Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Frank Snepp: Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

 

  • Tina Hà Giang
  • Gửi bài cho BBC từ California, Hoa Kỳ
Frank Snepp
Chụp lại hình ảnh,Năm nay 78 tuổi, ông Frank Snepp trả lời phỏng vấn của BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ ‘rời khỏi’ Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này.

Đã gần 50 năm rồi thì còn gì để viết thêm trong sách nữa?

“Tôi còn bị dằn vặt nhiều về những gì đã xảy ra. Tôi thấy mình còn nợ Việt Nam một món nợ tinh thần. Khuôn mặt của bạn bè, người thông dịch, những người đã cộng tác và trung thành với Hoa Kỳ, kể cả những điệp viên, bị bỏ lại trong những ngày cuối cùng hoảng loạn ấy đến giờ vẫn ám ảnh tôi trong những giấc mơ…” Ông tâm sự.

‘Ngày cuối cùng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn’ mở đầu loạt bài Trò chuyện với Frank Snepp chúng tôi thực hiện cho BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021.

Đầu tiên là câu hỏi về tình hình Nam VN trước ngày 25/4, khi Frank Snepp đưa ông Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi thủ đô Sài Gòn.

Frank Snepp: Ngày 25/4/1975, còn bốn ngày nữa là chiến tranh kết thúc, tình hình thật hỗn loạn. Chúng ta [Mỹ – BBC] chưa thực sự bắt đầu cuộc di tản đáng kể nào. Đã có một số người Mỹ được đưa ra khỏi VN, nhưng nhiều người Việt đã không tìm được đường đi vì Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tin rằng sẽ có một thỏa thuận với Bắc Việt, và từ đó Mỹ có thể dễ dàng giúp một số người Việt di tản. Ông Martin tin rằng chỉ cần đưa ông Nguyễn Văn Thiệu khỏi hiện trường, thì sẽ có được thỏa thuận, bất kể những gì điệp viên giỏi nhất của VNCH đã cảnh báo trước đó.

Ông Thiệu đã từ chức hôm 21/4. Ông bị áp lực từ chức vì Đại sứ Martin đưa cho ông xem một nghiên cứu tôi đã thực hiện cho CIA. Nghiên cứu cho thấy nhiều người ở Sài Gòn muốn lật đổ Thiệu vì tình hình chiến sự rất tồi tệ. Lực lượng 140 ngàn quân Bắc Việt đang bao quanh Sài Gòn.

Từ chức rồi nhưng ông Thiệu vẫn chưa ra đi và vẫn còn ảnh hưởng. Phe cộng sản Bắc Việt không biết điều gì sẽ xảy ra. Họ không rõ liệu ông có tìm cách nắm quyền trở lại. Đối thủ chính trị của ông Thiệu, như Nguyễn Cao Kỳ, cũng không biết ông Thiệu sẽ có dở trò gì để tiếp tục quay lại nắm quyền. Trước tình hình đó, ông Trần Văn Hương, tổng thống mới lên thay ông Thiệu, đến gặp đại sứ Martin nhờ đưa ông Thiệu rời khỏi hiện trường, vì sự có mặt của ông lúc đó tại VN, theo ông Hương, bị đánh giá là khiến cho tình thế khó lường.

Ông chính thức nhận được lệnh phải đưa ông Thiệu rời khỏi VN lúc nào, trong hoàn cảnh ra sao?

Frank Snepp: Đại sứ Martin đến gặp ông Thomas Polgar, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, thượng cấp của tôi, 24/4, một ngày trước khi chúng tôi đưa ông Thiệu đi. Ông Martin nói phải làm thế, vì ông Thiệu đang là yếu tố gây ra rối loạn.

Ông Thiệu lúc ấy buồn khủng khiếp. Ông Hoàng Đức Nhã, em họ của ông ấy khuyên ông đừng có động tĩnh gì, hãy giống như Napoléon ở Elba, ngồi yên và chấp nhận số phận. Bà Thiệu thì lo rằng ai đó sẽ sát hại gia đình bà hoặc chồng bà, và đã rời khỏi VN, bay qua Bangkok.

30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam

Xung quanh vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường ‘xin lỗi’ về Mậu Thân

Có những ngày 30/04 trước 1975 và mãi mãi về sau

Tối ngày 24/4, Đại sứ Martin bắt đầu làm việc với CIA để di tản ông Thiệu. Việc đưa ông Thiệu đi khỏi Việt Nam lúc đó là một trong những hoạt động nguy hiểm nhất mà CIA chúng tôi phải thực hiện.

Tại sao việc đưa ông Thiệu rời khỏi VN lại là một công tác nguy hiểm như vậy, thưa ông?

Frank Snepp: Sếp tôi, ông Polgar sau này kể lại rằng việc đưa ông Thiệu đi diễn ra rất nhịp nhàng, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Việc ông Polgar nói là nhịp nhàng là việc thu xếp sao để có một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay mà chính ngài đại sứ từng dùng khi đi ra nước ngoài. Nó là chiếc máy bay tầm ngắn, nhưng có thể bay đến Đài Loan, nơi mà anh trai ông Thiệu làm đại sứ, vì vậy được cho là một nơi trú ẩn an toàn cho ông Thiệu. Chiếc máy bay đó được đưa đến, và giấu kín trong một khu của phi trường Tân Sơn Nhất.

Bí mật là điều tối quan trọng trong việc đưa ông Thiệu đi, chúng tôi lo là nếu ai đó, như ông Nguyễn Cao Kỳ, biết được việc này, họ có thể thực hiện một cuộc đảo chính vào phút cuối và ông Thiệu có thể bị ám sát.

Tình hình như thế nào trong ngày 25/4, ngày ông Thiệu được CIA đưa ra khỏi VN, ông còn nhớ không?

Frank Snepp: Một số việc xảy ra sáng ngày 25/4 khiến tình hình thêm rối rắm. Người Nga phản hồi đề nghị của Mỹ, nói rằng có vẻ như Bắc Việt sẽ không cố làm bẽ mặt Hoa Kỳ. Henry Kissinger, cố vấn an ninh đặc biệt của Tổng thống Ford, diễn giải thông điệp này của Liên Xô là chúng ta (Hoa Kỳ) vẫn còn thời gian để thương lượng một thỏa thuận với Bắc Việt. Một lần nữa, đây là một phán đoán hết sức sai lầm. Nhưng việc đưa ông Thiệu đi khỏi VN lúc đó với hai ông Kissinger và Martin là một phần của kế hoạch biến cuộc dàn xếp chính trị mà họ nghĩ là sẽ có ngày thành hiện thực. Vì vậy, sáng hôm đó có sự phấn khích rất lớn, với suy nghĩ là phe Liên Xô cũng đang chuẩn bị cho điều này, bắt phía Bắc Việt phải có một thỏa thuận nào đó.

Yếu tố thứ hai tạo ra căng thẳng lớn ngày hôm đó, là chúng tôi nhận được tin từ Hà Nội – một tín hiệu giả, rằng Bắc Việt sẵn sàng cho phép Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở lại Sài Gòn sau khi ngừng bắn. Điều đó có nghĩa là có vẻ như Bắc Việt sẽ không xóa sổ miền Nam VN, họ sẽ cho phép một chính phủ Nam VN được tồn tại ngay cả khi Bắc Việt chiếm xong được Sài Gòn. Và nếu chính phủ này tồn tại, thì Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có thể tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn. Vì vậy, giới lãnh đạo nuôi kỳ vọng vào sáng 25/4, là đơn giản chỉ cần ông Thiệu biến mất, thì một phép màu sẽ xảy ra.

Nguyễn Văn Thiệu
Chụp lại hình ảnh,TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu (bìa phải) trong một cuộc họp với Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, người thứ nhì trong hình từ phải sang, đang nhìn vào ông.

Chiều hôm đó, sếp CIA Polgar và đại sứ Martin bảo tôi là phải tham gia vào điệp vụ này. Tôi sẽ là tài xế của ông Thiệu, và đi cùng xe với ông Thiệu sẽ có cựu Thiếu tướng Charles Timmes, người đã giải ngũ, hiện đang làm việc cho CIA, và cũng là người biết ông Thiệu rất rõ.

Chuyến đi cuối cùng của ông Thiệu ra phi trường:

Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm được thu xếp làm thành phần của đoàn xe này. Ông Khiêm sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu, do một đồng nghiệp CIA của tôi cầm tay lái. Sếp tôi, ông Tom Polgar, sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu đó. Ông Polgar cũng đã mời một sĩ quan cảnh sát cao cấp của VNCH tham gia công tác này, vì ông dự trù là lỡ đoàn xe bị chặn trên đường đến phi trường Tân Sơn Nhất, thì sẽ có sẵn một sĩ quan cảnh sát cấp cao của Nam VN giúp chúng tôi thoát hiểm. Lúc đó những con đường quanh nơi ông Thiệu trú ẩn, cách không xa phi trường Tân Sơn Nhất lắm, đã bị chặn khắp nơi, và với giới nghiêm, không ai được ra khỏi nhà khi màn đêm buông xuống.

Chương trình là chúng tôi sẽ lái xe khoảng 10 phút từ điểm hẹn đến một khu vực đen kịt không thắp đèn của Tân Sơn Nhất. Chúng tôi phải di chuyển trong bóng tối, và phải đưa hai ông Thiệu, Khiêm an toàn lên máy bay.

Nhận được lệnh vào khoảng 5 giờ chiều hôm đó, tôi vô cùng lo lắng, vì biết có nguy cơ rất lớn là có thể sẽ có nỗ lực ngăn chặn đoàn xe, và chúng tôi có khi sẽ phải nổ súng để thoát. Vì vậy tôi dấu vũ khí trong túi và một khẩu súng lục bên dưới chỗ ngồi. Tất cả những người Mỹ khác tham gia vào điệp vụ này, và những người đi cùng xe với ông Trần Thiện Khiêm, cũng trang bị vũ khí, sẵn sàng cho một cuộc đọ súng khủng khiếp.

Không ai có ảo tưởng nào, rằng nếu thực sư có âm mưu đảo chính, hoặc âm mưu ám sát ông Thiệu, chúng tôi sẽ thoát hiểm dễ dàng. Bởi chúng tôi nghĩ rằng bất cứ kẻ nào tìm cách ngăn chặn đoàn xe cũng sẽ bị trang bị vũ khí tận răng. Kẻ thù ở khắp nơi. Quân đội Bắc Việt lúc ấy chỉ còn cách Sài Gòn khoảng 20 phút.

Bối cảnh xung quanh việc đưa ông Thiệu ra khỏi VN đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

Tân Sơn Nhất
Chụp lại hình ảnh,Phi trường Tân Sơn Nhất những ngày cuối cùng của VNCH
Nguyễn Cao Kỳ
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp (bìa phải) và Tướng Nguyễn Cao Kỳ (giữa)

Frank Snepp: Khi đoàn xe bắt đầu đi, dọc theo ngoại ô Sài Gòn tên lửa bắn vút lên trời. Và khi tập trung tại tư dinh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu của VNCH, điểm khởi đầu của cuộc hành trình, khá gần Tân Sơn Nhất, qua radio chúng tôi nghe thấy tiếng đạn nổ, dấu hiệu cho thấy đang chạm súng ngay tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở trung tâm Sài Gòn, cách đó khoảng năm dặm.

Tình hình lúc đó căng thẳng khủng khiếp. Sếp tôi, ông Polgar đã quên viết giấy thông hành (parole) cho ông Thiệu. Thời đó, nếu muốn được Hoa Kỳ bảo trợ và di tản, bạn phải có giấy thông hành, nhưng trong lúc vội vàng, ông Polgar đã quên. Vì thế Polgar và tướng Timmies hôm ấy phải bước vào căn nhà nơi mọi người tụ họp, loay hoay ký giấy tờ để ông Thiệu có thể hợp pháp đáp chuyến máy bay của Hoa Kỳ rời Việt Nam. Khung cảnh hết sức hỗn loạn.

Chiếc xe tôi lái là xe của Tòa Đại sứ đã được ngụy trang. Chúng tôi đã thay bảng số để nó trông giống như một chiếc xe ngoại giao bình thường. Tất cả xe khác cũng được ngụy trang tương tự. Chúng tôi làm thế để giảm thiểu nguy hiểm.

Ông Thiệu đợi chúng tôi ở một ngôi nhà gần đó. Tôi thì đứng bên ngoài căn nhà ở điểm hẹn, chờ ông đến. Tôi nhớ là ông Thiệu đến bằng xe Mercedes, nhưng có người nói là ông Thiệu đi bộ tới. Ông Thiệu trang phục đẹp đẽ, trông như một người mẫu của tạp chí Quý ông Lịch lãm (Gentlemen’s Quarterly) vùng Viễn Đông. Tóc ông vuốt ngược ra đằng sau, và mặt bôi kem, trông ông cực kỳ ấn tượng và tự chủ.

Nhưng người bạn của chúng tôi, vị cựu tổng thống, đã uống một chút, vì từ người ông tôi ngửi thấy mùi rượu whisky và mùi nước hoa đắt tiền. Tôi nhớ rõ như in điều này, bởi vì cảm quan của tôi lúc ấy cực kỳ bén nhậy, tôi cảm nhận được mọi thứ quanh mình, được môi trường chung quanh, rằng bóng tối lúc đó đang buông xuống và những loạt đạn pháo đang được bắn ra, tên lửa xẹt qua lại, chỉ cách đó một quãng ngắn.

Hai ông đến gần đoàn xe và ông Thiệu chui vào sau xe của tôi. Tướng Timmies, người Mỹ được cử tháp tùng ông Thiệu, cũng là một người bạn cũ của ông, cùng ngồi ghế sau với ông ấy. Tôi nhớ là hình như một hay hai vệ sĩ của ông Thiệu cũng đã ngồi vào phía sau. Tôi không nhớ rõ lắm là vì lúc đó đang ngồi ghế tài xế và luôn nhìn chằm chằm vào kính chiếu hậu, để xem có ai tiến gần đến xe của chúng tôi từ hai bên. Chỉ nhớ rõ là tướng Timmies ngồi cạnh ông Thiệu, và trước khi tôi kịp tra chìa khóa vào xe, một vài phụ tá của ông Thiệu từ đâu xuất hiện khiêng những chiếc vali. Họ mở cửa sau xe của tôi và bỏ vali vào.

Trong cuốn Decent Interval’ ông viết là những chiếc vali này chứa đôla hay vàng, ông có thể nói rõ về việc này?

Frank Snepp: Khi viết phiên bản đầu tiên của hồi ký về sự kiện này, tôi nói mình nghe thấy tiếng kim loại va vào kim loại. Trước đó, tôi cũng đã được nghe nói rằng ông Thiệu có thể sẽ mang theo một số vàng của ông lên xe khi ra đi. Thực thế, ông Polgar, cấp trên của tôi, người sắp đặt tất cả mọi việc, đã nói điều này có thể xảy ra. Sau này có rất nhiều tranh cãi về việc những vali đó có vàng không. Tôi phải nói cho bạn biết điều này, là không ai biết chắc về việc này ngoại trừ ông Thiệu, tôi, và có thể một vài người khác.

Tất cả những người bình luận về sự việc, gồm cả ông Polgar, cũng không biết rõ. Tôi là người ngồi trong xe, tôi thấy mọi người bước ra từ bóng tối và tôi thấy họ bỏ vali vào xe và nghe thấy tiếng chạm của kim loại từ những vali đó. Nhân tiện, tôi cũng muốn nói thêm là tôi chưa bao giờ có ý nói là ông Thiệu mang vàng từ Ngân khố Quốc gia đi theo. Tôi nghĩ ông chắc chắn đã mang theo một số tài sản của riêng mình, bởi vì ông không chắc sẽ bao giờ quay trở lại Việt Nam. Vì vậy, điều đó hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, Ngân khố Quốc gia của VNCH vẫn nằm nguyên trong Ngân hàng Quốc gia ở Sài Gòn.

Đoàn xe đưa ông Thiệu và tùy tùng đi có đông không, và khung cảnh Sài Gòn lúc đó thế nào?

Frank Snepp
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp trên nóc Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn trước ống kính phóng viên BBC của Anh Quốc thời đó

Frank Snepp: Đoàn có bốn chiếc xe. Xe chở ông Khiêm đi đầu, xe tôi là xe thứ hai, có chiếc xe thứ ba, và tôi nghĩ còn có một chiếc xe thứ tư đi theo sau chúng tôi. Khi chúng tôi ra khỏi khu Bộ Tổng Tham Mưu hướng tới phi trường Tân Sơn Nhất, thì đã khoảng bảy hoặc tám giờ tối. Đường phố tương đối vắng vẻ, ngoại trừ các trạm kiểm soát. Nhìn đâu tôi cũng thấy trạm kiểm soát. Quân lính miền Nam VN và cảnh sát có mặt khắp nơi. Và nỗi lo sợ của chúng tôi là, một trong những người ở các kiểm soát này sẽ tìm cách làm nên lịch sử, ngăn chặn đoàn xe và giết chết ông Thiệu. Tôi được giao trọng trách đưa ông an toàn ra khỏi VN, và tôi cảm được trách nhiệm nặng nề khủng khiếp này.

Khi xe chuyển bánh, tướng Timmies bắt đầu trò chuyện với ông Thiệu. Họ nhắc lại chuyện ngày xưa, lúc ông Thiệu còn là tư lệnh Quân khu I, một trong những vùng phe cộng sản hiện đang chiếm giữ. Và ngay giữa lúc đó, tướng Timmies giới thiệu tôi với ông Thiệu, nói tôi là nhà phân tích giỏi nhất của Tòa Đại sứ, và vì thế, ông Thiệu đang được một ‘tài xế hạng sang’ chở ra phi trường. Ông Thiệu nói đùa một cách mơ hồ rằng tài xế ở đây lái xe giỏi hơn ở Bangkok nhiều, và tài xế ở Bangkok khá bạt mạng. Đó là cảnh tượng kỳ quái nhất mà bạn có thể hình dung được. Tôi thực sự sững sờ trước cuộc trao đổi qua đó ông Thiệu trông có vẻ rất thoải mái, nhưng đồng thời, cũng rất căng thẳng. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt của ông trong gương chiếu hậu.

Đoàn xe phóng về phía trước, chúng tôi qua một trạm kiểm soát, một trạm nữa, và được vẫy tay cho đi. Có ông đại tá cảnh sát người Việt ngồi trong chiếc xe dẫn đầu vẫy tay chào và dẫn đường, không ai nhìn xem trong đoàn xe có những ai. Tôi nghĩ có lẽ họ nghĩ đây là một đoàn xe ngoại giao đang trên đường đến một cuộc họp ngoại giao nào đó. Họ không nhận ra rằng chúng tôi đang đưa cựu Thủ tướng Chính phủ và cựu tổng thống của đất nước họ đến nơi an toàn.

Khi đến gần phi trường, chúng tôi đi ngang qua đài tưởng niệm có hàng chữ “Sự hy sinh cao cả của đồng minh sẽ không bao giờ bị lãng quên’‘, được xây để tưởng niệm những người lính Mỹ đã chết ở VN. Khi xe vượt hẳn khỏi qua nơi này, tôi chợt liếc vào gương chiếu hậu, và nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt ông Thiệu.

Sau này, một số người không có mặt ở đó bàn rằng ông Thiệu chắc chẳng bao giờ khóc. Tại sao không? Ông ấy đang rất đau buồn. Ông đang mất đi đất nước của mình. Ông giống như Napoléon bị đày lên đảo Elba. Ông hoàn toàn là một kẻ lưu vong. Ông bị mọi người ghét. Người Mỹ cho rằng ông là chướng ngại vật của một thỏa thuận có thể cứu mạng sống của mọi người, muốn tống cổ ông đi, địch thủ chính trị muốn giết ông, và ông bị người tham gia vào công tác này ghét bỏ.

Cảm nhận của cá nhân ông về ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó ra sao?

Frank Snepp: Tôi không ghét ông ấy. Tôi chỉ đơn giản muốn ông được an toàn đến sân bay. Nhưng tôi không có ảo tưởng nào về sự thù địch mà ông Thiệu phải đối diện ở khắp nơi. Với tư cách cá nhân tôi vô cùng xúc động khi thấy một người đang lâm cảnh tột cùng tuyệt vọng. Tôi cũng kinh ngạc thấy ông có thể tự chủ được đến vậy. Ý tôi là, đang phải đối mặt với sự sỉ nhục lớn nhất mà bất kỳ tổng thống nào của một nước phải đối mặt mà ông vẫn kiềm chế được, nhưng lại rơi nước mắt cho những người Mỹ đã hy sinh ở VN. Khoảnh khắc ấy tôi không bao giờ quên.

Đoàn xe tiếp tục đi. Có lúc chúng tôi bị chặn lại. Thấy ông đại tá cảnh sát người Việt trong xe đi đầu nói chuyện với những người ở trạm kiểm soát, tôi đã nghĩ chết cha, có thể gặp chuyện rồi, đây có thể là lúc súng sẽ nổ và mọi người sẽ chết. Nhưng chúng tôi được vẫy tay cho đi. Rồi cũng đến khu vực của phi trường, nơi chúng tôi sẽ bàn giao ông Thiệu, ông Khiêm và những người còn lại trong nhóm họ. Tất cả đèn thình lình tắt ngúm. Trời tối đen như mực. Tôi làm mờ đèn xe đi như được yêu cầu và cứ thế lái trong bóng tối, không nhìn thấy gì.

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tháng Hai 1975
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu hồi tháng Hai 1975

Bỗng nhiên, ngay phía trước xe, trong bóng tối mù mờ, tôi thấy sếp Polgar đang chạy xuống phi đạo. Xe tôi suýt nữa đụng vào ông. Tôi thắng gấp và mọi người ở đằng sau bay về phía trước, đập vào lưng ghế của tôi. Ông Thiệu và tướng Timmies bị trượt khỏi ghế ngồi. Quang cảnh lúc ấy giống một khúc phim hài, nhưng đồng thời cũng rất khủng khiếp. Tôi xin lỗi, và xe nhích về phía trước.

Nguyễn Văn Thiệu
Chụp lại hình ảnh,TT Thiệu trong một lần trao tặng huân chương cho ông Hoàng Đức Nhã

Cuối cùng tôi thấy dáng chiếc máy bay đợi đón ông Thiệu, và dừng xe lại. Đại sứ Graham Martin đã đến đây bằng nẻo đường khác, vì chúng tôi không muốn tất cả các vị chức sắc này tụ họp ở cùng một chỗ và cùng bị giết chết, nếu có một cuộc phục kích. Đại sứ Martin đang chờ để nói lời từ biệt với vị tổng thống cuối cùng của đất nước mà chúng tôi ủng hộ. Tướng Timmies ra khỏi xe. Ông Thiệu vươn tay nắm lấy tay tôi, nói bằng thứ tiếng Anh có giọng Pháp. Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn.

Tôi thật xúc động. Biết đâu ông Thiệu chẳng có lúc ngờ rằng tôi có mặt trong chiếc xe đó để giết ông. Ông không thể nào biết chúng tôi là ai, mà chỉ có một lựa chọn là phải tin rằng người Mỹ sẽ cứu và đưa ông đến chốn an toàn. Trên thực tế, nếu chúng tôi giết ông thì cũng giải quyết được vấn đề. Phe cộng sản chỉ muốn ông Thiệu biến mất. Họ không quan tâm là chúng tôi đưa ông di tản hay cho ông nằm đất. Vì vậy, nếu tôi là ông Thiệu, chắc tôi đã rất lo không biết người đàn ông lái xe này đưa mình đi là ai. Nhưng ông cảm ơn tôi. Tôi không nói gì, nhưng tự hỏi có phải ông cám ơn vì 55,000 người Mỹ đã bỏ mình ở VN? Những ý nghĩ này tôi nhớ rõ, do luôn mang theo mình một cuốn sổ tay, và sau đêm đó, tôi viết ngay xuống những gì đã xảy ra, vì biết mình vừa sống qua những thời khắc của lịch sử.

Sau gần 50 năm giờ ôn lại việc Hoa Kỳ đưa ông Thiệu ra khỏi VN lúc đó, ông có những suy nghĩ gì?

Frank Snepp: Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản. Họ tin như vậy bất kể việc Võ Văn Ba, điệp viên giỏi nhất của VNCH, người mà tôi đích thân tiếp xúc, đã cảnh báo họ hai lần, trong hai luần lễ trước đó, rằng phe cộng sản sẽ không thương lượng gì cả, mà sẽ tiến chiếm Sài Gòn kịp để ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh. Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình.

Điều này có nghĩa gì? Việc khăng khăng ôm lấy ý tưởng sẽ đạt được một thỏa thuận với Bắc Việt sau khi đưa ông Thiệu ra khỏi VN, đã khiến đại sứ Martin cảm thấy không cần phải có ngay một kế hoạch lớn để di tản một cách có trật tự những người Việt đã làm việc với và trung thành với Hoa Kỳ. Đại sứ đã trì hoãn kế hoạch đó cho đến những phút cuối hoảng loạn.

Chỉ vài giờ sau khi ông Thiệu ra đi, Henry Kissinger nói chúng ta sẽ có ba tuần để tiếp tục sơ tán, rồi sẽ có các cuộc đàm phán, sau đó chúng ta sẽ có một chính phủ liên minh. Graham Martin cũng tin như vậy. Điều đó điên rồ, và rất nhiều người Việt Nam tôi biết đã phải trả giá cho sự điên rồ đó bằng mạng sống của họ. Nhiều người bị giam giữ, nhiều người khác bị giết chết, kể cả đặc vụ giỏi nhất mà chúng tôi có. Nỗ lực đưa ông Thiệu rời VN là một trong những công tác nguy hiểm nhất của CIA ở Việt Nam, nhưng nó là điều vô nghĩa, mà chỉ củng cố cho ảo ảnh là chúng tôi vẫn còn nhiều thì giờ để hành động.

Tôi còn nhớ rõ cảnh ông Thiệu ra khỏi xe bước về hướng máy bay tối hôm ấy. Đoàn tùy tùng của ông làm theo, và tôi cũng ra khỏi xe. Đạn và tên lửa vẫn bay vèo vèo dọc theo vành đai thành phố. Đại sứ Martin không nói gì với ông Thiệu ngoài lời từ giã. Và khi ông Thiệu mất hút vào lòng máy bay, ông đại sứ thình lình bước xuống khỏi thang máy bay, rồi cúi người, nắm lấy chiếc thang (ramp), dựt băng nó ra khỏi chiếc máy bay. Tôi chạy đến hỏi tôi có thể giúp gì ông được không. Không! không! Ông xua tay.

Frank Snepp
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp nhận huy chương trong thời gian phục vụ ở VNCH
Graham Martin
Chụp lại hình ảnh,Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn

Tôi nhớ đã nghĩ hình như những gì vị đại sứ Mỹ đang làm là xé đứt chúng tôi khỏi tất cả những gì đã trói buộc nhau trong quá khứ. Ông vừa từ biệt vị tổng thống mà Hoa Kỳ đã ủng hộ trong 5, 6 năm. Mọi hình ảnh trong tôi đến giờ còn rất sống động. Đại sứ Martin lúc đó đeo kính gọng sừng. Trông ông giống như một giáo sư, chứ không giống một vị đại sứ đã chủ trì một trong những khoảnh khắc xấu hổ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và chắc chắn là của lịch sử VNCH. Tôi hỏi đại sứ còn cần tôi làm gì nữa không. Ông nói không. Xong rồi. Xong rồi. Xong rồi…

Bài do nhà báo tự do Tina Hà Giang và người quay phim Dân Huỳnh thực hiện cho BBC. Mời quý vị đón xem bài tới về điệp vụ mà Frank Snepp cho là quan trọng nhất của CIA ở Việt Nam trước 1975.


Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2021/11/15/frank-snepp-ngay-cuoi-cung-cua-tong-thong-nguyen-van-thieu-o-viet-nam/

Nửa giờ sau bữa ăn, thời điểm vàng cho sức khỏe, đừng bỏ qua nhé!

 Nửa giờ sau bữa ăn, nắm bắt thời điểm vàng này để thực hiện một vài động tác đơn giản là đã có thể giúp nâng cao sức khỏe của bạn rất nhiều rồi đấy. 

(Ảnh: Hananeko_Studio/ Shutterstock)
Nửa giờ sau bữa sáng

  1. Để tránh phải khổ sở vì chứng khó tiêu, bạn đừng nên vội vàng tập thể dục.
  1. Kinh mạch dạ dày đi qua khớp gối. Dùng tay xoa bóp khớp gối có thể làm cho kinh mạch dạ dày không bị tắc nghẽn, cũng có thể xua tan cảm lạnh, bảo vệ xương khớp trong mùa đông lạnh giá. Đây là một cách giữ gìn sức khỏe rất tốt.

Nửa giờ sau bữa trưa

Nửa giờ sau khi ăn trưa là thời gian quan trọng để điều chỉnh trạng thái cơ thể và tinh thần, có thể tận dụng thời gian này với một giấc ngủ ngắn. (Ảnh: Shuterstock)

  1. Nửa giờ sau bữa trưa là thời điểm quan trọng để điều chỉnh trạng thái thể chất và tinh thần của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chợp mắt vào lúc buổi trưa có thể giải tỏa căng thẳng, mang lại tinh thần sảng khoái và cải thiện trí nhớ. Dù chỉ là 10 phút thôi nhưng có thể thấy ngay hiệu quả. 
  2. Ngay cả khi không có điều kiện để ngủ, bạn cũng nên tập một vài động tác nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Michigan, Hoa Kỳ chia sẻ rằng 30 phút sau khi ăn trưa bạn có thể nhón chân, duỗi eo để xua tan đi mệt mỏi. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần duỗi thẳng tay chân, hít thở sâu vài lần và thả lỏng cơ thể đang căng thẳng.

Nửa giờ sau bữa tối

Sau bữa tối, nên làm một số việc nhà nhẹ nhàng như rửa bát để bạn có thể đi lại mà không tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. (Ảnh: Shutterstock)

  1. Vào lúc này, bạn đừng nên vội vàng tập thể dục, kể cả tắm hoặc ngâm chân cũng vậy nhé. Bởi vì các hoạt động này sẽ làm tăng lưu lượng máu trên bề mặt cơ thể, khiến lưu lượng máu trong đường tiêu hóa bị giảm đi, từ đó làm suy yếu chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của Viện Cooper Aerobic Mỹ, ruột non của con người bắt đầu hấp thụ khoảng 30 phút sau khi ăn tối. Do đó, uống chút nước sau khi ăn tối nửa giờ là một cách đơn giản để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

  1. Làm một số việc nhà nhẹ nhàng trong thời gian này, chẳng hạn như rửa bát hoặc dọn dẹp phòng để bạn có thể đi lại mà không tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

5 điều không nên làm sau bữa ăn

  1. Ăn trái cây sau bữa ăn

Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn để tránh bị đầy hơi, táo bón. (Ảnh: Silviarita / Pixabay)
Đa số mọi người đều nghĩ rằng ăn trái cây ngay sau khi vừa ăn cơm xong sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn nhờ vào các chất axit có trong trái cây. Do vậy mà tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn đã trở thành thói quen của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, thức ăn sau khi vào dạ dày cần từ 1 đến 2 giờ để tiêu hóa. Nếu ngay sau bữa ăn, trái cây tiếp tục đưa vào sẽ bị thức ăn trước đó chặn lại khiến trái cây không thể tiêu hóa được bình thường. Trong trái cây có chứa nhiều “đường trái cây” monosaccharid dễ được ruột non hấp thụ, nếu bị tắc ở dạ dày sẽ tạo thành hiện tượng đầy hơi, gây táo bón. 

Bạn nên chờ khoảng 2 tiếng sau khi ăn hoặc tốt nhất là giữa các bữa ăn để tiếp tục ăn trái cây. Đặc biệt là đối với những người có đường huyết tăng cao thì không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn.

  1. Đánh răng sau khi ăn

Sau bữa ăn không phải là thời điểm tốt nhất để đánh răng. (Ảnh: Shutter Stock)
Đánh răng thơm tho, sạch sẽ ngay sau bữa ăn dường như là “thói quen tốt” được nhiều người công nhận. 

Tuy nhiên, sự thật là đây không phải là thời điểm tốt nhất để đánh răng. Bởi vì lúc này men răng rất yếu, nếu đi đánh răng ngay có thể sẽ khiến men răng bị tổn thương, dần dần răng sẽ bị yếu đi, thậm chí là dễ rụng hoặc nứt mẻ răng.

Thời điểm tốt nhất để đánh răng là 1 giờ sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi chúng ta ăn thức ăn có tính axit hoặc uống soda và đồ uống có ga. Lúc này, men răng đã cứng lại và hoạt động bình thường. Cần đánh răng đúng cách tránh nguy cơ tổn thương men răng.

  1. Uống trà sau bữa ăn

Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. (Ảnh: YaiSirichai/ Shutterstock)
Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, chất tannin trong trà có thể biến protein trong thức ăn thành chất đông tụ khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất đạm. Chất tannic này liên kết với chất sắt trong thức ăn và ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong đường ruột.

Thời gian phù hợp để uống trà là 1 tiếng sau bữa ăn.

  1. Tập thể dục ngay sau bữa ăn

Sau bữa ăn, kể cả vận động nhẹ như đi bộ cũng sẽ khiến dạ dày bị hỗn loạn, về lâu dài còn gây ra các bệnh về dạ dày. (Ảnh: Jus_Ol/ Shutterstock)
Trong vòng nửa giờ sau bữa ăn, dạ dày trở nên rất nặng khi thức ăn phải nạp vào. Việc tham gia thể dục thể thao lúc này (kể cả vận động nhẹ như đi bộ) sẽ khiến dạ dày bị hỗn loạn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, về lâu dài còn gây ra các bệnh về dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nửa giờ sau bữa ăn trước khi ra ngoài hoạt động nhẹ nhàng.

  1. Tắm ngay sau bữa ăn

Không nên tắm ngay sau bữa ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa. (Ảnh: Shutterstock)
Tắm sau bữa ăn sẽ làm tăng lượng máu trên bề mặt cơ thể, lượng máu trong đường tiêu hóa cũng giảm theo, từ đó làm suy yếu chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa và gây ra chứng khó tiêu. Về mặt khoa học, không nên tắm khi đói trước bữa ăn, dễ gây thiếu oxy và thiếu máu tạm thời, cũng không nên tắm ngay sau bữa ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa, tốt nhất nên tắm sau bữa ăn một tiếng trở lên. Tắm trước khi ngủ cũng sẽ giúp bạn loại bỏ những mệt mỏi trong ngày và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Mộc Lan (t/h) / Trí Thức VN.

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/03/28/nua-gio-sau-bua-an-thoi-diem-vang-cho-suc-khoe-dung-bo-qua-nhe/


Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng...

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếngKHI ĐẾN NHỮNG GA TÀU NÀY, KHÔNG CHỈ ĐƯỢC HOÀ MÌNH VÀO DÒNG NGƯỜI XUÔI NGƯỢC MÀ DU KHÁCH VẪN TÌM ĐƯỢC NHỮNG GÓC ĐẸP ĐẼ ĐỂ THỎA SỨC CHỤP ẢNH.
Không chỉ có những sân bay hiện đại, mà những ga tàu đẹp tại Việt Nam cũng là “chất liệu” hấp dẫn để những nhiếp ảnh gia hay những bạn trẻ đam mê khám phá, chụp ảnh thoả sức sáng tạo. Đất nước ta có địa lý vô cùng đặc biệt khi mạng lưới đường sắt vô cùng phong phú, đa dạng kéo dài từ Bắc vào Nam. Do đó, trên cả nước có rất nhiều ga tàu hỏa, đặc biệt rất nhiều trong số đó là những ga vô cùng nổi tiếng với lịch sử thăng trầm cũng như vẻ đẹp cổ kính mà những ga tàu này mang theo.

Ga Huế

Ga Huế tọa lạc tại số 2 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế và là một nhà ga có lịch sử lâu đời, đi cùng những biến cố, thăng trầm của dân tộc qua bao năm tháng. Sau hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã bao lần chứng kiến những thời kỳ kháng chiến oai hùng của dân tộc. Thế nên, công trình này cũng đã phải trải qua bao lần “lột xác” để trở thành một phần ga tàu huyết mạch của Việt Nam. Ngày nay, nhà ga đã được tu sửa và tân trang để trở nên hiện đại hơn. Thế nhưng dấu ấn cổ kính vẫn còn hiện hữu, vẫn toát lên một nét đẹp kiêu sa của kinh thành Huế một thời.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 1.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 2.Ảnh: @linhlun1295, @citrine.pt
Vẻ đẹp đầy hoài niệm của công trình kiến trúc được thể hiện trên những cánh cửa hình vòm các điệu đặc trưng từ toa tàu lửa. Thế nhưng, ga Huế không chỉ đẹp ở kiến trúc mà còn thể hiện ở nét văn hóa “trà ga” vô cùng độc đáo. Đơn giản chỉ vì tại ga tàu này là nơi người ta bán trà, là nơi để những vãng khách phương xa nhâm nhi đợi giờ tàu chạy, đơn giản thế thôi mà vẫn tồn tại theo năm tháng.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 3.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 4.

Ga Hải Phòng

Ga tàu tại thành phố cảng Hải Phòng cũng là một trong những công trình ga lâu đời khi đã tồn tại gần 120 năm. Có lẽ với người dân nơi đây, ga tàu lửa này luôn là một di sản khi nhìn vào những kiến trúc của ga, khung cảnh dường như không thay đổi như trước đây. Ngoài tòa nhà chính được bảo tồn gần như nguyên vẹn, ga Hải Phòng còn giữ được hàng cột sắt chống mái hiên phía trong nhà ga và nền đá xanh có từ khi xây dựng. Ngày nay, khi tàu hỏa dần trở lại là phương tiện giao thông được nhiều người lựa chọn thì ga Hải Phòng vẫn là điểm đến hấp dẫn đáng để “sống ảo” ở thành phố hoa phượng đỏ.


Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Nhận diện 8 căn bệnh thời đại của người Việt...

 Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Nhận diện 8 căn bệnh thời đại của người Việt

Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi: biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.

Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh, xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.

Trong thời đại ngày nay – thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.

Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.

1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa

Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân công công tác phân phối các quyền lợi vật chất – tinh thần. Họ hay gần gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc tầm thường hằng ngày.

Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo; ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.

Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các cấp có nhiều tham vọng.

2. Bệnh bảo thủ

Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới; ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa vời và sửa ngấm ngầm.

Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định. Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v…) họ đều theo những chuẩn mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý và nền văn minh thời đại.

3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa

Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ… đều có căn nguyên từ căn bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.

Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ…

4. Bệnh hám danh, hám địa vị

Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt, dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.

Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh, nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng. Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,

5. Bệnh nói dối

Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.

6. Bệnh đố kỵ, cố chấp

Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.

Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.

7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay

Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ “chui vào vỏ ốc”, sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng; nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.

Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.

8. Bệnh ham làm giàu bất chấp ruộng tâm, đạo lý, pháp luật

Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối, không kiềm chế.

Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó, giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát triển.

Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới, nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự đời của thế cuộc.

Theo TẦM NHÌN

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/11/04/nhan-dien-8-can-benh-thoi-dai-cua-nguoi-viet-5/

Nhà thơ Thế Lữ gửi gắm gì trong tâm sự con hổ nhớ rừng?

(Kỷ niệm 90 năm Phong trào Thơ mới, 1932-2022)

 Nhà thơ Thế Lữ viết bài thơ ‘Nhớ rừng’ nói lên tâm sự một con hổ trong vườn bách thú vào năm 1935, mà đến nay vẫn khiến độc giả luận bàn. Điều đặc biệt là dù có thể quên 46 câu của tác phẩm này, thì người đời sau, cũng không thể quên một câu, ấy là “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”. Câu thơ sẽ trở thành câu cửa miệng cho những ai rơi vào bi kịch hết thời…

Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989) nổi tiếng trong cả văn chương lẫn sân khấu. Thế nhưng, nhắc đến nhà thơ Thế Lữ là công chúng nghĩ ngay đến bài thơ “Nhớ rừng”. Nhà thơ Thế Lữ đã gửi gắm điều gì vào “lời con hổ ở vườn bách thú” mà bao nhiêu thập niên trôi qua, vẫn còn dư âm trong lòng nhiều thế hệ?

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thâm, lá gai, cỏ sắc

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Ta biết ta chúa tể muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cay xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém

Dăm vầng lá hiền lành không bí hiểm

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Nơi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ

Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa

Nơi ta không còn được thấy bao giờ

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi

Hỡi cánh rừng ghê gớm của ta ơi”.

Nhớ rừng” chính là lời con hổ ở vườn bách thú của Thế Lữ. Chính vì có ý ấy, mà mở đầu “Nhớ rừng”, Thế Lữ mới dùng “Lời con hổ ở vườn bách thú” làm đề từ, làm lời dẫn cho bài thơ của mình.

Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989)

Đây là bài thơ hay vào bậc nhất của Thế Lữ và là bài mở đầu của một thời đại trong thi ca trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh- Hoài Chân. Và sau rất nhiều năm, năm 2005, Nhà xuất bản Giáo dục lại chọn “Nhớ rừng” vào Tuyển thơ Việt Nam thế kỷ 20.

Trong phần giới thiệu về Thế Lữ, Hoài Thanh viết: “Chính tên là Nguyễn Thứ Lễ. Sinh tháng 10 năm Đinh Mùi (1907). Nơi sinh Thế Lữ lấy làm lạ thấy người nói là Thái Hà Ấp Hà Nội, còn thi sĩ thì cứ tưởng là Lạng Sơn, nơi đã ở từ khi còn bé đến năm 11 tuổi. 11 tuổi xuống Hải Phòng. Học đến năm thứ ba ban thành chung thì bỏ để theo sở thích riêng. Sau đó lên Hà Nội học trường mỹ thuật, nhưng lại thôi ngay. Bắt đầu viết từ hồi này. Được ít lâu bị đau lại về Hải Phòng tĩnh dưỡng. Những ý thơ và đôi bài thơ đầu tiên, như bài Lựa tiếng đàn, nẩy ra trong lúc này. Có chân trong Tự lực văn đoàn và trong tòa soạn các báo: Phong hóa, Ngày nay, Tinh hoa. Đã xuất bản: Mấy vần thơ (1935, Đời nay, Hà Nội, 1941)”.

Cũng trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh – Hoài Chân đánh giá rất cao Thế Lữ: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ sở này…Bởi không có gì khiến người ta tin thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay. Mà thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu âm thanh…Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn trước hai nẻo đường: Nẻo về quá khứ với mơ mòng, nẻo tới tương lai và thực tế”.

Không ngần ngại, Hoài Thanh đã chọn 6 câu trong nhớ rừng: “Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già/ Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi/ Với khi thét khúc trường ca dữ dội/ Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng/ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng/ Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc” để viết “không ai còn có quyền bĩu môi trước cuộc cách mệnh về thi ca đương nổi dậy.”

Nhiều năm sau, nhà thơ Vũ Quần Phương đã bình “Nhớ rừng” khá tâm đắc: “Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn bách thú. Đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đạp phá hưng dữ, đòi tự do. Ông đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một khối căm hờn, nằm dài trông chờ ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuông ngang hàng với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói: Con hổ này đã được thuần hóa: “Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi/ Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm…”

Đấy là nghĩa đen, nghĩa hẹp. Còn về nghĩa bóng, nghĩa rộng…Nhớ rừng chính là bi kịch của những kẻ có sức mạnh, có chí lớn nhưng bị mất tự do, bị giam hãm trong một không gian nhỏ hẹp, không gian nô lệ. Đó cũng là bi kịch của nhiều người dưới thời Pháp thuộc. Nhưng dường như trong cái không gian nô lệ ấy, chúa sơn lâm vẫn không hoàn toàn chịu khuất phục, chính vì thế mà phần cuối của “Nhớ rừng” mới có mấy câu: “Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn/ Để hồn ta phảng phất được gần ngươi/ Hỡi cánh rừng ghê gớm của ta ơi”.

Điều đặc biệt là dù có thể quên 46 câu của tác phẩm này, thì người đời sau, cũng không thể quên một câu, ấy là “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”. Câu thơ sẽ trở thành câu cửa miệng cho những ai rơi vào bi kịch hết thời. Câu thơ này cũng có giá trị tương tự như câu “Cơm áo không đùa với khách thơ” của Xuân Diệu, câu “Mờ trong bóng chiều một đoàn quân thấp thoáng” của Phạm Duy nếu áp dụng vào một tình huống cụ thể khác.

Và nếu trong văn xuôi, Nam Cao để lại trong văn học sử một Chí Phèo ăn vạ, Vũ Trọng Phụng để lại một Xuân tóc đỏ cơ hội, luôn biết xuất hiện đúng nơi, đúng lúc…thì Thế Lữ, Xuân Diệu, Phạm Duy, cũng đã làm được những điều tương tự trong thơ.

Nêu thế để thấy: Thơ để nhớ được một câu, một bài, lại mang giá trị lâu dài trong đời sống, không phải là việc đơn giản.

Đi cùng thời gian, tính đến mùa xuân Nhâm Dần 2022, ít nhất “Nhớ rừng” cũng đã có tuổi thọ gần 90 năm rồi.

ĐẶNG HUY GIANG / Văn Nghệ Sagon

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/11/04/nha-tho-the-lu-gui-gam-gi-trong-tam-su-con-ho-nho-rung/