Thứ bảy Tuần XII Tn
Khách đến, Đức Kitô đến
Bài đọc 1 phụng vụ trình bày cho ta hôm nay là một bài học về lòng hiếu khách và nêu rõ Thiên Chúa chứng nhận giá trị.
Abraham, ‘vào lúc nóng nực nhất trong ngày’ ngồi nghỉ nơi cửa lều. Chắc chắn ông không muốn bị quấy rầy. Sách thánh nói: vừa thấy ba người khách đến gần ông một cách lạ lùng, ông chạy ra đón họ, sụp xuống đất lạy… và xin họ dừng chân nơi nhà ông và mời các vị một ít bánh. Đối với ông thật là một vinh hạnh được đón tiếp các vị khách mà ông chưa hề gặp lần nào, và ông bảo bà Sara lo chuẩn bị cho họ một bữa ăn thịnh soạn. Quả là một lòng hiếu khách đáng quý: dễ mến, nhã nhặn và quảng đại. Tường thuật nói rằng chính Chúa mà Abraham đón nhận và tiếp đãi và trước khi rời nhà ông, Ngài đã hứa cho ông một con trai, ngược lại mọi suy tư của con người. Nhưng ‘nào có điều gì kỳ diệu vượt sức Thiên Chúa’ đâu?
Lòng hiếu khách, giá trị đặc biệt của người phương đông, nơi Abraham đã mặc lấy một tính cách tôn giáo và trở thành, trong Tân Ước, một giá trị kitô, mà Đức Giêsu hứa khen thưởng: ‘Ai tiếp đón người công chính sẽ được phần thưởng của người công chính’.
Tác giả thư do thái khuyến khích các tín hữu: ‘Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết’ (Dt 13,2). Và thánh Benêdictô đã ghi trong luật dòng ngài: Khách đến, Đức Kitô đến (Hospes venit, Christus venit).
Đón tiếp người khác cho ta cơ hội đón tiếp chính Đức Kitô. Như thế là cuộc đón tiếp long trọng nhất: đón tiếp Đức Giêsu, như chính Ngài muốn được đón tiếp. Matta đã chuẩn bị nhiều việc để đón Ngài, nhưng chính Maria đã tiếp Ngài như Ngài muốn: bà ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài.
Đức Giêsu cũng muốn được tiếp đón một cách ‘sâu xa’ hơn: bằng cách đón nhận trong thân xác của ta những đau khổ của Ngài, vì lợi ích của giáo hội Ngài, để hoàn tất công trình cứu độ của Ngài, như thánh Phaolô viết cho tín hữu Côlossê.
Cầu xin cho chúng ta được ơn sẵn sàng tiếp đón Chúa như ngài muốn, với cả lòng tri ân và khiêm nhường. Lúc đó Ngài sẽ ăn tối với ta và ta với Ngài.
Khách đến, Đức Kitô đến
Bài đọc 1 phụng vụ trình bày cho ta hôm nay là một bài học về lòng hiếu khách và nêu rõ Thiên Chúa chứng nhận giá trị.
Abraham, ‘vào lúc nóng nực nhất trong ngày’ ngồi nghỉ nơi cửa lều. Chắc chắn ông không muốn bị quấy rầy. Sách thánh nói: vừa thấy ba người khách đến gần ông một cách lạ lùng, ông chạy ra đón họ, sụp xuống đất lạy… và xin họ dừng chân nơi nhà ông và mời các vị một ít bánh. Đối với ông thật là một vinh hạnh được đón tiếp các vị khách mà ông chưa hề gặp lần nào, và ông bảo bà Sara lo chuẩn bị cho họ một bữa ăn thịnh soạn. Quả là một lòng hiếu khách đáng quý: dễ mến, nhã nhặn và quảng đại. Tường thuật nói rằng chính Chúa mà Abraham đón nhận và tiếp đãi và trước khi rời nhà ông, Ngài đã hứa cho ông một con trai, ngược lại mọi suy tư của con người. Nhưng ‘nào có điều gì kỳ diệu vượt sức Thiên Chúa’ đâu?
Lòng hiếu khách, giá trị đặc biệt của người phương đông, nơi Abraham đã mặc lấy một tính cách tôn giáo và trở thành, trong Tân Ước, một giá trị kitô, mà Đức Giêsu hứa khen thưởng: ‘Ai tiếp đón người công chính sẽ được phần thưởng của người công chính’.
Tác giả thư do thái khuyến khích các tín hữu: ‘Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết’ (Dt 13,2). Và thánh Benêdictô đã ghi trong luật dòng ngài: Khách đến, Đức Kitô đến (Hospes venit, Christus venit).
Đón tiếp người khác cho ta cơ hội đón tiếp chính Đức Kitô. Như thế là cuộc đón tiếp long trọng nhất: đón tiếp Đức Giêsu, như chính Ngài muốn được đón tiếp. Matta đã chuẩn bị nhiều việc để đón Ngài, nhưng chính Maria đã tiếp Ngài như Ngài muốn: bà ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài.
Đức Giêsu cũng muốn được tiếp đón một cách ‘sâu xa’ hơn: bằng cách đón nhận trong thân xác của ta những đau khổ của Ngài, vì lợi ích của giáo hội Ngài, để hoàn tất công trình cứu độ của Ngài, như thánh Phaolô viết cho tín hữu Côlossê.
Cầu xin cho chúng ta được ơn sẵn sàng tiếp đón Chúa như ngài muốn, với cả lòng tri ân và khiêm nhường. Lúc đó Ngài sẽ ăn tối với ta và ta với Ngài.
Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét