Sự khôn ngoan bắt đầu từ việc nhận ra sự thiếu hiểu biết của chính mình và sự bất khả thi của kiến thức tuyệt đối.
Điều gì cho phép bạn phản ứng tốt hơn với một thế giới đang gặp khủng hoảng, một thế giới không chắc chắn và luôn thay đổi? Đó chính là sự khôn ngoan.
Sự khôn ngoan được định nghĩa là khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, nó cũng giúp bạn có thể giúp đỡ người khác. Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể trở nên khôn ngoan hơn và mở ra chương mới của cuộc đời mình.
1. Điều chỉnh cảm xúc của bạn
Bạn không thể đưa ra được quyết định khôn ngoan và đúng đắn khi đang bị kìm kẹp bởi sự tức giận hoặc thất vọng. Đầu tiên, bạn cần phải bắt đầu coi trọng khả năng quản lý và điều tiết cảm xúc. Bạn cần hiểu rõ từng cảm giác, cảm xúc và tình cảm của chính mình để bạn có thể đặt chúng vào đúng nơi có thể mang lại cho bạn những thứ có lợi thay vì chống lại bạn.
2. Bình tĩnh và thanh thản
Để hành động khôn ngoan, bạn cần phải có được sự bình tĩnh và thoải mái. Bạn chỉ có thể quan sát được thế giới nếu bạn có đôi mắt điềm tĩnh và thái độ bình thản. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể hiểu được những quan điểm và ý kiến trái ngược.
Người khôn ngoan luôn hành động sau khi đã phân tích một tình huống và hiểu rõ từng động lực hình thành nên sự kiện đó. Điều này chỉ có thể được thực hiện từ một tâm trí bình tĩnh và tập trung.
3. Rèn luyện tư duy khám phá
Mọi thử thách đều có nhiều hơn một giải pháp. Những người hành động khôn ngoan là người yêu thích kiến thức và có đầu óc thích học hỏi, đồng thời thích khám phá những lựa chọn mới. Điều này giải thích tại sao, đối với mọi thách thức thì người khôn ngoan thường đề xuất ra nhiều giải pháp khác nhau.
4. Quan tâm đồng cảm
Để đưa ra được hành động khôn ngoan, bạn cần phải đặt lợi ích cá nhân sang một bên. Lợi ích chung mới là điều quan trọng. Nếu trong một cộng đồng hoặc tập thể, bạn cần phải ưu tiên đạt được lợi ích nhóm và trên diện rộng. Điều này cũng phân biệt người thông minh với người khôn ngoan.
javascript:if(typeof(
Người thông minh thường tập trung vào lợi ích cá nhân, còn người khôn ngoan thường rất đồng cảm, quan tâm và nhạy cảm với nhu cầu của người khác.
5. Hành vi đạo đức
Những người khôn ngoan không chỉ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong mọi hoàn cảnh mà còn luôn có đạo đức. Họ có những ranh giới và giá trị đạo đức, họ từ chối bất cứ điều gì có thể khiến họ phạm phải hoặc vượt qua chúng.
6. Kỹ năng siêu nhận thức
Những người khôn ngoan sở hữu tiềm năng siêu nhận thức tuyệt vời. Điều này có nghĩa là họ có khả năng tự chủ cao, tự điều chỉnh việc học của mình và biết cách lập kế hoạch cũng như đánh giá thông tin. Mặt khác, họ biết cách kết hợp những kiến thức và nguồn lực của mình với sự khiêm tốn.
Thực tế, người khôn ngoan là người đơn giản, cởi mở, dễ tiếp cận. Họ có một thái độ hy vọng và thực sự quyết tâm, có thể truyền cảm hứng cho người khác. Họ cũng có khả năng khiến người khác mỉm cười nhờ sự khéo léo và gần gũi của mình. Họ có một tâm lý thực sự tích cực và có một kiến thức sâu rộng.
7. Tự nhìn nhận bản thân
Một người khôn ngoan không chỉ được tôi luyện theo thời gian, mà còn đến từ sự tự suy ngẫm. Khả năng đánh giá sự kiện và suy ngẫm về hành động cũng như quyết định của riêng bạn sẽ cho phép bạn sử dụng kinh nghiệm của chính mình và trở thành người hướng dẫn cho người khác.
Bằng cách phân tích những gì xảy ra với bạn, bạn đừng quên rằng những thăng trầm, thất bại và mất mát đều là một phần trong bối cảnh cuộc sống, cũng như thành công, hạnh phúc hay niềm vui. Chúng chính là những sự kiện của sự tồn tại, những sự kiện cho phép bạn tích lũy kiến thức. Và việc trở nên khôn ngoan hơn cũng đòi hỏi bạn phải phát triển nhận thức sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn và tử tế hơn về những gì xung quanh mình.
Lạc Hà / Theo Thể thao- Văn hóa
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét