Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Thủ tướng da màu đầu tiên của Anh – người trẻ nhất trong 200 năm qua...

Ông Rishi Sunak trở thành Thủ tướng nước Anh vào ngày 24/10 sau khi các ứng cử viên khác từ bỏ cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ giữa bối cảnh nhà lãnh đạo tương lai đứng trước nhiệm vụ khó khăn. Đó là chèo lái một đất nước chia rẽ sâu sắc vượt qua cuộc suy thoái kinh tế có nguy cơ đẩy hàng triệu người vào đói nghèo.

Lộ diện Thủ tướng da màu đầu tiên của Anh – người trẻ nhất trong 200 năm qua - Ảnh 1.

Ông Rishi Sunak. Ảnh: Reuters

Ông Sunak, một trong những chính trị gia giàu có nhất Westminster đã được Vua Charles yêu cầu thành lập chính phủ thay thế bà Liz Truss - người đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Anh chỉ 44 ngày.

Ông Sunak đã đánh bại chính trị gia theo chủ nghĩa trung dung Penny Mordaunt, người không nhận được đủ sự ủng hộ từ các nghị sĩ để bước vào vòng bỏ phiếu trong khi đối thủ của ông, cựu Thủ tướng Boris Johnson, đã rút khỏi cuộc đua và nói rằng ông không thể đoàn kết đảng Bảo thủ.

"Đây là một quyết định lịch sử và một lần nữa cho thấy sự đa dạng cũng như tài năng của các thành viên trong đảng chúng ta. Tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ ông Rishi", bà Mordaunt cho hay trong một thông báo khi rút khỏi cuộc đua chỉ vài phút trước khi người chiến thắng được thông báo.

Ông Sunak, cựu Bộ trưởng Tài chính 42 tuổi, trở thành Thủ tướng thứ ba của nước Anh chỉ trong chưa đầy 2 tháng với nhiệm vụ khôi phục sự ổn định của một quốc gia trải qua nhiều năm rối ren về kinh tế và chính trị.

Ông Sunak là Thủ tướng gốc Ấn đầu tiên và cũng là Thủ tướng da màu đầu tiên của nước Anh. Ở tuổi 42, ông cũng là người trẻ nhất đảm nhận vị trí này trong hơn 200 năm.

Gia đình ông Sunak di cư tới Anh vào những năm 1960. Sau khi tốt nghiệp Đại học Oxford, ông theo học Đại học Stanford và tại đây, ông đã gặp vợ của mình là bà Akshata Murthy, con gái tỷ phú Ấn Độ N. R. Narayana Murthy, người sáng lập tập đoàn Infosys Ltd.

Ông từng giành được đa số sự ủng hộ trong những tuần đầu đại dịch Covid-19 khi công bố kế hoạch hỗ trợ mở rộng cho những người không thể đi làm trong thời gian phong tỏa. So với bà Liz Truss, ông Sunak được cho là có lập trường mềm mỏng hơn trong một số vấn đề như Brexit và kinh tế./.

Theo Shoha VN

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/10/25/thu-tuong-da-mau-dau-tien-cua-anh-nguoi-tre-nhat-trong-200-nam-qua/


7 khách sạn Việt vào top sang trọng nhất thế giới 2022...

World Luxury Hotel Awards ngày 24/10 đã công bố giải thưởng năm 2022, trong đó 7 khách sạn Việt Nam được vinh danh ở hạng mục "nhất thế giới".

Trong 7 khách sạn Việt Nam được vinh danh ở hạng mục "nhất thế giới" 2022, Amiana Resort Nha Trang, Khánh Hòa giành chiến thắng ở giải Khu nghỉ dưỡng bên biển sang trọng nhất thế giới. Resort cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 8 km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 50 km. Giá phòng từ 4,2 triệu một đêm.

Hôtel De La Coupole, nằm ở số 1 phố Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là Khách sạn chuyên tổ chức hội nghị, tiệc cưới sang trọng nhất. Giá phòng một đêm từ 3 triệu đồng.

InterContinental Hanoi Landmark72 nằm tại tòa nhà Keangnam Landmark Tower Plot E6, quận Cầu Giấy, Hà Nội trở thành Khách sạn dành cho doanh nhân/ phục vụ người đi công tác lưu trú sang trọng nhất. Giá phòng một đêm ở đây từ 3,9 triệu đồng.

New World Phú Quốc Resort, nằm ở bãi Khem, tỉnh Kiên Giang chiến thắng năm 2022 ở hạng mục Khu nghỉ dưỡng bên biển sang trọng nhất dành cho gia đình. Giá phòng từ 4,9 triệu đồng một đêm.
Premier Village Danang Resort là Khách sạn sang trọng, thân thiện với môi trường nhất. Giá phòng một đêm ở đây là 7,8 triệu, đồng nằm ngay gần trung tâm thành phố Đà Nẵng và cách sân bay 10 phút di chuyển.
Sheraton Grand Danang Resort là đại diện thứ hai của Đà Nẵng được nhắc đến. Cơ sở lưu trú này thắng ở hạng mục Khu nghỉ dưỡng bên biển sang trọng nhất thế giới. Tọa lạc ở số 35 phố Trường Sa, Ngũ Hành Sơn, resort đang cung cấp giá phòng từ 4 triệu đồng một đêm. Nơi này cũng tiện đường để đến Hội An.
Vias Hotel Vung Tau nằm ở 179 Thùy Vân, phường 8, thành phố Vũng Tàu là Khách sạn sang trọng có view tầng thượng đẹp nhất thế giới. Giá phòng một đêm từ hơn hai triệu đồng.
World Luxury Hotel Awards là giải thưởng thường niên, được mệnh danh là "Cành cọ vàng của ngành du lịch thế giới". Lần đầu tổ chức vào năm 2006, đến nay giải thưởng đã có thâm niên 26 năm trao giải thưởng cho các khu nghỉ khắp thế giới.

World Luxury Hotel Awards được bình chọn dựa trên nhiều tiêu chí, với sự tham gia của hơn 300.000 chuyên gia, các hãng lữ hành và du khách trên toàn thế giới. Theo đại diện của ban tổ chức, giải thưởng được công bố hàng năm nhằm vinh danh các đơn vị đạt thành tích vượt trội, tạo dấu ấn đặc biệt cho sự phát triển của ngành lữ hành toàn cầu.
Anh Minh / Ảnh: Booking / Vietnam Express


Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/10/25/7-khach-san-viet-vao-top-sang-trong-nhat-the-gioi-2022/

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại...

QUẬN HOÀN KIẾM (HÀ NỘI) CÓ DIỆN TÍCH KHIÊM TỐN NHƯNG LẠI LÀ KHU VỰC SẦM UẤT, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẮT ĐỎ BẬC NHẤT THỦ ĐÔ.
Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 1.

Quận Hoàn Kiếm là quận nhỏ nhất Thủ đô khi có diện tích 5,29 km2, còn nhỏ hơn diện tích hồ Tây (5,3 km2). Tuy vậy, năm 2021, quận thu ngân sách của quận lên đến 14.008 tỷ đồng, bằng 7 tỉnh thu ngân sách thấp nhất cộng lại (Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn).

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 2.

Quận Hoàn Kiếm được thành lập vào ngày 31/5/1961 theo chủ trương mở rộng Thủ đô của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II. Đến hết năm 2019, quận có dân số khoảng 162.000 người. Mật độ dân số lên tới hơn 30.600 người/km2, gấp gần 13 lần mật độ dân số trung bình của Hà Nội. (Ảnh: HanoiFlycam)

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 3.

Với vai trò trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội. Khu vực này luôn tập trung đông đảo người dân vào mỗi dịp đặc biệt, lễ, Tết, tạo thành thú vui “lên bờ Hồ” nổi tiếng.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 4.

Tọa lạc ở trung tâm Hà Nội, quận Hoàn Kiếm sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh và công trình kiến trúc nổi bật. Nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung xây dựng trụ sở tại đây. Ngoài ra còn có trụ sở của nhiều Đại sứ quán, đơn vị quản lý hành chính – chính trị – xã hội – tôn giáo.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 5.

Các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng cũng chọn quận Hoàn Kiếm là “đầu não” giao dịch kinh tế. Nơi đây có trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV…

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 6.

Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi có giá đất cao nhất Hà Nội. Theo bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 của thành phố thì giá đất cao nhất tại đây là gần 188 triệu đồng/m2; còn trên các trang rao vặt, mua bán bất động sản thì con số có thể lên tới hơn 1 tỷ đồng/m

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 7.

Quận Hoàn Kiếm đề cao việc bảo tồn di sản, đặc biệt là kiến trúc nhà ở thuộc 36 tuyến phố cổ. Không gian xưa cũ kết hợp với nhịp sống hiện đại chính là cầu nối quá khứ – hiện tại, để người dân và du khách hiểu hơn về thủ đô nghìn năm văn hiến.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 8.

Quận trung tâm này có 190 điểm di tích lịch sử văn hoá và di tích cách mạng – kháng chiến, các công trình kiến trúc văn hoá có giá trị, trong đó 81 điểm đã được xếp hạng và gắn biển; tiêu biểu như hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ, khu phố Pháp… Các công trình này thường xuyên được quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 9.

Cùng với đó, quận Hoàn Kiếm còn có những công trình văn hoá lớn như con đường gốm sứ dài nhất thế giới dài 3,85 km được hoàn thành để chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 10.

Sau thời gian chững lại vì dịch Covid-19, quận Hoàn Kiếm tiếp tục khai thác các không gian sáng tạo mang tính điểm nhấn, thương hiệu từ ngày 18/3/2022 gồm: phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, phố sách 19/12, phố bích họa phố Phùng Hưng, con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân… Ảnh: Thuý Hà.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 11.

Có vị trí trung tâm, nhiều di tích lịch sử, văn hoá nên ngành du lịch ở quận Hoàn Kiếm rất phát triển. Trong thời kỳ đỉnh cao trước dịch Covid-19, quận có tới 157 công ty lữ hành đang hoạt động; 464 khách sạn, cơ sở lưu trú với 10.846 phòng (trong đó có 225 khách sạn được xếp hạng, gắn sao).

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 12.

Bên cạnh đó, với bề dày truyền thống của 36 phố phường, quận Hoàn Kiếm có nhiều thế mạnh để phát triển thương mại, dịch vụ với các chợ truyền thống nổi tiếng và các trung tâm thương mại hiện đại, sầm uất như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè, chợ hoa Quảng Bá, Tràng Tiền Plaza… Năm 2019, tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm đến 98,04% cơ cấu kinh tế của quận.

Theo Tổ Quốc

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/10/18/quan-nho-nhat-thu-do-nhung-thu-ngan-sach-bang-7-tinh-cong-lai/


https://public-api.wordpress.com/bar/?stat=groovemails-events&bin=wpcom_email_click&redirect_to=https%3A%2F%2Fanle20.wordpress.com%2F2022%2F10%2F18%2Fquan-nho-nhat-thu-do-nhung-thu-ngan-sach-bang-7-tinh-cong-lai%2F&sr=1&signature=87e46de46beca408da1ebfca25b7570f&user=91495093&_e=eyJlcnJvciI6bnVsbCwiYmxvZ19pZCI6Nzk0Nzc3OCwiYmxvZ19sYW5nIjoidmkiLCJzaXRlX2lkX2xhYmVsIjoid3Bjb20iLCJfdWkiOjkxNDk1MDkzLCJsb2NhbGUiOiJ2aSIsImN1cnJlbmN5IjoiVVNEIiwiY291bnRyeV9jb2RlX3NpZ251cCI6IlZOIiwic2lnbnVwX2Zsb3dfbmFtZSI6IiIsImVtYWlsX2RvbWFpbiI6ImdtYWlsLmNvbSIsInBvc3RfaWQiOjEwMDM3MywiZGF0ZV9zZW50IjoiMjAyMi0xMC0xNyIsImVtYWlsX2lkIjoiNzI3YWFmYmMzYzllYzAzMDVkZTQ5ZTViNWY5MjZhMzkiLCJlbWFpbF9uYW1lIjoibmV3LXBvc3QiLCJ0ZW1wbGF0ZSI6Im5ldy1wb3N0IiwibGlua19kZXNjIjoicG9zdC11cmwiLCJhbmNob3JfdGV4dCI6IjxhIGhyZWY9XCJodHRwczpcL1wvbmd1b2lzYW50aW4ud29yZHByZXNzLmNvbVwvMjAyMlwvMTBcLzE4XC9xdWFuLW5oby1uaGF0LXRodS1kby1uaHVuZy10aHUtbmdhbi1zYWNoLWJhbmctNy10aW5oLWNvbmctbGFpXC9cIj5RdVx1MWVhZG4gbmhcdTFlY2YgbmhcdTFlYTV0IFRoXHUxZWU3IFx1MDExMVx1MDBmNCBuaFx1MDFiMG5nIHRodSBuZ1x1MDBlMm4gc1x1MDBlMWNoIGJcdTFlYjFuZyA3IHRcdTFlYzluaCBjXHUxZWQ5bmdcdTAwYTBsXHUxZWExaTxcL2E+IiwiX2RyIjpudWxsLCJfZGwiOiJcL3dwXC92Mlwvc2l0ZXNcLzc5NDc3NzhcL3Bvc3RzXC8xMDAzNzM/X2VudmVsb3BlPTEmZW52aXJvbm1lbnQtaWQ9cHJvZHVjdGlvbiZfZ3V0ZW5iZXJnX25vbmNlPWFhMzQ5NWI4MTUmX2xvY2FsZT11c2VyIiwiX3V0Ijoid3Bjb206dXNlcl9pZCIsIl91bCI6InBhdWxkb3JnaHQiLCJfZW4iOiJ3cGNvbV9lbWFpbF9jbGljayIsIl90cyI6MTY2NjAzNzM2MDA0NiwiYnJvd3Nlcl90eXBlIjoicGhwLWFnZW50IiwiX2F1YSI6IndwY29tLXRyYWNrcy1jbGllbnQtdjAuMyIsImJsb2dfdHoiOiI3IiwidXNlcl9sYW5nIjoidmkifQ=&_z=z




Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Dấu hiệu nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa khớp...

Cảm giác đau nhức đi kèm với sưng, cứng khớp là nỗi ám ảnh đối với các bệnh nhân thoái hóa khớp khi thời tiết thay đổi.

thay đổi.

Dấu hiệu nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa khớp
Dấu hiệu nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa khớp
Theo Vnexpress
Vận hành bởi WordPress.com

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong: Một tài năng đoản mệnh...

Chỉ với ba bài hát “Đêm thu”, “Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu”, Đặng Thế Phong đã là nhạc sĩ có một không hai gắn liền tên tuổi bất hủ của mình với mùa thu. Xem thế đủ biết không phải cứ đẻ sòn sòn đã là hay. Vấn đề là ở chỗ ít mà tinh, mà để đời.

Văn đàn Việt Nam những năm 1930-1945 đã phải chứng kiến nhà văn Vũ Trọng Phụng ra đi ở tuổi 27 (1939) vì bệnh lao để lại sự tiếc thương vô hạn cho những người yêu thích văn học nước nhà. Năm 1940, chúng ta mất nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử khi ông mới 28 tuổi vì bệnh phong.

Trong lĩnh vực âm nhạc, một tài năng khác cũng ra đi ở độ tuổi rất trẻ (24) cũng bởi căn bệnh thuộc hàng tứ chứng nan y như Vũ Trọng Phụng. Đó là Đặng Thế Phong.

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Cũng như Vũ Trọng Phụng, phải mãi sau này khi làn gió đổi mới đến với đất nước ta thì các nhạc phẩm nổi đình đám một thời của Đặng Thế Phong và các nhạc sĩ tiền chiến khác mới được đánh giá một cách đúng mức trong kho tàng lịch sử âm nhạc Việt Nam mặc dầu từ rất lâu rồi nó đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ.

Cũng giống như Nguyễn Đình Thi, chỉ với hai bài hát cách mạng “Diệt phát xít” và “Người Hà Nội”, ông đã là một nhạc sĩ nổi tiếng bậc cao thủ trong giới nhạc sĩ Việt Nam đương đại.

Đặng Thế Phong cũng vậy. Chỉ với ba bài hát “Đêm thu”, “Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu”, ông đã là nhạc sĩ có một không hai gắn liền tên tuổi bất hủ của mình với mùa thu. Xem thế đủ biết không phải cứ đẻ sòn sòn đã là hay. Vấn đề là ở chỗ ít mà tinh, mà để đời.

Đặng Thế Phong là vậy đó.

Sinh ra trong một gia đình công chức ở thành Nam nhưng không may mắn. Cha mất sớm buộc Đặng Thế Phong phải sớm tìm con đường mưu sinh: vừa đi học, vừa vẽ thuê kiếm sống.

Mới hơn hai mươi tuổi đầu đã lang thang nơi đất khách quê người tận xứ Nam Vang làm đủ thứ nghề vẽ thuê, dạy nhạc để sống, để học và để sáng tác. Năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc cho phép Đặng Thế Phong có thể vừa ôm đàn, vừa sáng tác, vừa biểu diễn tác phẩm của mình với chất giọng tenor rất đặc biệt.

Theo các bạn bè và bà Đặng Thanh Kim, em út của Đặng Thế Phong thì ông là một thanh niên rất điển trai, hoạt bát, thích ăn diện, ăn nói rất có duyên lại giỏi đàn hát nên được rất nhiều cô gái thành Nam yêu mến. Đặc biệt Đặng Thế Phong có biệt tài sắm các vai nữ, y như thật. Nhiều cô gái mê ông vì thế.

Trong số đó có ba cô lọt vào mắt xanh chàng trai trẻ đa tình. Đó là cô Hà Tiên, học sinh Trường Sarcree coeur Nam Định; cô Nguyễn Thị Na, tức Lê ở khu Ga Hải Phòng; và cô Bạch Yến ở Hàng Bông, Hà Nội.

Trong ba cô thì Bạch Yến xem ra nặng tình hơn cả bởi cô là người chăm sóc và tiễn đưa Đặng Thế Phong đến nơi an nghỉ cuối cùng và buồn thay cuộc đời của cả ba người đều lỡ dở.

Đặng Thế Phong viết “Đêm thu” năm 1940. Ca khúc này ông viết và biểu diễn ở những đêm lửa trại, lời ca được nhiều bạn bè đóng góp chỉnh sửa nên rất trong trẻo hồn nhiên, thể hiện nỗi đam mê của con người trước thiên nhiên và cuộc sống. Ngay lập tức bài hát được giới trẻ hưởng ứng nhiệt liệt. Song phải đến “Con thuyền không bến” viết vào tháng 9/1941 sau khi nhạc sĩ đi Phnom Penh trở về thì tên tuổi Đặng Thế Phong mới nổi như cồn.

Hôm đó tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ca sĩ Vũ Thị Hiển lần đầu tiên hát ca khúc này đã làm xôn xao dư luận. Sau đó chính tác giả đã trình bày bài hát này tại rạp Olimpia ở phố Hàng Da thì công chúng Hà Nội càng thêm mến mộ một tài năng. Không chỉ bởi chất giọng của người nhạc sĩ kiêm ca sĩ mà bởi chất thơ nhuần nhuyễn trong từng giai điệu và lời ca thẫm đẫm chất thu:

Đêm nay thu sang cùng heo may

Đêm nay sương lam mờ chân mây

Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng

Như nhớ thương ai chùng tơ lòng.

Có một điều rất khó lý giải là tại sao ở cái tuổi mới hơn hai mươi mà Đặng Thế Phong lại nhuần nhuyễn từ ca từ đến làn điệu thấm đẫm chất dân ca đồng bằng Bắc Bộ như vậy.

Lướt theo chiều gió. Một con thuyền theo trăng trong.

Giai điệu này lặp đi lặp lại nhiều lần như một điểm nhấn, nó nghe như một làn điệu dân ca mơ hồ, chầu văn hay chèo nào đó.

Cũng lạ, trong lúc âm nhạc Pháp đang tràn ngập Việt Nam, tâm lý hướng ngoại đang là “mốt” trong giới trí thức, những đĩa hát tango chinoise 78 vòng/phút đầy chất lính kèn lê dương, phong trào tân nhạc chủ yếu là đặt lời cho các bài hát tây thì nhạc phẩm của Đặng Thế Phong lại thấm đẫm tâm hồn Việt…

Năm 1942, Đặng Thế Phong viết “Vạn cổ sầu”, sau Bùi Công Kỳ sửa lời và đặt tên mới là “Giọt mưa thu”. Đây là giai phẩm thứ ba của Đặng Thế Phong và lại có chủ đề là mùa thu:

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi

Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi.

Giọt mưa thu rơi thánh thót. Thật không có hình ảnh nào sống động chính xác hơn. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, người ta vẫn ví những khúc ca lộng lẫy đó như là “hoa hậu” của ca từ âm nhạc hiện đại Việt Nam.

“Giọt mưa thu” là một nhạc phẩm song cũng là một mảng tâm hồn của con người. Nó như một lời ru kỳ diệu đưa hồn người hòa đồng vào các cung bậc cảm xúc đầy sắc màu của thiên nhiên, nó như giãi bày hộ nỗi buồn nhân thế đang mong được giải tỏa.

Một tiếng tơ lòng cất lên mỏng manh như tâm hồn người nghệ sĩ.

Đã bao năm rồi, đã có biết bao thế hệ người Việt Nam cất tiếng hát:

Ai nức nở thương đời

Châu buông mau, dương thế bao la sầu.

Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ chia xa, mỗi năm được gặp nhau một lần ngắn ngủi, nước mắt của tình yêu và nỗi nhớ giội từ trên trời cao xuống hiu hắt lắng đọng từ cõi vô biên, phải chăng đó là chất xúc tác để chàng nghệ sĩ họ Đặng cảm xúc cất lên những âm thanh siêu ảo vượt lên nỗi buồn thế tục, phải chăng giọt mưa thu chính là thiên sứ của tình yêu đã được nhân cách hóa một cách tài tình.

Hãy thử tưởng tượng trong một ngày mưa thu rơi thánh thót ngoài hiên, tiếng vĩ cầm cất lên réo rắt những giai điệu như nức nở của giọt mưa thu của Đặng Thế Phong, người ta có cảm nhận như đâu đây tiếng lòng thổn thúc của thơ Verlain, hay tiếng nhạc buồn của Chopin, hay những cánh lá vàng trong bức tranh “Mùa thu vàng” của Levitan. Thiên nhiên và lòng người hòa quyện một cách tài tình trong bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ.

Chỉ với ba nhạc phẩm thôi, Đặng Thế Phong đã là một hiện tượng trong lịch sử nền âm nhạc Việt Nam. Từ “Đêm thu” với những kỷ niệm tươi trẻ hồi thơ bé cùng Tết Trung thu:

Qua lá cành ánh trăng lan dịu dàng

Ru hồn bao nhớ nhung.

đến “Con thuyền không bến” mộng mơ:

Ánh trăng mờ chiếu.

Một con thuyền trong đêm thâu

Trên sông bao la thuyền mơ bến nơi đâu?

đã là một bước chuyển rất lớn trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Đến “Giọt mưa thu”: Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu ai khóc ai than hờ.

Có thể thấy Đặng Thế Phong đã hóa thân vào tiếng thu lòng thổn thức một cách tài tình như thế nào.

Trong số những người bạn học thân của Đặng Thế Phong hồi thiếu thời ở Nam Định có Vũ Đức Oong. Ông này sau tham gia cách mạng bị Pháp bắt giam ở nhà ngục Sơn La. Từ trong tù, nghe tin bạn bị lao mà chết, năm 1943, ông cảm thán viết bài thơ “Nhớ Thế Phong”, trong đó có đoạn:

Đã mấy thu rồi xa cách lắm

Mấy lần thu tới mấy thu đi

Bạn ơi! Có biết thu này khác

Trăng úa bên rừng khóc biệt ly!

Cũng lại ý tứ mùa thu. Phải chăng hai người bạn nối khố này rất đồng cảm với nhau. Năm 1945 ra tù tham gia cướp chính quyền ở Nam Định, ông Oong đã đến ngay gia đình Đặng Thế Phong và còn giữ nhiều tấm ảnh quý về gia đình họ Đặng này. Ông nói: “Nếu tôi không bị đi tù thì tôi không để cho Phong đi Campuchia và ốm đau bệnh tật như thế!”.

Thoắt đấy mà đã chín chục năm ngày sinh của một nhạc sĩ tài hoa nhưng đoản mệnh. Hôm qua chúng ta đã hát những ca khúc buồn của ông, hôm nay chúng ta tiếp tục hát những ca khúc của ông nhưng với một tâm thế khác. Ngày mai cũng vậy. Bởi lẽ đó là những ca khúc bất hủ của một tài năng đích thực

AN THANH LƯƠNG / Văn học Saigon

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/10/09/nhac-si-dang-the-phong-mot-tai-nang-doan-menh-2/







Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử – văn hoá...

Tuy Tiền Giang là một tỉnh có diện từ thiên nhiên đến công trình kiến trúc đậm văn hoá thu hút khách du lịch.

Hành trình du lịch Tiền Giang theo "tour" khám phá các ngôi nhà cổ quen thuộc với dân bản địa sẽ vô cùng mới lạ thậm chí với những ai đã từng du lịch miền Tây. Lần lượt tham quan các ngôi nhà lâu đời mang nhiều câu chuyện lịch sử, du khách sẽ có cảm giác như được ôn lại một thời mà mình chỉ được nghe thoáng trong sách sử, tâm đắc nhiều chi tiết chưa nghe ai kể hay nói cho hay.

Nhà Đốc phủ Hải

Địa chỉ: 49 Hai Bà Trưng, Phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Đốc phủ Hải có lối kiến trúc vừa hiện đại của người Pháp, vừa cổ kính của thời phong kiến xưa vì mang nhiều câu chuyện liên quan tới đại thần Phạm Đăng Hưng trong lăng mộ Hoàng Gia cách Nhà Đốc phủ Hải vài cây số, tới Hoàng Thái hậu Từ Dũ của triều đình Huế và thủ lĩnh nghĩa quân, anh hùng dân tộc Trương Định. Bề ngoài được xây dựng theo kiến trúc Roman, nội thất chủ yếu bằng gỗ mun điêu khắc tinh xảo và được cẩn xà cừ, viết chữ Nho. Có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ + 70 cổ vật có trong nhà. Du khách đổ xô ghé thăm chính vì muốn cảm nhận được cuộc sống vương giả thời địa chủ phong kiến sẽ như thế nào.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 1.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 2.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 3.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 4.

Nhà này là nơi ở của bà Trần Thị Sanh, con gái của Bá hộ Trần Văn Đổ và Phạm Thị Phụng. Bà Phụng là em gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng – thân sinh của Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Khi bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định) vào chùa quy y, bà để lại ngôi nhà cho con riêng của bà là Dương Thị Hương và con rể là Tri huyện Trường Bình, nên nơi đây thường gọi là nhà Bà Huyện.

Vào khoảng năm 1880-1885, Tri huyện Trường Bình dưỡng già ở đây. Sau ngôi nhà này tiếp tục để cho con gái là Huỳnh Thị Diệu và chồng là Nguyễn Văn Hải làm chức Đốc phủ sứ, nên có tên là nhà Đốc Phủ Hải. Ban đầu năm 1860, nhà được xây dựng có hình chữ Đinh, sau khi tu bổ thì ngày nay nhà có 3 ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông - nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ).

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 5.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 6.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 7.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 8.

Đây là 1 trong chuỗi 3 di tích nổi tiếng liên quan mật thiết nhau nên tham quan: lăng Hoàng Gia, mộ và đền thờ Trương Định cùng tòa nhà Đốc Phủ Hải.

Dinh tỉnh trưởng Gò Công

Địa chỉ: Nằm trên đường Nguyễn Văn Côn, phường 2, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Nếu nhà Đốc phủ Hải được coi là tư gia lớn nhất, thì Dinh tỉnh trưởng lại là trụ sở cơ quan công quyền lớn nhất ở Gò Công. Dinh thự tỉnh trưởng là một ngôi nhà hai tầng với tổng diện tích là 1400m2, nằm đồ sộ trong một khuôn viên rộng rãi, rất nhiều cây.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 10.

Ảnh: @nghoanhao

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 11.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 12.

Ảnh: Henry Dương

Công trình này được xây dựng với tường dày gần 0.5m được người Pháp xây dựng năm 1885. Gần đây tòa nhà trở nên khá nổi tiếng được nhiều bạn trẻ địa phương và khách du lịch lui tới tham quan, check-in.