LỜI CHÀO
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022
TOP 10 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN CỦA VIỆT NAM...
1. Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã Nhạc Cung Đình là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ như: Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái góp phần tạo sự trang trọng cho các buổi lễ. Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Chính vì thế Nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng.
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào giữa tháng 12/2003. Đây là vinh dự và niềm tự hào to lớn cho Huế cũng như dân tộc Việt Nam. Đồng thời, sự vinh danh này còn góp phần tạo nên sức hút, nét hấp dẫn rất riêng cho ngành du lịch của thành phố Huế cổ kính và thơ mộng.
2. Cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.
Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.
3. Quan họ Bắc Ninh
Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.
Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều “giọng” Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.
Tính tới nay, tại Bắc Ninh còn lại gần 30 làng Quan họ gốc, với khoảng hơn 300 làn điệu dân ca được truyền lại từ đời này sang đời khác. Theo những gì mà UNESCO đánh giá thì Quan họ Bắc Ninh mang tới những giá trị văn hóa rất đặc biệt, thể hiện cho tập quán xã hội, cho nghệ thuật trình duyễn, cũng như kỹ thuật hạt, hay ứng xử văn hóa, kết hợp cùng ngôn ngữ đẹp và trang phục ấn tượng. Tất cả kết hợp lại trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
4. Ca trù
Ca trù gọi nôm na là hát cô đầu/ hát nhà trò, đây là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc tính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15 và từng là loại ca trong cung đình được yêu thích.
Có thể nói ca trù chính là sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữ thi ca và âm nhạc. Bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo khẳng định được bị trí quan trọng của Việt Nam và cả nhân loại.
Khác với quan họ, ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói. Một câu hát ca trù cần có 3 phần chính: Đầu tiên “đào” hay “ca nương” sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, tiếp theo “kép” chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát, cuối cùng “quan viên” đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Năm 2009, ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đến nay, ca trù bị mai một nhiều, giới trẻ dường như đang quay lưng một cách hoàn toàn với loại hình này.
5. Hát xoan
Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam.
Nguồn gốc của hát xoan có nhiều cách giải thích bằng huyền thoại được đặt vào thời các Vua Hùng dựng nước.
Có chuyện kể rằng Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở nơi này là quê Xoan Phù Đức – An Thái, thấy các trẻ chăn trâu hát múa, vua rất ưa thích và lại dạy thêm nhiều điệu khúc nữa, những điệu hát múa ấy của Vua Hùng và các em chăn trâu, đó cũng là những điệu Xoan tiên.
Ngày 24/11/2011, hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các phường hát xoan thường diễn xướng vào mùa xuân tại các đình, miếu làng, đến mùng 5 Tết thường hát ở hội đền Hùng. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang ra sức gìn giữ di sản văn hóa này bằng cách mở các lớp học dạy hát xoan, tôn tạo lại các di tích miếu, đình, nơi hát xoan được tổ chức.
6. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, còn có tên gọi khác là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này đã không ngừng phát triển cả về bề rộng, bề sâu, trở thành bản sắc riêng có của nhân dân xứ Nghệ.
Ví và Giặm xứ Nghệ có điểm chung là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; có chung đặc tính địa phương về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba hình thức: hát lẻ, hát đối và hát cuộc. Các cuộc hát nổi bật với lối hát giao duyên, thường có ba chặng: hát dạo, hát đối và hát xe kết. Mỗi bên hát phải có ít nhất hai, ba người, một người hát chính, người còn lại hát theo để đỡ giọng.
Dân ca ví giặm tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. Xem ngay ví, giặm Nghệ Tĩnh tại: https://www.youtube.com/
7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Truyền thống thờ Tổ tiên bắt nguồn từ việc biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, nên trong mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, đến thờ Tổ của dòng họ, thờ thành hoàng làng ở từng làng xã và đến cấp độ cao hơn là thờ chung một ông Tổ – Vua Hùng.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc. Nên tất cả những người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
8. Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ
Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân.
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, lan tỏa và được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chủ thể di sản là thủ nhang, thầy cúng, thanh đồng, hầu dâng, cung văn, con nhang đệ tử cùng với cộng đồng cư dân có chung một niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh, sự bảo trợ của các Mẫu, đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn bó với nhau thành bản hội, cùng nhau thực hành nghi lễ thờ cúng, tham gia lễ hội, lên đồng tại các phủ, điện Thờ Mẫu.
Vào hồi 17h15’ giờ địa phương (12h15’giờ Việt Nam) ngày 01 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 9. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền SócHội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng – một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền. Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm – nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) – nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng. Năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương”. Đây là lễ hội có giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ. 10. Đờn ca Tài Tử Nam BộĐờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền ầm bằng cây guitar phím lõm. Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam Phương Thảo / Theo https://ezcomclass.com Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt: |
Vận hành bởi WordPress.com |
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022
4 cách trang trí sân nhà thành góc tận hưởng mùa hè thú vị...
Mùa hè sẽ vô cùng thú vị khi bạn đang sở hữu mảnh sân sau và biết cách 'đánh thức' vẻ đẹp tiềm ẩn của khoảng diện tích ngoài trời này bằng nhiều cách khác nhau.
Sân nhà của gia đình bạn có thể rộng hoặc hẹp, hình dạng khác nhau nhưng đó luôn là khoảng không gian quý giá để bạn cùng mọi người trong gia đình có thể tận hưởng những ngày mùa hè vô cùng thú vị.
Những buổi sáng dậy sớm hay những ngày cuối tuần rảnh rỗi, bạn có thể cùng người thân tận hưởng làn gió mát từ cây cối, ăn bữa sáng trong ánh nắng nhẹ nhàng hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện cùng nhau trong khuôn viên sân nhà.
Hãy để những ngày hè trôi qua thật ý nghĩa khi làm đẹp khoảng sân theo những cách đơn giản và tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả tốt nhất. Khoảng sân đẹp cũng giúp lưu giữ những ký ức đẹp, góp phần tạo vẻ đẹp ấn tượng cho chốn đi về của gia đình bạn.
1. Trồng thêm thật nhiều cây và hoa
Mùa hè là khoảng thời gian vô cùng thú vị để mọi người dậy sớm, bước chân ra sân vườn để hít thở không khí trong lành. Sẽ thật tiếc nếu không gian sân vườn không được trồng thêm cây và hoa. Nét tự nhiên xanh tươi của hoa lá sẽ giúp bạn yêu hơn khoảng sân nhà mình.
Khoảng sân có thể trồng thêm một vài cây xanh.
Trồng một vài loại hoa yêu thích để có thêm góc nhỏ thật đẹp để ngắm nhìn hoa nở.
Những chậu hoa rực rỡ trong nắng tạo điểm nhấn cho sân nhà bạn.
Nếu đã quy hoạch trồng cây hợp lý, bạn có thể chăm sóc cỏ để khoảng sân thêm xanh mát.
Sự góp mặt của cây xanh luôn tạo vẻ đẹp dịu dàng cho khoảng sân trong nắng mùa hè.
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt: |
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022
Vẻ đẹp kỳ quái của “Người phụ nữ nằm khỏa thân” có giá 1.400 tỷ đồng...
Bức tranh chân dung khắc họa vẻ đẹp người tình của Picasso - nàng Marie-Thérèse Walter. Vẻ đẹp của người đẹp có thể khó cảm nhận, nhưng giá tranh thì... "nghe xong, sốc liền".
Bức "Femme nue couchée" (Người phụ nữ nằm khỏa thân) sắp được nhà đấu giá Sotheby tại New York, Mỹ, đem ra rao bán trong tháng 5 này. Đây là lần đầu tiên bức tranh xuất hiện trên thị trường đấu giá.
Tác phẩm khắc họa người tình kiêm nàng thơ của Picasso một thuở - nàng Marie-Thérèse Walter trong hình dáng của một loài sinh vật biển. Bức tranh được ước đoán có giá vào khoảng 60 triệu USD (tương đương gần 1.400 tỷ đồng).
Bức "Femme nue couchée" chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà sưu tập trên khắp thế giới, bởi hiện tại, cơ hội để sở hữu được tác phẩm của một danh họa nổi tiếng như Picasso là không nhiều.
Các tác phẩm lớn đều đã thuộc về các viện bảo tàng danh tiếng vốn rất ít khi bán ra các tác phẩm giá trị; còn những tác phẩm nằm trong các bộ sưu tập tư nhân cũng không thường xuyên xuất hiện trên thị trường đấu giá. Một tác phẩm đặc biệt như thế này được đem ra rao bán là một điều rất hiếm có.
Bức "Người phụ nữ nằm khỏa thân" cho thấy những xúc cảm nóng bỏng của danh họa Picasso dành cho người tình với rất nhiều đường cong xuất hiện trong tranh. Nàng Marie-Thérèse Walter được xem là người tình kiêm nàng thơ đánh thức nhiều xúc cảm nhất trong danh họa Picasso qua các tác phẩm nghệ thuật.
Chuyện tình giữa Picasso và Walter cũng được xem là một trong những chuyện tình đáng nhớ trong lĩnh vực mỹ thuật thế kỷ 20. Cuộc tình này ban đầu là một bí mật được danh họa Picasso giấu kỹ trong suốt nhiều năm tháng.
Ở tuổi 45, khi đã là một người có gia đình, Picasso vẫn... để mắt tới cô gái 17 tuổi có tên Marie-Thérèse Walter, khi ông tình cờ nhìn thấy cô qua ô kính của một triển lãm nghệ thuật ở Paris hồi năm 1927.
Rất nhanh chóng, Picasso lại gần tiếp cận cô gái và nói: "Tôi chắc chắn chúng ta sẽ làm được những điều kỳ diệu cùng với nhau. Tôi là Picasso". Dù khi ấy, Walter không biết Picasso... là ai, nhưng cô cảm thấy thích thú với cách làm quen này.
Về sau này, Walter đã truyền cảm hứng cho những bức tranh, bức tượng của Picasso. Một số tác phẩm mà Picasso khắc họa Walter nằm trong nhóm những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác trải dài 8 thập kỷ của ông.
Trong sự nghiệp của danh họa Picasso, năm 1932 được đánh giá là một năm đặc biệt, bởi trong năm này, Picasso thực hiện nhiều bức tranh đầy xúc cảm khắc họa vẻ đẹp của nàng thơ kiêm người tình Marie-Thérèse Walter. Bức "Femme nue couchée" được thực hiện trong năm 1932.
Trong bức tranh, Walter được khắc họa như một sinh vật biển... nhiều chân với vô số đường cong. Ngoài đời thực, Walter rất thích bơi lội, vẻ đẹp của nàng thơ khi ở dưới nước là một nguồn cảm hứng đặc biệt đối với Picasso, ông... không biết bơi và cũng không bao giờ có ý định học bơi.
Năm ngoái, một bức tranh khác của Picasso - bức "Femme assise près d'une fenêtre" (Người phụ nữ ngồi bên cửa sổ) cũng khắc họa nàng thơ Marie-Thérèse Walter đã được bán ra tại một cuộc đấu giá ở New York, Mỹ, và đạt mức giá 103,4 triệu USD.
Trong cuộc đời mình, Marie-Thérèse Walter chỉ gắn bó với Picasso trong quãng thời gian 8 năm, từ năm 1927 đến năm 1935, nhưng cả cuộc đời sau này, khi Picasso đã có những người tình mới, những nàng thơ mới, Walter vẫn sống với những tình cảm dành cho Picasso.
Từ cuộc tình gắn bó 8 năm, hai người có một cô con gái. Picasso chu cấp kinh tế cho Walter và con gái nhưng không gắn bó dài lâu với người tình. Vào ngày 20/10/1977, ở thời điểm 4 năm sau khi Picasso qua đời, bà Walter tự sát ở tuổi 68 vì không chịu đựng nổi ý nghĩ trên đời này không còn người mà bà hằng thương nhớ nữa.
Bích Ngọc / Dân Trí /Theo The Guardian
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt: |
Vận hành bởi Wor |
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022
Ngủ trưa tăng trí nhớ gấp 5 lần? Ngủ trưa thế nào tốt cho sức khỏe?...
Có nghiên cứu cho rằng ngủ trưa giúp tăng khả năng ghi nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng lại cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thực ra vấn đề này liên quan đến thời gian bạn ngủ. Vậy một giấc ngủ trưa tốt cho sức khỏe nên là bao lâu?
Bài viết của bác sĩ y học thể thao Gabe Mirkin, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Ngủ trưa từ 10 phút đến 2 giờ là tốt cho sức khỏe và có thể bảo vệ trí nhớ cùng các chức năng khác của não, miễn là bạn không ngủ quá nhiều vào ban đêm (tổng cộng không quá 8 giờ). (Ảnh: Shuterstock)
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heart đã theo dõi 3.462 người trong độ tuổi từ 35 đến 75 trong 5 năm. Kết quả phát hiện ra rằng những người ngủ trưa 1 đến 2 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nhiều, trong khi những người ngủ trưa thường xuyên hơn 2 lần một tuần có cùng nguy cơ mắc bệnh tim như những người không ngủ trưa.
Họ giải thích kết quả kỳ lạ này rằng: Những người có thói quen ngủ trưa thường là người lớn tuổi, nam giới, hút thuốc lá và béo phì, những người này vốn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Những người này cũng thường ngủ lâu hơn vào ban đêm.
Khi họ loại bỏ những người có nguy cơ đau tim cao này khỏi dữ liệu, những người ngủ nhiều hơn 2 giấc mỗi tuần không bị tăng nguy cơ đau tim.
Ít có nguy cơ chết vì đau tim hơn
Tăng nguy cơ tử vong do đau tim
Có khả năng bị đau tim như những người không ngủ trưa
Hầu hết tất cả các nghiên cứu về ngủ trưa và nguy cơ đau tim chỉ là quan sát, so sánh những người ngủ trưa với những người không ngủ trưa. Loại nghiên cứu này có thể cho thấy mối liên hệ, nhưng chúng không cho thấy mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.
Giấc ngủ cải thiện chức năng não như thế nào
Khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, đôi mắt của bạn tĩnh lặng, được gọi là giấc ngủ Không chuyển động mắt nhanh (NREM). Sau đó, mắt của bạn bắt đầu di chuyển nhanh chóng từ bên này sang bên kia, được gọi là giấc ngủ Chuyển động mắt nhanh (REM).
Trong khi ngủ, bạn di chuyển qua lại giữa giấc ngủ REM và NREM. Giấc ngủ REM giúp phục hồi trí nhớ và các chức năng khác của não. Giấc ngủ REM tăng lên rõ rệt sau khi thức nhiều giờ và sau khi tập thể dục.
Khi bạn ngủ, các dây thần kinh trong não tái tạo, bằng chứng là tăng phân chia tế bào, tổng hợp protein mới và loại bỏ chất thải phân hủy từ quá trình trao đổi chất của não. Có bằng chứng cho thấy rằng bạn học hầu hết những kiến thức mới khi còn thức, nhưng bạn xử lý kiến thức đó và học cách tận dụng nó tốt hơn ngay sau khi thức dậy. Khi bạn bỏ lỡ thời gian ngủ bình thường của mình, bạn sẽ mất một phần khả năng hồi tưởng và ghi nhớ mọi thứ. Tôi học được điều này vào năm lớp 7, khi thấy rằng tôi có thể nhớ mọi thứ tốt hơn khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn. Kể từ đó, tôi luôn chợp mắt trước khi đọc và viết.
Nói chung, những người ngủ trưa hơn 2 giờ một ngày có thể bị mất trí nhớ được gọi là suy giảm nhận thức, trong khi những người ngủ trưa ít hơn 2 giờ một ngày sẽ cải thiện trí nhớ.
Ngủ trưa có thể có tác dụng phụ là cản trở giấc ngủ ban đêm bình thường. Do vậy, thời gian ngủ ngắn tốt nhất cho trí nhớ là sau khi ăn trưa, từ giữa trưa đến 3 giờ chiều.
Gợi ý của tôi là:
Chu Lỵ/ Theo Epoch Times / Trí thức VN
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/