập Cận Bình, sự thù địch của Trung Quốc với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Ấn Độ, cũng tăng lên.
6- Bầu cử giữa kỳ Mỹ: “Làn sóng đỏ” không xuất hiện
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này, cựu Tổng thống Donald Trump đã chứng thực 290 thành viên Đảng Cộng hòa, 92% trong số đó đã thắng cử sơ bộ. Điều này cho thấy rõ ảnh hưởng lớn của ông vẫn hiện hữu trong Đảng Cộng hòa. Hôm 15/11, ông đã chính thức tuyên bố bắt đầu chiến dịch tranh cử lần thứ ba vào Nhà Trắng.
7- Biểu tình quy mô lớn tại Iran: “Phụ nữ, cuộc sống, tự do!”
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 9 khi “cảnh sát đạo đức” ở Tehran bắt giữ Mahsa Amini, một phụ nữ người Kurd gốc Iran 20 tuổi đến thăm thủ đô, vì không che tóc đúng cách. Cô gái chết trong khi bị cảnh sát giam giữ. Khi tin tức về cái chết của cô lan rộng, hàng nghìn người Iran đã xuống đường biểu tình lên án hành vi ngược đãi phụ nữ của Iran. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp đất nước khi người dân Iran thuộc mọi thành phần xã hội, giai cấp và sắc tộc tuần hành với khẩu hiệu: “Phụ nữ, cuộc sống, tự do!”
Các nhà lãnh đạo Iran đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ và Israel dàn dựng các cuộc biểu tình, mặc dù nguyên nhân chính là đàn áp chính trị, tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ. Chính phủ đã cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình bằng vũ lực. Đến tháng 12, lực lượng an ninh Iran đã giết tới 450 người biểu tình trên đường phố và chính phủ đã bắt đầu hành quyết công khai những người biểu tình bị kết án trong các phiên tòa gấp rút vì tội chống lại nhà nước.
Sự kiên trì của các cuộc biểu tình bất chấp sự đàn áp của chính phủ đã làm dấy lên suy đoán rằng Iran đang ở giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng mới. Nhưng cho đến nay, chế độ này vẫn chưa có dấu hiệu tan rã, và không có ai nổi lên để lãnh đạo phe đối lập.
8- Triều Tiên phóng số lượng kỷ lục tên lửa trong năm 2022
Các nhà phân tích cho hay tốc độ thử nghiệm trong năm nay cho thấy Bình Nhưỡng đang tuân theo một kế hoạch đầy tham vọng mà Kim Jong Un đã đặt ra vào năm 2021 để trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này.
Triều Tiên mới đây cũng tuyên bố đã thử nghiệm thành công một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, một sự phát triển có thể giúp chế độ của Kim có thể bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhanh hơn và đáng tin cậy hơn trong tương lai.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bày tỏ lo ngại về “cuộc chạy đua” của Triều Tiên nhằm thúc đẩy các chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của cơ quan Liên Hợp Quốc để ngăn chặn Bình Nhưỡng thực hiện thêm các hành động khiêu khích.
Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân tiềm năng, đây sẽ là vụ thử đầu tiên kể từ năm 2017
9- Dân số thế giới vượt mốc 8 tỷ người
Dân số thế giới đã chạm mốc 8 tỷ vào ngày 15/11, với Ấn Độ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho cột mốc này, theo Liên Hợp Quốc. Vinice Mabansag, cô gái sinh ra ở Tondo, Manila, được coi là người thứ 8 tỷ (mang tính biểu tượng).
Thế giới phải mất 11 năm để thêm một tỷ người vào dân số, với tốc độ tăng trưởng dần dần chậm lại. Theo Liên Hợp Quốc, có thể mất 15 năm để đạt được con số 9 tỷ và có thể phải đến năm 2080 mới đạt 10 tỷ.
Đối với mức tăng từ 7 lên 8 tỷ, khoảng 70% dân số tăng thêm là ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp. Liên Hợp Quốc cho biết, đối với mức tăng từ 8 lên 9 tỷ người, hai nhóm này dự kiến sẽ chiếm hơn 90% mức tăng toàn cầu.
Hơn một nửa mức tăng dân số toàn cầu dự kiến đến năm 2050 sẽ tập trung ở 8 quốc gia: Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.
Ấn Độ trong năm 2023 được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
10- Châu Mỹ La-tinh chuyển dịch sang cánh tả
Xu hướng chuyển mình theo cánh tả tiếp tục vào năm 2022 khi nhà CNXH dân chủ Xiomara Castro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Honduras, cựu chiến binh nổi dậy Gustavo Petro đã làm nên lịch sử khi trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên của Colombia và cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trở lại vị trí Tổng thống bằng cách đánh bại Tổng thống cánh hữu đương nhiệm Jair Bolsonaro.
Các nhà lãnh đạo cánh tả hiện đều đang đối mặt với các thách thức trong việc giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lãi suất tăng, lạm phát gia tăng và hậu quả liên tục của COVID. Giống như Hoa Kỳ, sự phân cực chính trị ngày càng trở nên sâu rộng trong khu vực.
Xuân Lan / Trí thức VN
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét