Người biết ăn nói, các mối quan hệ xung quanh bền chặt, mâu thuẫn cũng giảm bớt, gia đình tích phúc đầy đức. Vai trò lớn nhất của lời nói là sử dụng âm thanh để truyền tải quan điểm và suy nghĩ, để ảnh hưởng đến trái tim của một người, thay đổi cảm xúc của mình.
Một lời nói hay hành động dù đơn giản nhất cũng có thể gây ra tác động rất lớn đối với gia đình. Gia đình ngày một đầm ấm vì lời ăn tiếng nói. Có gia đình lại dần tụt lùi, không thể tìm thấy hạnh phúc chỉ vì "khẩu nghiệp".
Hằng ngày nói nhiều lời tích cực, có “khẩu đức” của riêng mình, cũng là để tích phúc cho gia đình. Mà những lời tiêu cực lại khiến gia đình lâm vào hoạn nạn,
phát sinh mâu thuẫn triền miên.
Gia đình biết dùng 4 lời này để nói với nhau, bất kể giàu có hay không, đều hạnh phúc đủ đầy:
1. NÓI LỜI KHIÊM TỐN
Người xưa thường nói: “Hiền như đất”. Con người nên đôn hậu như đất mẹ hiền lành, đơn giản nhưng lại chứa đựng mọi thứ. Trái tim cởi mở thoải mái, không so đo tính toán những điều nhỏ nhặt. Phẩm chất này được gọi là "khiêm tốn".
Khiêm tốn, cũng giống như “kẻ mạnh thu lòng kiêu ngạo, người thắng không đắc chí”, không ra vẻ ta đây vì bản thân xuất chúng hơn người, cũng sẽ không vì ưu thế của bản thân mà xem thường người khác.
Trong một gia đình, sự khiêm tốn lại càng quan trọng hơn và nên được phát duy mọi lúc mọi nơi. Cha mẹ nói nhiều hơn về sự khiêm nhường, con cái ít nói những lời ngang ngược, nhờ đó cả gia đình mới càng đầm ấm hòa thuận.
Tại sao hầu hết các gia đình giàu có đều khó duy trì lâu dài? Đó là vì con người không đủ khiêm tốn, dẫn đến kiêu ngạo thái quá, khoe khoang phù phiếm. Kết quả từ cực thịnh thành cực suy.
2. NÓI LỜI DĨ HÒA VI QUÝ
Dân gian có câu: "Hòa năng chiêu phú, hòa khí sinh tài". Ý nói sự hòa thuận, dĩ hòa vi quý có thể tích góp tài lộc, vận may luôn đến.
Cả nhà hòa hợp, đồng sức đồng lòng, không phải có thể thu hút phú quý sao? Gia đình hòa thuận, ít đấu đá tranh giành, tài vận không phải ngày càng đủ đầy sao?
"Hòa khí" mặc dù vô hình, cũng không được coi trọng. Nhưng trên thực tế, nó liên quan đến vấn đề "gắn kết trái tim". Một lời nói hòa hoãn, dĩ hòa vi quý, cả gia đình yên vui; một lời xốc nổi cay nghiệt, cả nhà cấu xé lẫn nhau.
Phải biết rằng, vợ chồng nếu không ai nhường ai, đến cùng cũng chỉ là người dưng qua đường. Anh chị em không biết nhường nhịn, lập tức trở mặt thành thù.
Cha mẹ nhún nhường, con cái khiêm tốn. Bất kể tôn ti trật tự, đôi bên luôn giữ vững sự tôn trọng đồng đẳng thì quan hệ càng thêm khăng khít.
3. NÓI LỜI NHƯỢNG BỘ
Có một từ mà mọi người không thích nhiều, nhưng nó rất hữu ích, đó là "thỏa hiệp", hay cũng chính là nhượng bộ.
Bạn đã làm gì sai, tôi có thể tận lực bao dung lỗi lầm của bạn. Chờ một ngày nào đó trong tương lai, tôi làm sai chuyện gì đó, bạn cũng sẽ chủ động khoan dung sai lầm của tôi.
Không ai là thánh nhân, con người đều có thể mắc lỗi lầm. Do đó, lòng bao dung vô cùng quan trọng. Trong xã hội ngoài kia, có lẽ mọi người hiếm khi biết nhượng bộ lẫn nhau, mà luôn tranh đấu để tìm về lợi ích cho mình. Nhưng trong gia đình, tốt nhất là phải có sự "thỏa hiệp" một cách khôn ngoan.
Con cái nói lên quan điểm, cha mẹ không nên từ chối thẳng thừng, mà hãy lắng nghe rồi nhận định lời nói cùng cách nghĩ của con có hợp tình hợp lý hay không, từ đó đôi bên có sự trao đổi bàn bạc nhiều hơn. Trẻ em biết cha mẹ tốt với chúng, chúng tự nhiên sẽ đối xử tốt với cha mẹ.
Người nhà không phải kẻ thù, mà là máu mủ ruột già. Vì vậy, là người thân với nhau, hãy thỏa hiệp nhiều hơn, biết khoan dung và nhượng bộ. Lùi một bước, trời cao biển rộng. Một nhà hòa thuận mới là điều tốt đẹp nhất trên đời này.
4. NÓI LỜI KHUYẾN KHÍCH
Càng gặp khó khăn, càng phải truyền cảm hứng cho nhau và tiếp tục cố gắng.
Gia đình gặp sóng gió, đồng lòng và khích lệ nhau mỗi ngày mới là quan trọng nhất. Một mình không thể làm nên tất cả, nhưng chỉ cần có sự đồng tâm hiệp lực, biết rằng bên cạnh mình còn có người chở che, tự nhiên có thêm ý chí để vượt qua nghịch cảnh.
Vấn đề là, chúng ta thường trốn tránh trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra, từ đó gia đình xào xáo, phát sinh mâu thuẫn, hận thù lẫn nhau.
Đằng sau một người đàn ông thành công là người phụ nữ thường xuyên khích lệ. Phía sau một đứa trẻ thành tài là cha mẹ thường xuyên động viên.
Nguồn: Aboluowang /Theo Trung Hạ / Thể thao & Văn hóa.
Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/12/25/gia-dinh-am-em-hoa-thuan-thuong-noi-voi-nhau-4-loi-nay-nho-do-phu-quy-ca-doi-hanh-phuc-vien-man/
https://anle20.wordpress.com/2022/12/25/gia-dinh-am-em-hoa-thuan-thuong-noi-voi-nhau-4-loi-nay-nho-do-phu-quy-ca-doi-hanh-phuc-vien-man/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét