Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Khám phá bảo tàng trong tu viện cổ giữa rừng ở Đà Lạt

Khám phá bảo tàng trong tu viện cổ giữa rừng ở Đà Lạt

bởi anle20
Phía sau những mẫu vật đặc sắc, thông điệp mà Bảo tàng Sinh học ở Đà Lạt muốn nhắn gửi đến du khách là: ‘Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người’.
Nằm trong khuôn viên Viện Sinh học Tây Nguyên, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Đà Lạt gần 10 km, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến hấp dẫn dành cho những người yêu thích thiên nhiên ở Đà Lạt.
Tòa nhà của Bảo tàng được xây dựng từ năm 1950, ban đầu là giảng đường của một tu viện Công giáo. 
Viện Sinh học Tây Nguyên là một cơ quan nghiên cứu khoa học tại Đà LạtViệt Nam với chức năng nghiên cứu cơ bản về sinh học vùng Tây Nguyên. Trụ sở của viện nằm trên một quả đồi cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7 km, trước 1975 là một tu viện thuộc tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Trước năm 2008, viện có tên Phân viện Sinh học tại Đà Lạt. Viện Sinh học Tây Nguyên trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.[1]
Sau này tu viện được chuyển đổi thành Phân viện Sinh học, từ năm 2008 là Viện Sinh học Tây Nguyên, trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bảo tàng có 7 gian phòng trưng bày và 6 phòng lưu trữ hàng nghìn mẫu vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phổ biến tại khu vực Tây Nguyên, góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như ngành du lịch của địa phương.
Bộ sưu tập nổi bật của Bảo tàng là 386 mẫu thú thuộc 58 loài, trong đó có 38 loài thuộc diện quý hiếm đã được công bố trong sách đỏ Việt Nam.
Ấn tượng nhất trong bộ sưu tập này là một tiêu bản voi trưởng thành.
Ngay sau tiêu bản voi là bộ xương voi được dựng hoàn chỉnh.
Mẫu lợn đột biến với hai mặt.
Bên cạnh các loài thú, Bảo tàng còn lưu giữ 245 mẫu chim của 95 loài.
Và 43 mẫu lưỡng cư, bò sát của 32 loài.
Bảo tàng có một phòng trưng bày xương, gồm 195 mẫu xương của 45 loài động vật.
Cận cảnh một số mẫu xương linh trưởng.
Bộ sưu tập côn trùng của Bảo tàng khá đồ sộ với hàng trăm mẫu côn trùng thuộc 10 bộ côn trùng.
Tiêu bản các loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng.
Ngoài ra, Bảo tàng Sinh học còn trưng bày 245 mẫu nấm lớn của 240 loài thuộc khu vực rừng thông Lâm Đồng.
Cận cảnh một số bình lưu trữ mẫu nấm.
Bộ mẫu vật của Bảo tàng được sắp xếp theo trình tự tiến hóa giúp cho người tham quan có cái nhìn tổng thể về sự phát triển và tính đa dạng của thế giới động thực vật.
Phía sau những mẫu vật đặc sắc, thông điệp mà Bảo tàng Sinh học muốn nhắn gửi đến du khách là: “Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người”.
Theo KIẾN THỨC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét