Cách chăm sóc mai sau Tết là một trong những vấn đề được nhiều người "chơi" mai quan tâm. Bởi sau một mùa các loại hoa nhất là hoa mai cần được chăm sóc cẩn thận, để cây có thể nở hoa khoe sắc vào Tết năm sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình chăm mai đúng cách. Vì vậy, hôm nay haydocla.com sẽ bật mí cho bạn đọc cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Các cách chăm sóc mai sau tết hiệu quả nhất
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂY MAI NGÀY TẾT
Để cây mai sinh trưởng và phát triển tốt sau tết, ra hoa đúng thời điểm sẽ không hề dễ dàng, nếu như bạn không biết và hiểu rõ các cách chăm sóc mai sau tết. Tùy vào từng loại mai và đặc tính của chúng mà bạn cần áp dụng biện pháp chăm sóc mai đúng thích hợp.
Hiện nay có 3 loại mai thông dụng, đó là: Mai trồng trong chậu chưng ở trong nhà, mai trồng trong chậu chưng ngoài sân và cây mai trồng đất. Từng loại mai sẽ phù hợp với mỗi cách chăm sóc khác nhau sau Tết, mức độ phục hồi mai cũng không giống nhau.
Tùy vào từng loại mai sẽ có cách chăm sóc khác nhau
Thông thường, những cây mai trang trí trong mấy ngày Tết thường nở từ hôm 26 tết, bắt đầu từ 30 đến mùng 6 hoặc mùng 7 Tết là thời điểm mai nở đẹp và chuẩn nhất mà bất cứ ai cũng thích. Hơn nữa, các cây mai ngày Tết hay bị phun thuốc để ra hoa nhanh chóng và làm hoa lâu tàn hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho chu trình sinh lý của mai không ổn định.
Chăm sóc mai đúng cách giúp mai nở rộ đẹp và đúng mùa Tết
Trong ngày Tết, cây mai đã phải dồn hết sức và gần như là tối đa nhựa để duy trì hoa nở đẹp. Ngoài ra, trong vòng 1 tuần tết cây mai phải sống trong môi trường thiếu nhiều yếu tố, điều này làm mai dần mất đi sức sống. Nếu như bạn không chăm sóc kịp thời, có thể năm sau mai sẽ không nở ra hoa nữa.
Vì vậy, cách chăm sóc mai sau tết rất quan trọng. Điều này không những giúp mai nở rộ đúng mùa, tươi đẹp mà còn giúp mai sinh trưởng tốt, để bạn có thể chơi mai vào dịp Tết năm sau.
2. VỚI CHẬU MAI TRƯNG TRONG NHÀ
Có nhiều gia đình thích chưng chậu mai trong nhà ngày Tết bắt đầu từ 27 đến mùng 6. Bởi vì ở trong nhà quá lâu khiến cây mai không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời và không thực hiện được quá trình quang hợp như thường. Điều này sẽ khiến màu sắc lá cây mai mỏng, nhợt nhạt, cành dài nhưng lại yếu hơn so với bình thường.
Không chỉ vậy, theo thói quen nhiều gia đình còn đổ vào một chút nước, có khi là nước ngọt, bia vào gốc mai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây mai sau này.
Nên đem chậu mai trong nhà ra ngoài càng sớm càng tốt
Do đó, sau mấy ngày Tết bạn nên đem chậu mai ra ngoài trời sớm lúc nào tốt lúc đó. Tuy nhiên, bạn nên đặt mai ở trong bóng râm chứ không nên để hẳn ra tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, điều này sẽ làm lá mai dễ bị cháy hơn. Không chỉ vậy, bạn nên lặt hết những hoa và nụ hoa mai, để cây không dồn hết dưỡng chất để nuôi nụ và hoa.
3. VỚI CHẬU MAI ĐỂ NGOÀI SÂN
Các chậu mai đã được đặt ngoài sân lâu ngày này, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc như các chậu mai để trong nhà. Bởi chúng đã sống trong môi trường tự nhiên lâu ngày, nên sẽ khá dễ dàng với bạn hơn. Do đó, khi cây mai đã chưng ở ngoài lâu ngày, quen với điều kiện nắng gió tự nhiên, bạn không phải mất công đem chậu mai vô bóng râm.
Các chậu mai ngoài sân sẽ không tốn nhiều công sức chăm sóc
4. CÁCH CHĂM SÓC MAI SAU TẾT
Cách chăm sóc mai sau Tết tưởng dễ thực hiện nhưng lại khó không tưởng. Bạn cần phải hiểu rõ đặc tính cũng như các mẹo khi chăm sóc thì mới có thể giúp cây mai phát triển tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các mẹo chăm sóc mai dưới đây, cụ thể như sau:
4.1. Tỉa cành cây
Bạn nên tỉa cành mai trước ngày 15 âm lịch, chậm nhất là ngày 20. Không chỉ vậy, tùy vào kiểu dáng và kích thước của cây mai, bạn sẽ áp dụng những phương pháp tỉa cành thích hợp nhất. Bạn có thể tỉa cành mai theo dáng cây thông – cành trên sẽ ngắn hơn so với cành dưới. Còn bình thường, bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai.
Sau đó, bạn có thể sử dụng tầm 1 thìa cà phê phân u-rê pha loãng với 10 lít nước, rời tưới lên cây và quanh gốc cây mai. Nếu như cây đang đâm chồi và hồi phục lại dần, bạn không cần phải phun thuốc kích thích đâm chồi và hoa nở. Còn ngược lại, bạn nên phun thuốc theo liều lượng như chỉ dẫn có trên bao bì. Trong trường hợp bạn vẫn không thấy cành mai phát triển, bạn có thể sử dụng thêm 1g thuốc GA3 pha loãng với 30-40 lít nước để tưới lên cây và xung quanh gốc.
Tỉa cành mai là bước không thể bỏ qua khi chăm sóc mai sau Tết
Khi cây mai dần hồi phục lại, bạn có thể đưa cây ra tắm nắng tạo điều kiện cho cây mai thích nghi dần với môi trường tự nhiên. Điều này sẽ giúp cây mai nhanh ra lá và đâm chồi. Tuy nhiên, vào lúc này cây mai sẽ có nhiều lá non cùng với thời tiết ấm áp nên dễ sinh các loại sâu bệnh, nhất là bọ trĩ.
Do đó, bạn hãy pha loãng hai loại thuốc chứa Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lên cây lần đầu, ngay sau khi tỉa cành tầm 10 ngày, phun tiếp 2 lần khi cây mới nhú mầm và cuối cùng là phun khi lá mai bắt đầu già.
Tỉa cành giúp tạo dáng và tán lá mới cho cây mai
Với năm bình thường, bạn nên tỉa tán mai từ tầm ngày 10 – 20, còn với năm nhuận bạn nên tỉa muộn hơn một chút. Tỉa tán là một việc vô cùng quan trọng bởi việc này sẽ giúp tạo dáng, tán lá mới cho mai. Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm việc tỉa mai vàng cẩn thận hơn, bởi các cành cây không được tỉa rất dễ bị nấm bệnh, ra ít hoa hơn so với các cành đã được tỉa kỹ lưỡng. Môt mẹo tỉa mai vàng hay ho là: Tỉa những cành nằm gần thân cây, các cành này sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
4.2. Cách chăm sóc mai sau tết tốt nhất – Vệ sinh cây
Sau khi kết thúc quá trình tỉa cành mai, việc tiếp theo chính là vệ sinh cây sạch sẽ. Bạn chỉ cần dùng vòi nước phun mạnh về phía gốc cây để làm sạch các rong rêu, nấm mốc hoặc có thể sử dụng phân u rê pha đậm đặc rồi phun vào cây, nhất là những chỗ có nấm mốc bám quanh.
Phun nước mạnh về gốc cây để làm bong tróc nấm mốc và bụi bẩn
Một lưu ý nhỏ là: Bạn không được làm phân u-rê chảy xuống gốc cây (dùng túi nilon bọc gốc cây lại). Bạn tiến hành phun phân ure trong vòng 10 phút, sau đó dùng bàn chải chà mạnh vào thân cây, để nấm móc tróc ra nhanh hơn.
4.3. Thay đất trồng cây mai
Lưu ý trong cách chăm sóc mai sau Tết nữa là: Thay đất trồng mai mới. Bạn nên lựa cho các loại đất trồng chứa nhiều dưỡng chất, tốt hơn nên chọn loại đất thịt nhẹ, không bị nhiễm mặn phèn, chua hay lẫn các hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. Bạn có thể sử dụng đất cát trong vườn trộn trung với đất thịt phù sa.
Nên chọn các loại đất có nhiều dưỡng chất để tiến hành thay đất
Khi trồng cây trong chậu mới, bạn nên trộn đất thêm xơ dừa với tro trấu để cung cấp thêm dưỡng chất. Không chỉ vậy, khi tưới nước cũng sẽ không làm cây bị ngập úng. Tỷ lệ trộn: 30% đất + 30% trấu và 40% xơ dừa là thích hợp nhất. Còn nếu trồng cây mai ở ngoài vườn, bạn nên xới nhẹ đất lên để đất tơi xốp hơn, nhờ vậy cây mai sẽ dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất.
Thay đất sẽ cung cấp thêm đạm và kali cho cây mai
Việc thay đất mới cho cây sẽ giúp cung cấp thêm hàm lượng kali và đạm cho cây mai. Từ đó, cây mai sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tốt nhất, bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ lên toàn bộ bề mặt, kế đó cho một ít lớp đất trồng vào, rồi cuối cùng là cho cây vào và nén chặt lại.
4.4. Bón phân đúng thời điểm thích hợp
Đây là công đoạn cuối cùng và rất quan trọng trong cách chăm sóc mai sau Tết. Hơn nữa, việc bón phân theo từng thời điểm còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của cây mai. Cụ thể cách làm như sau:
4.4.1 Từ tháng 2 – 6
Sau khi để cây vào chậu vào đất mới, bạn nên ấn chặt đất xuống để cây đứng vững hơn. Sau đó, bạn sử dụng thuốc kích thích rễ. Bạn tiến hành pha loãng 1 muỗng phân N3M cùng 5 lít nước, rồi tưới lên cây mai. Bạn nên tưới phân vào buổi chiều mát mẻ đẻ giúp chồi, lá và rễ phát triển nhanh chóng.
Bón phân vào buổi chiều giúp cây nhanh đâm chồi nhanh chóng
Một cách khác nữa là: Bạn trộn đều hỗn hợp gồm phân bón lá sinh học Humic + phân Boom Flower với nước, sau đó tiến hành phun lên cây. Phân Humic sẽ cung cấp dưỡng chất cho cây, còn phân Boom sẽ kích thích tạo đọt non. Giống với phân Humic, bạn có thể dùng phân Dynamic Lifter, phân chuồng hoặc phân Ure để bổ sung đạm cho cây mai.
Phun thuốc để tiêu diệt sâu bọ
Thời điểm này, lá non sẽ ra nhiều, thu hút nhiều bọ trĩ lẫn sâu ăn lá xuất hiện. Do đó, cách chăm sóc mai sau Tết lúc này là sử dụng thuốc Actara phun lên cây mai để tiêu diệt sâu bọ.
4.4.2 Từ tháng 6 đến tháng 10
Khoảng thời gian này chính là lúc phân tách cành, hình thành nụ, là "nền móng" để cây mai nở hoa sau này. Thời điểm này, phân lân DAP chính là lựa chọn tốt nhất sẽ hỗ trợ phân hóa nụ hoa nhanh hơn. Ngoài ra, mùa này còn là mùa mưa, độ ẩm không khí cũng cao hơn nên dễ gây ra các bệnh như: Đốm lá. Bạn có thể kết hợp dùng thêm thuốc Insuran hoặc Ridomin phun lên cây mai, để đánh bật nấm.
Bón phân cung cấp đạm và khoáng chất vi lượng
Bên cạnh đó, nhiều người cũng khuyên nên sử dụng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE hoặc 20-20-15TE để bón phân cho cây. Mỗi lần, bạn nên bón cho cây khoảng 40-50g/chậu có khoảng 50-60kg đất, tầm 15-20 ngày bón một lần. Chỉ cần chăm chỉ bón những loại phân này là đã bổ sung thêm nhiều khoáng chất vi lượng lẫn đa lượng và đạm cho chậu mai rồi đấy.
Bạn nên đều đặn bón phân 2-3 lần/ tháng cho cây mai. Không chỉ vậy, bạn đừng quên quan sát cây ra lá cẩn thận, nếu lá ra nhiều và có màu sắc đậm hơn, hãy giảm số lần bón phân xuống nhé.
4.4.3 Từ tháng 10 đến tháng 12
Với những tháng cuối năm này, bạn nên tiến hành bón phân kích thích để nụ phát triển và hoa nở đẹp vào đúng dịp Tết. Bạn có thể sử dụng phân bón NPK 7-5-44 gói 10g pha loãng cùng với 8 lít nước, rồi cứ 5 ngày tưới 1 lần cho cây. Việc này sẽ giúp cây mai nở hoa nhiều và hoa cũng rực rỡ hơn nữa. Không chỉ vậy, một vài người còn sử dụng hoocmon thực vật Gibberellin nồng độ 25-40 ppm, rồi tiến hành phun dưới gốc cây khoảng 2 ngày/lần, thúc đẩy hoa nở nhanh và nhiều hơn.
Bón phân giúp hoa nở đẹp và rực rỡ hơn
5. MỘT VÀI LƯU Ý VỀ CÁCH CHĂM SÓC MAI SAU TẾT
Bên cạnh những cách chăm sóc mai sau Tết nêu trên, bạn cũng nên chú ý đến một số điều sau để giúp cây mai phát triển tốt hơn. Cụ thể đó là:
- Không được bón phân ngay khi mới thay đất. Bởi điều này sẽ làm bộ rễ không hấp thu được những dưỡng chất từ phân, nghiêm trọng hơn phân còn làm hỏng cả bộ rễ.
- Số phân bón lót hoặc việc phun phân bón lá vô cơ cũng đã giúp cho cây mai phát triển mạnh mẽ trong đầu mùa mưa. Cùng với đó, các cơn mưa đầu mùa, thời tiết ôn hòa cùng với sâm sét giúp tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí, tạo điều kiện cho mai sinh trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Lưu ý một vài điều nhỏ khi chăm sóc sẽ giúp hoa mai nở đẹp hơn
Với các cách chăm sóc mai sau Tết mà Hay Độc Lạ đã nêu ở trên đã giúp bạn hoàn thành được một phần trong quá trình nuôi dưỡng cây mai. Những bước trên sẽ giúp cho cây mai được nuôi dưỡng và tích lũy các dưỡng chất tốt nhất, để tạo nụ và khoe sắc một cách rực rỡ nhất vào dịp Tết năm sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét