LỜI CHÀO
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023
Từ vụ thay ngựa giữa cung đình Hà Nội...anle20.
Vẻ đẹp hình thể người phụ nữ qua các thời kỳ...
Bằng cách lựa chọn những bức tranh vẽ phụ nữ, Umberto Eco cho thấy sự thay đổi trong quan niệm về vẻ đẹp hình thể trong cuốn “Lịch sử cái đẹp”.
1000 năm TCN: Bức Thần chiến tranh và Vệ nữ, xuất xứ từ Pompei, trưng bày tại Bảo tàng khảo cổ quốc gia, Napoli. Venus được coi là người bảo trợ và người giám hộ của thành phố Pompeii. Nữ thần Tình yêu là một chủ đề phổ biến trong các bức bích họa thời này tại Pompeii, đặc biệt là mối tình của nữ thần với Mars - thần Chiến tranh. Trong bức tranh, thần Chiến tranh để mặc cho Cupid, con trai của thần Vệ nữ, nghịch chơi vũ khí của mình. Ảnh: Belser. |
Khoảng 1482: Sự ra đời của thần Vệ nữ của Sandro Botticelli, treo tại Phòng Trưng bày Uffizi, Firenze. Trong tranh, ta thấy một chiếc thuyền mang hình vỏ sò, nhẹ nhàng cập bến. Vỏ sò này tượng trưng cho sự màu mỡ, khả năng tạo ra sự sống. Trên vỏ sò chính là Vệ nữ, với vẻ đẹp cổ điển, yêu kiều. Bên trái tranh là thần Gió Tây Zephyrus và vợ - nữ thần Hoa Flora. Cả hai bay lượn trên không trung, trong khi Zephyrus thì thổi gió đẩy thuyền cho Vệ nữ, Flora phủ hoa hồng, tôn vinh Vệ nữ. Bên phải, một trong các nữ thần bốn mùa Horae chờ đón Vệ nữ, giơ ra một chiếc áo choàng đỏ, chực che trở Vệ nữ. Các nhân vật trong tranh của Botticelli có nét đẹp hài hòa, nửa thực nửa mơ. Để tạo được cảm giác này, Botticelli phác thảo những đường nét vừa thẳng vừa khúc khuỷu để tạo sự vận động cho nhân vật, sau đó vẽ các đường nét mảnh, đường viền ít khối nổi. Ảnh: Google Art Project. |
1797-1800: Tranh Maja khỏa thân của Francisco de Goya y Lucientes, trưng tại Bảo tàng Quốc gia Prado, Madrid. Bức tranh nổi tiếng vì ánh nhìn của người phụ nữ - thẳng thắn, không chút xấu hổ. Bức tranh của Goya khi được công bố đã khiến giới chức trách và công chúng phẫn nộ. Dù vậy, đến nay, tác phẩm được xem như đã góp phần mở rộng giới hạn của nghệ thuật, cho thấy một cái nhìn phóng khoáng mới mẻ về vẻ đẹp phụ nữ. Ảnh: Medium. |
1833: Bức Maddalena sám hối của Francesco Hayez tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Hiện đại, Milano. Trong bức tranh này, nét mặt Vệ nữ gợi cảm giác u sầu, đau buồn, tượng trưng cho sự xung đột muôn thuở giữa đức tin tôn giáo và những dục vọng trần thế. Tranh cho thấy một xu thế hướng tới cái đẹp sầu bi của thế kỷ XIX. Ảnh: Fine Arts America. |
1892: Tranh Aha oe feii? của Paul Gauguin, trưng tại Bảo tàng Ermitaž, Sankt-Peterburg. Tên tác phẩm có nghĩa là "Ghen à?". Câu chuyện đằng sau bức tranh này được hé lộ trong cuốn nhật ký của người họa sĩ: hai chị em gái mới lên bờ sau khi tắm, họ nói chuyện tình yêu hôm trước và chuyện tình yêu sẽ đến mai kia; một người thốt lên: "Ghen à?". Trong bức thư gửi một người bạn, Gauguin cho biết đây là bức tranh ông thích nhất. Bức tranh gợi nên sự phóng khoáng, vừa hồn nhiên ở đảo Tahiti. Ảnh: pushkinmuseum.art. |
1908: Tranh Tiên cây Dryad của Pablo Picasso, trưng tại Bảo tàng Ermitaž, Sankt-Peterburg. Hình bóng của người phụ nữ trong tranh không gợi cảm một cách truyền thống, nhưng cách phối màu, cách hình khối cơ thể người phụ nữ tạo thành một tư thế gợi nên một cảm giác khiêu khích. Tác phẩm phản ảnh bản chất đầy mâu thuẫn của con người. Ảnh: Fine Arts America. |
1909: Tranh sơn dầu Salomé của Gustave Klimt, treo tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Hiện đại Venezia. Cái nhìn của người phụ nữ trong tranh có phần lạnh hơn một phiên bản khác do chính Klimt vẽ năm 1901, nhưng ngôn ngữ hình thể cho thấy một sự mãn nguyện quái lạ. Tác phẩm này khắc họa Salomé, một công chúa Do Thái, con gái riêng của Herod Antipas, người đã ra lệnh chặt đầu John the Baptist (Người rửa tội). Ảnh: Opisanie-Kartin. |
Anh Vũ / Zing
https://anle20.wordpress.com/
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023
Ảnh lịch sử: Mỹ nữ khắp nơi trên thế giới 100 năm trước...
Những bức ảnh tư liệu lịch sử về vẻ đẹp của những mỹ nữ ở khắp nơi trên thế giới cách đây 100 năm:
Anh, 1885
Việt Nam, 1905
Đan Mạch, 1913
Người Mỹ da đen, 1891
Ireland, 1900
Mê-hi-cô, 1895
Hoa Kỳ, 1897
Ấn Độ, 1905
Cô gái gypsy từ Romania, 1894
Pháp, 1901
Kỳ Mai biên dịch / Triệu Lệ – aboluowang / Vạn điều hay.Net
https://anle20.wordpress.com/2023/01/11/anh-lich-su-my-nu-khap-noi-tren-the-gioi-100-nam-truoc/
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023
7 mẹo uống nước giúp giải độc và chăm sóc sức khỏe cực đơn giản nhưng ít ai làm được...h
UỐNG NƯỚC TƯỞNG CHỪNG LÀ VIỆC LÀM ĐƠN GIẢN NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT UỐNG NƯỚC ĐÚNG CÁCH ĐỂ GIẢI ĐỘC VÀ GIỮ CHO CƠ THỂ LUÔN KHỎE MẠNH
Cơ thể con người có 70% là nước, các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm phải được hòa tan trong nước trước khi chúng được vận chuyển trong máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải và hoạt động như một chất bôi trơn trong khớp.
Người xưa cũng nói "Thuốc không bằng đồ ăn, đồ ăn không bằng nước uống", nước là "vua" của mọi loại thuốc, trong cuốn "Diệu liệu toàn thư" trong y học Trung Quốc, vị thuốc đầu tiên được giới thiệu chính là nước. Vậy bổ sung nước như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe?
1. Uống nước vào buổi sáng
Uống nước vào buổi sáng có thể đào thải cặn bã trong dạ dày và bổ sung lượng nước đã mất vào ban đêm. Tan Wei, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc, nói rằng không nên uống nước lạnh vào buổi sáng, bởi vì năng lượng dương của cơ thể tăng lên vào buổi sáng, và nước lạnh sẽ cản trở năng lượng dương tăng lên, từ đó gây ra rối loạn chức năng cơ thể con người.
Nhiệt độ của nước tốt nhất là từ 20 đến 25 độ C. Khi uống nước vào buổi sáng, hãy nhấp một ngụm nhỏ, lượng là 200-300ml.
2. Uống nước buổi chiều
17h-19h là thời điểm cơ thể trao đổi chất và giải độc hoạt động mạnh nhất, độc tố trong toàn cơ thể được đào thải ra ngoài qua bàng quang và thận. Do đó, uống nước vào thời điểm này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc.
Uống nước vào thời điểm này cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ của đường tiêu hóa, bởi vì đây là thời điểm trước bữa tối. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm lượng ăn vào bữa tối, có lợi cho việc giảm cân.
3. Uống nước buổi tối
Uống 100-150ml nước ấm một giờ trước khi đi ngủ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Người già hoặc những người mắc bệnh tim mạch nên bổ sung một ít nước trước khi đi ngủ
Cả đêm không uống nước sẽ khiến máu đặc lại, sinh ra huyết khối, gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Những người bị phù mí mắt và bọng dưới mắt không nên uống nước trước khi đi ngủ 1 giờ để tránh làm nặng thêm tình trạng phù nề.
Ngoài ra, bệnh nhân suy thận nặng, đang điều trị lọc máu không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, vì sẽ làm tăng tải lượng nước trong cơ thể, gây phù nề. Đối với những người có chức năng tim và thận kém, uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể dẫn đến suy tim.
4. Đừng đợi khát mới uống nước
Các chuyên gia tin rằng khi một người cảm thấy khát, các cơ quan nội tạng đã ở trong tình trạng mất nước. Vì vậy, đừng đợi đến khi khát mới uống nước.
javascript:if(typeof(
Khi cơ thể con người mất khoảng 5% tổng lượng nước, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và không khỏe, ngược lại, uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc nhiễm độc nước.
5. Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Chúng ta nên tiêu thụ bao nhiêu nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe?
Lấy 90kg làm ranh giới, khuyến cáo người trên 90kg uống 3000cc (3 lít) nước mỗi ngày, người dưới 90kg mỗi ngày uống 2000cc (2 lít) là đủ.
6. Uống nước với lượng nhỏ và nhiều lần
Cơ thể con người có thể hấp thụ khoảng 200CC nước trong 20 phút. Nếu bạn uống 500cc nước một lúc, thận sẽ nhận được tín hiệu "quá nhiều nước" và tăng tốc độ đi tiểu khiến nước dễ bị thất thoát và cơ thể không hấp thụ được.
Bạn nên uống nước với lượng nhỏ và nhiều lần, lượng nước bạn uống mỗi lần khoảng 100-200cc.
7. Các loại đồ uống khác không được tính là nước
Một số người coi các loại đồ uống khác, chẳng hạn như cà phê, trà, nước trái cây hoặc nước ngọt, là nguồn cung cấp nước bổ sung. Mặc dù những đồ uống này có vẻ bổ sung nước, nhưng trên thực tế, các tế bào của con người lúc này đã ở trong tình trạng mất nước.
Do đó, bạn không nên thay thế nước lọc bằng các loại đồ uống khác và tốt nhất là nên hình thành thói quen uống nước lọc.
Nguồn và ảnh: NDTV, Healthline
https://anle20.wordpress.com/2023/01/06/7-meo-uong-nuokmc-giup-giai-doc-va-cham-soc-suc-khoe-cuc-don-gian-nhung-it-ai-lam-duoc/