Sống khỏe, sống thọ là điều mà ai cũng mong muốn. Cùng với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ trung bình của người dân đang ngày càng cao.
Theo Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2022, mỗi năm tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân Việt Nam tăng 0,1 năm, từ 73,4 năm 2016 tăng lên 73,7 năm 2020. Tuổi thọ trung bình của nữ và nam đều tăng, trong khi đó tuổi thọ của nữ vẫn cao hơn nam 5,4 năm.
Nhưng mặt khác, với sự gia tăng của tuổi tác, các bệnh lý, vấn đề về sức khỏe cũng ngày một trẻ hóa, dễ phát sinh hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cụ thể, các tai biến về tim mạch và mạch máu não dễ xảy ra, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên. Các cơ quan bắt đầu lão hóa, cơ thể tăng cân, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, tăng nguy cơ loãng xương, chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống... đều là những vấn đề này đe dọa đến tính mạng và sức khỏe.
Do đó, sau 50 tuổi, nếu cơ thể vẫn chưa xuất hiện 5 bệnh sau đây chứng tỏ các cơ quan đang vận hành rất tốt, cơ hội để sống khỏe, sống thọ sẽ cao hơn.
Không mắc các bệnh này sau 50 tuổi chứng tỏ cơ thể vẫn rất khỏe mạnh
Mặc dù tuổi tứ tuần, ngũ tuần mắc bệnh nhiều nhưng không phải ai cũng sẽ là đối tượng của bệnh tật. Sau 50 tuổi, có nhiều người vẫn khỏe khoắn, năng động, ít bệnh tật thì cơ hội sống thọ tương đối cao hơn.
1. Các bệnh răng miệng
Trong cơ thể người, răng miệng là một trong những bộ phận rất nhạy cảm. Cũng như nhiều cơ quan chức năng khác, răng miệng không nằm ngoài sự tác động của quá trình lão hóa. Điều này khiến răng bị biến đổi, đồng thời dễ bị ảnh hưởng từ việc điều trị một số bệnh lý toàn thân.
Do đó, người trung niên và cao tuổi chịu nhiều áp lực khác nhau và dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Theo kết quả điều tra sức khỏe của Viện Răng hàm mặt Quốc gia: Từ 45 tuổi trở lên có 93,2 % người mắc bệnh viêm lợi, viêm quanh chân răng. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng càng lớn.
2. Tăng huyết áp
Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, nhiều muối được tích lũy trong nhiều năm tuổi trẻ đã khiến nhiều người trở thành đối tượng bị tăng huyết áp ngay khi vừa chớm bước vào độ tuổi trung niên. Một khi huyết áp cao không được kiểm soát tốt thì rất dễ gây ra nhiều bệnh khác nhau như xuất huyết não, đột quỵ…
3. Thoát vị đĩa đệm, đau cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người mắc đặc biệt là người cao tuổi. Nguyên nhân là do quá trình thoái hóa tự nhiên, các cột sống dần bị mài mòn, không thể tự sản sinh ra các chất nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp. Lúc này chức năng của đĩa đệm cũng bị suy giảm, nứt rách, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
Những người thường xuyên ngồi nhiều, ngồi lâu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc bị stress, ăn uống thiếu chất cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
4. Rung tâm nhĩ
Rung tâm nhĩ là sự tăng lên hoặc đập không đều của nhịp tim, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và các biến chứng liên quan đến tim khác. Thống kê cho thấy bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường.
5. Đau khớp
Cùng với tuổi tác, người trung niên và cao tuổi sẽ phải đối mặt với các triệu chứng đau nhức xương khớp. Chất lượng xương và sụn khớp suy giảm theo thời gian. Đặc biệt là càng lớn tuổi, sức khỏe xương khớp càng đi xuống.
Bí quyết ăn uống để bảo vệ sức khỏe tuổi trung niên
Khi một người bước vào tuổi trung niên, việc ăn uống đảm bảo chất lượng là điều vô cùng quan trọng. Thói quen ăn uống lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy: Ở nhóm người trên 50 tuổi, thói quen ăn uống không lành mạnh có thể góp phần gây gia tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là khi liên quan tới người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Do đó, người lớn tuổi có thể tham khảo một số chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn kiêng ngăn ngừa huyết áp cao…
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn của một số nước Địa Trung Hải như Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha... Nên ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, các sản phẩm từ đậu nành. Bổ sung chất đạm từ cá, trứng, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa một cách điều độ. Đồng thời lưu ý ăn ít thịt đỏ, thức ăn có đường, v.v.
Chế độ ăn ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp
Chế độ ăn kiêng DASH có tác dụng phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, phòng ngừa loãng xương, ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường.
Phương pháp này khuyến nghị mọi người nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, đạm nạc… Giảm thiểu hấp thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol và hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ.
Cuối cùng, duy trì những thói quen sống và chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa quan trọng để phòng tránh các bệnh tật. Không chỉ nhóm người sau tuổi 50 mà tất cả đều cần phải áp dụng ngay từ khi còn trẻ để bảo vệ cơ thể của mình.
*Theo Health Network / Phương Thuý / Theo Trí thức trẻ
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét