Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Không chỉ người già, người trẻ đã phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ...

Không chỉ người già, người trẻ đã phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ: Đây là điều nên làm
Bệnh suy giảm trí nhớ đang ngày càng trẻ hóa và làm cho cuộc sống của nhiều người trở nên đảo lộn. Khi về già, bạn có thể là gánh nặng cho người thân. Đây là điều nên làm từ sớm.
Chúng ta thường chủ quan với bệnh suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ bởi khi còn trẻ, chung ta gần như không hình dung được hậu quả nặng nề của nó
Nhiều người sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ngay khi bước vào tuổi già, thậm chí với lối sống phụ thuộc vào công nghệ như hiện nay thì bệnh ngày càng nặng, ngay kể cả với những người trẻ tuổi, nhiều người đã rơi vào trạng thái “nhớ nhớ, quên quên”.
Ít ai biết rằng, khi mắc bệnh suy giảm trí nhớ, bạn sẽ không thể tự chăm sóc bản thân được nữa, cần phải thêm một lượng nhân lực nhất định để chăm sóc người bệnh. Vô tình bạn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.0
Vậy, các triệu chứng của bệnh Alzheimer là gì? Làm thế nào nó có thể trì hoãn bệnh Alzheimer và thậm chí ngăn chặn sự xuất hiện của căn bệnh này? Chúng ta cùng tìm hiểu để bảo vệ bản thân trước khi quá muộn.

Không chỉ người già, người trẻ đã phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ: Đây là điều nên làm - Ảnh 1.
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer

1. Các triệu chứng ở giai đoạn 1 (giai đoạn đầu)

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bị tổn thương một phần hệ thống ngôn ngữ, không thể tự do diễn đạt suy nghĩ của mình, trí nhớ cũng suy giảm, thậm chí còn bị lệch trí nhớ, nhầm lẫn giữa các sự kiện hoặc khái niệm khác nhau.

Một số người cao tuổi sẽ có triệu chứng mất phương hướng ở những nơi quen thuộc, nhiều trường hợp mất tích đột ngột do không thể nhớ được để tìm được đường về nhà, không có thông tin liên lạc khẩn cấp của người nhà dẫn đến thảm họa.

Ngoài ra, khi bạn không có đủ sự minh mẫn, bạn sẽ bị mất tình yêu với cuộc sống và thiếu tình yêu với các hoạt động hàng ngày.

Không chỉ người già, người trẻ đã phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ: Đây là điều nên làm - Ảnh 2.
2. Các triệu chứng ở giai đoạn 2 (giai đoạn giữa)

Nhiều người nói rằng họ hay bị quên hơn đối với các công việc phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường, có thể bạn đang nghĩ về những gì mình sẽ làm trong giây cuối cùng và rồi bỗng nhiên không nhớ nó trong giây tiếp theo.

Bạn thậm chí có thể quên tên gia đình của mình. Một khi các triệu chứng mất trí nhớ trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ không thể tự lo liệu cho mình trong cuộc sống hàng ngày nữa, không thể làm những việc như dọn dẹp một mình, và đôi khi thậm chí không biết mình đã ăn rồi hay chưa.

Vì điều này xảy ra, người cao tuổi sẽ rất phụ thuộc vào người nhà hoặc người chăm sóc, và họ cần người khác giúp, thậm chí kể cả việc đơn giản như đi vệ sinh và mặc quần áo.

3. Các triệu chứng ở giai đoạn 3 (giai đoạn muộn)

Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối sẽ mất hoàn toàn khả năng sống độc lập, các chức năng thể chất cũng suy giảm.

Ví dụ, sẽ không kiểm soát được, và sẽ không có cách nào để đi lại trong chính ngôi nhà của bạn.

Khả năng vận động cũng trở nên chậm chạp, thậm chí không thể tự đi lại, cần đến sự hỗ trợ của xe lăn hoặc đơn giản là nằm liệt giường. Hệ thống ngôn ngữ cũng xuống cấp hoàn toàn, trở thành tình trạng mất ngôn ngữ như trẻ nói bi bô.

Không chỉ người già, người trẻ đã phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ: Đây là điều nên làm - Ảnh 3.
Các khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Để không bị mắc bệnh Alzheimer, dưới đây là một số gợi ý để chúng ta có thể sớm phòng tránh căn bệnh này.

1. Sử dụng não của bạn nhiều hơn và tập thể dục thường xuyên

Bạn nên để não vận động và làm các bài tập tư duy nhiều hơn. Một bộ não hoạt động sẽ giữ cho các dây thần kinh sọ não ở trạng thái hoạt động liên tục và sẽ không bị thoái hóa.

Người cao tuổi có thể chơi cờ vào những lúc bình thường, hoặc chơi một số trò chơi mang tính giáo dục một cách thích hợp, và thậm chí học hỏi một số điều mới từ thế hệ trẻ.

Không chỉ người già, người trẻ đã phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ: Đây là điều nên làm - Ảnh 4.
2. Chú ý đến chế độ ăn uống, thái độ sống/tâm trạng duy trì sự cân bằng, hài hòa

Người cao tuổi nên ăn ba bữa nhẹ hơn và giảm ăn các thực phẩm giàu calo như chất béo.

Có thể bổ sung một số thực phẩm giàu protein như sữa vào bữa ăn hàng ngày, các sản phẩm từ đậu nành cũng là thực phẩm phù hợp để thêm vào chế độ ăn.

Ba bữa ăn hàng ngày nên chú ý nêm nếm nhạt hơn và giảm ăn các thức ăn nhiều calo như chất béo.

Tinh thần lạc quan cũng giúp ích rất nhiều trong việc phòng chống bệnh Alzheimer.

Trí nhớ suy giảm là chuyện bình thường của người già, chỉ cần tình hình không quá nghiêm trọng là có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống, đừng lo lắng hay căng thẳng.

3. Các thành viên trong gia đình nên trở thành bầu bạn nhiều hơn với người cao tuổi

Sự quan tâm của mọi người trong gia đình đối với thành viên cao tuổi trong nhà có thể góp phần đẩy lùi bệnh suy giảm trí nhớ. Điều này rất quan trọng, thành viên gia đình rất cảm kích và trò chuyện với người cao niên trong gia đình theo nhiều cách khác nhau.

Không có người ở bên, những người già cô đơn thường sẽ rơi vào tâm trạng bi quan, không vui, lâu dần có thể rơi vào khả năng mắc bệnh Alzheimer với tỉ lệ rất cao.

*Theo Bí mật Trung Hoa / Theo Hà An / Pháp luật và bạn đọc

anle20 | 9 Tháng Tám,
Trouble clicking? Copy and paste this URL into your browser:
https://anle20.wordpress.com/2020/08/09/khong-chi-nguoi-gia-nguoi-tre-da-phai-doi-mat-voi-benh-sa-sut-tri-tue-day-la-dieu-nen-lam/

Thanks for flying with WordPress.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét