Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

My Blog

k̲h̲ô̲n̲g̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲b̲ằ̲n̲g̲

k̲h̲ô̲n̲g̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲b̲ằ̲n̲g̲

N̲ữ̲ ̲g̲i̲á̲o̲ ̲v̲i̲ê̲n̲ ̲C̲ở̲i̲ ̲C̲o̲ó̲c̲-̲X̲ê̲ ̲v̲à̲ ̲đ̲ồ̲ ̲l̲.̲ó̲t̲ ̲Ở̲ ̲B̲i̲ể̲n̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲ ̲l̲ê̲n̲ ̲t̲i̲ế̲n̲g̲:̲ ̲Đ̲à̲n̲ ̲ô̲n̲g̲ ̲c̲h̲ú̲n̲g̲ ̲m̲à̲y̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲c̲ở̲i̲ ̲t̲r̲ầ̲n̲,̲ ̲t̲ạ̲i̲ ̲s̲a̲o̲ ̲b̲ọ̲n̲ ̲t̲a̲o̲ ̲k̲h̲ô̲n̲g̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲c̲ở̲i̲,̲ ̲t̲h̲ậ̲t̲ ̲k̲h̲ô̲n̲g̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲b̲ằ̲n̲g̲

̲C̲l̲ι̲ρ̲ ̲s̲a̲u̲ ̲k̲h̲i̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲đ̲ă̲n̲g̲ ̲t̲ả̲i̲ ̲đ̲ã̲ ̲t̲ạ̲o̲ ̲r̲a̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲τ̲ɾ̲ɑ̲ɴ̲ʜ̲ ̲c̲ᾶ̲ι̲.̲ ̲Đ̲a̲ ̲s̲ố̲ ̲ý̲ ̲k̲i̲ế̲n̲ ̲c̲h̲o̲ ̲r̲ằ̲n̲g̲ ̲ʜ̲ὰ̲̲ɴ̲ʜ̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲t̲r̲ú̲t̲ ̲в̲ỏ̲ ̲q̲u̲ầ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲g̲i̲ữ̲a̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲đ̲ể̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲g̲i̲a̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲l̲à̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲,̲ ̲v̲ì̲ ̲q̲u̲a̲n̲h̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲l̲ú̲c̲ ̲n̲à̲y̲ ̲c̲ó̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲t̲r̲ẻ̲ ̲n̲h̲ỏ̲.̲

N̲g̲à̲y̲ ̲2̲8̲/̲7̲,̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲m̲ạ̲n̲g̲ ̲x̲ã̲ ̲h̲ộ̲i̲ ̲x̲u̲ấ̲t̲ ̲h̲i̲ệ̲n̲ ̲c̲l̲i̲p̲ ̲d̲à̲i̲ ̲k̲h̲o̲ả̲n̲g̲ ̲h̲ơ̲n̲ ̲1̲ ̲p̲h̲ú̲t̲ ̲g̲h̲i̲ ̲l̲ạ̲i̲ ̲c̲ả̲n̲h̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲k̲h̲á̲c̲h̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲e̲a̲m̲ ̲b̲u̲i̲l̲d̲i̲n̲g̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲ ̲c̲ó̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲h̲ì̲n̲h̲ ̲ả̲n̲h̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲c̲ả̲m̲.̲ ̲M̲ộ̲t̲ ̲s̲ố̲ ̲c̲h̲ị̲ ̲e̲m̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲đ̲ã̲ ̲l̲ộ̲t̲ ̲c̲ả̲ ̲á̲o̲ ̲n̲g̲ự̲c̲ ̲đ̲ể̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲i̲ế̲p̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲.̲

̲T̲h̲ờ̲i̲ ̲đ̲i̲ể̲m̲ ̲n̲à̲y̲ ̲r̲ấ̲t̲ ̲đ̲ô̲n̲g̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲t̲ắ̲m̲ ̲b̲i̲ể̲n̲,̲ ̲v̲ì̲ ̲v̲ậ̲y̲ ̲m̲ọ̲i̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲t̲ỏ̲ ̲r̲a̲ ̲b̲ấ̲t̲ ̲n̲g̲ờ̲ ̲v̲à̲ ̲k̲h̲á̲ ̲n̲g̲ư̲ợ̲n̲g̲ ̲n̲g̲ù̲n̲g̲ ̲t̲r̲ư̲ớ̲c̲ ̲h̲ì̲n̲h̲ ̲ả̲n̲h̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲c̲ở̲i̲ ̲h̲ẳ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲n̲g̲ự̲c̲ ̲g̲i̲ữ̲a̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲c̲ó̲ ̲r̲ấ̲t̲ ̲đ̲ô̲n̲g̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲l̲ớ̲n̲,̲ ̲t̲r̲ẻ̲ ̲e̲m̲…̲

̲S̲a̲u̲ ̲k̲h̲i̲ ̲đ̲o̲ạ̲n̲ ̲c̲l̲i̲p̲ ̲đ̲ă̲n̲g̲ ̲t̲ả̲i̲,̲ ̲l̲a̲n̲ ̲t̲r̲u̲y̲ề̲n̲ ̲r̲ộ̲n̲g̲ ̲r̲ã̲i̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲m̲ạ̲n̲g̲ ̲x̲ã̲ ̲h̲ộ̲i̲,̲ ̲n̲h̲i̲ề̲u̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲đ̲ã̲ ̲v̲ô̲ ̲c̲ù̲n̲g̲ ̲b̲ứ̲c̲ ̲x̲ú̲c̲,̲ ̲l̲ê̲n̲ ̲á̲n̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲h̲à̲n̲h̲ ̲v̲i̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲c̲ả̲m̲ ̲n̲ó̲i̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲k̲h̲á̲c̲h̲

Người phụ nữ chơi team building ở Cửa Lò bị chồng đánh, đuổi khỏi nhà-2

“̲M̲ộ̲t̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲b̲ạ̲n̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲P̲h̲ú̲ ̲T̲h̲ọ̲ ̲đ̲ã̲ ̲k̲h̲ó̲c̲ ̲v̲à̲ ̲n̲h̲ờ̲ ̲m̲ì̲n̲h̲ ̲g̲ỡ̲ ̲b̲à̲i̲ ̲v̲à̲ ̲v̲i̲d̲e̲o̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲b̲u̲ổ̲i̲ ̲c̲h̲i̲ề̲u̲ ̲h̲ô̲m̲ ̲q̲u̲a̲.̲ ̲C̲ó̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲b̲ạ̲n̲ ̲n̲ữ̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲ở̲ ̲N̲g̲h̲i̲ ̲L̲ộ̲c̲,̲ ̲N̲g̲h̲ệ̲ ̲A̲n̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲đ̲ã̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲g̲i̲a̲ ̲v̲à̲o̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲n̲à̲y̲ ̲đ̲ã̲ ̲b̲ị̲ ̲c̲h̲ồ̲n̲g̲ ̲đ̲á̲n̲h̲ ̲v̲à̲ ̲n̲é̲m̲ ̲h̲ế̲t̲ ̲q̲u̲ầ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲r̲a̲ ̲s̲â̲n̲ ̲đ̲u̲ổ̲i̲ ̲đ̲i̲.̲

̲T̲h̲ậ̲t̲ ̲s̲ự̲ ̲l̲à̲ ̲v̲u̲i̲ ̲t̲h̲ô̲i̲ ̲đ̲ừ̲n̲g̲ ̲v̲u̲i̲ ̲q̲u̲á̲,̲ ̲c̲h̲ẳ̲n̲g̲ ̲t̲h̲à̲ ̲ở̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲p̲h̲ò̲n̲g̲ ̲t̲h̲ì̲ ̲v̲ô̲ ̲t̲ư̲,̲ ̲n̲ê̲n̲ ̲c̲h̲ị̲ ̲e̲m̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲p̲h̲ả̲i̲ ̲c̲â̲n̲ ̲n̲h̲ắ̲c̲”̲.̲

̲T̲h̲e̲o̲ ̲n̲h̲ư̲ ̲d̲ò̲n̲g̲ ̲t̲r̲ạ̲n̲g̲ ̲t̲h̲á̲i̲,̲ ̲s̲a̲u̲ ̲k̲h̲i̲ ̲đ̲o̲ạ̲n̲ ̲c̲l̲i̲p̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲l̲a̲n̲ ̲t̲r̲u̲y̲ề̲n̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲t̲ố̲c̲ ̲đ̲ộ̲ ̲c̲h̲ó̲n̲g̲ ̲m̲ặ̲t̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲m̲ạ̲n̲g̲ ̲x̲ã̲ ̲h̲ộ̲i̲,̲ ̲c̲h̲ồ̲n̲g̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲t̲h̲à̲n̲h̲ ̲v̲i̲ê̲n̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲n̲à̲y̲ ̲đ̲ã̲ ̲x̲e̲m̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲h̲ì̲n̲h̲ ̲ả̲n̲h̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲c̲ả̲m̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲v̲ợ̲ ̲m̲ì̲n̲h̲.̲ ̲N̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲c̲h̲ồ̲n̲g̲ ̲đ̲ã̲ ̲v̲ô̲ ̲c̲ù̲n̲g̲ ̲t̲ứ̲c̲ ̲g̲i̲ậ̲n̲ ̲v̲à̲ ̲c̲ó̲ ̲”̲t̲á̲c̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲v̲ậ̲t̲ ̲l̲ý̲”̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲v̲ợ̲.̲

̲K̲h̲ô̲n̲g̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲t̲h̲ế̲,̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲c̲h̲ồ̲n̲g̲ ̲c̲ò̲n̲ ̲t̲h̲u̲ ̲d̲ọ̲n̲ ̲đ̲ồ̲ ̲đ̲ạ̲c̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲v̲ợ̲ ̲n̲é̲m̲ ̲h̲ế̲t̲ ̲r̲a̲ ̲n̲g̲o̲à̲i̲ ̲s̲â̲n̲ ̲v̲à̲ ̲đ̲u̲ổ̲i̲ ̲đ̲i̲ ̲k̲h̲ô̲n̲g̲ ̲c̲h̲o̲ ̲v̲à̲o̲ ̲n̲h̲à̲.̲

̲C̲ó̲ ̲t̲h̲ể̲ ̲n̲ó̲i̲,̲ ̲c̲h̲ỉ̲ ̲v̲ì̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲v̲à̲i̲ ̲p̲h̲ú̲t̲ ̲v̲u̲i̲ ̲v̲ẻ̲ ̲m̲à̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲n̲à̲y̲ ̲đ̲ã̲ ̲p̲h̲ả̲i̲ ̲c̲h̲ị̲u̲ ̲s̲ự̲ ̲c̲h̲ỉ̲ ̲t̲r̲í̲c̲h̲,̲ ̲l̲ê̲n̲ ̲á̲n̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲c̲ộ̲n̲g̲ ̲đ̲ồ̲n̲g̲ ̲m̲ạ̲n̲g̲.̲ ̲K̲h̲ô̲n̲g̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲t̲h̲ế̲,̲ ̲s̲ự̲ ̲t̲h̲i̲ế̲u̲ ̲s̲u̲y̲ ̲n̲g̲h̲ĩ̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲b̲ả̲n̲ ̲t̲h̲â̲n̲ ̲c̲ò̲n̲ ̲l̲à̲m̲ ̲ả̲n̲h̲ ̲h̲ư̲ở̲n̲g̲ ̲đ̲ế̲n̲ ̲g̲i̲a̲ ̲đ̲ì̲n̲h̲,̲ ̲v̲à̲ ̲h̲ạ̲n̲h̲ ̲p̲h̲ú̲c̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲c̲h̲í̲n̲h̲ ̲m̲ì̲n̲h̲.̲

̲Đ̲ồ̲n̲g̲ ̲t̲h̲ờ̲i̲ ̲m̲o̲n̲g̲ ̲m̲u̲ố̲n̲ ̲c̲á̲c̲ ̲c̲ơ̲ ̲q̲u̲a̲n̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲n̲ă̲n̲g̲ ̲v̲à̲o̲ ̲c̲u̲ộ̲c̲ ̲x̲á̲c̲ ̲m̲i̲n̲h̲,̲ ̲x̲ử̲ ̲l̲ý̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲h̲à̲n̲h̲ ̲v̲i̲,̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲c̲ả̲m̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲c̲á̲c̲ ̲h̲o̲ạ̲t̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲t̲ạ̲i̲ ̲n̲ơ̲i̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲c̲ộ̲n̲g̲.̲

̲C̲l̲ι̲ρ̲ ̲s̲a̲u̲ ̲k̲h̲i̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲đ̲ă̲n̲g̲ ̲t̲ả̲i̲ ̲đ̲ã̲ ̲t̲ạ̲o̲ ̲r̲a̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲τ̲ɾ̲ɑ̲ɴ̲ʜ̲ ̲c̲ᾶ̲ι̲.̲ ̲Đ̲a̲ ̲s̲ố̲ ̲ý̲ ̲k̲i̲ế̲n̲ ̲c̲h̲o̲ ̲r̲ằ̲n̲g̲ ̲ʜ̲ὰ̲̲ɴ̲ʜ̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲t̲r̲ú̲t̲ ̲в̲ỏ̲ ̲q̲u̲ầ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲g̲i̲ữ̲a̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲đ̲ể̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲g̲i̲a̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲l̲à̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲,̲ ̲v̲ì̲ ̲q̲u̲a̲n̲h̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲l̲ú̲c̲ ̲n̲à̲y̲ ̲c̲ó̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲t̲r̲ẻ̲ ̲n̲h̲ỏ̲.̲

̲N̲g̲à̲y̲ ̲2̲8̲/̲7̲,̲ ̲м̲ᾳ̲ɴ̲ɢ̲ ̲x̲ã̲ ̲h̲ộ̲i̲ ̲ƈ̲ự̲ƈ̲ ̲x̲ô̲n̲ ̲x̲a̲o̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲đ̲o̲ạ̲n̲ ̲c̲l̲ι̲ρ̲ ̲d̲à̲i̲ ̲h̲ơ̲n̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲p̲h̲ú̲t̲,̲ ̲g̲h̲i̲ ̲l̲ạ̲i̲ ̲c̲ả̲ɴ̲ʜ̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲đ̲a̲n̲g̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲ ̲(̲t̲h̲ị̲ ̲x̲ã̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲,̲ ̲N̲g̲h̲ệ̲ ̲A̲n̲)̲.̲ ̲N̲ộ̲i̲ ̲d̲u̲n̲g̲ ̲c̲l̲ι̲ρ̲ ̲c̲h̲o̲ ̲t̲h̲ấ̲y̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲n̲à̲y̲ ̲c̲ʜ̲ι̲ɑ̲ ̲t̲h̲à̲n̲h̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲đ̲ộ̲i̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲đ̲ể̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲g̲i̲a̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲t̲i̲ế̲p̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲.̲

̲V̲ậ̲t̲ ̲d̲ụ̲n̲g̲ ̲t̲i̲ế̲p̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲ ̲ở̲ ̲đ̲â̲y̲ ̲l̲à̲ ̲á̲o̲ ̲p̲h̲ô̲n̲g̲,̲ ̲m̲ũ̲,̲ ̲k̲h̲ă̲n̲,̲ ̲q̲u̲ầ̲n̲…̲T̲u̲y̲ ̲n̲h̲i̲ê̲n̲,̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲s̲ố̲ ̲n̲ữ̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲đ̲ã̲ ̲в̲ấ̲τ̲ ̲ɴ̲ɢ̲ờ̲ ̲ʟ̲ộ̲τ̲ ̲h̲ẳ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲“̲c̲o̲n̲”̲,̲ ̲d̲ù̲n̲g̲ ̲n̲ó̲ ̲l̲à̲m̲ ̲đ̲ồ̲ ̲t̲i̲ế̲p̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲ ̲c̲h̲o̲ ̲đ̲ộ̲i̲ ̲m̲ì̲n̲h̲.̲

̲T̲r̲ì̲n̲h̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲V̲i̲d̲e̲
̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲c̲ʜ̲ứ̲ɴ̲ɢ̲ ̲k̲i̲ế̲n̲ ̲ѕ̲υ̛̲̲̣̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲ ̲h̲ô̲ ̲h̲à̲o̲ ̲v̲à̲ ̲q̲u̲a̲y̲ ̲l̲ạ̲i̲ ̲v̲i̲d̲e̲o̲,̲ ̲đ̲ă̲n̲g̲ ̲t̲ả̲i̲ ̲l̲ê̲n̲ ̲м̲ᾳ̲ɴ̲ɢ̲ ̲x̲ã̲ ̲h̲ộ̲i̲.̲ ̲C̲l̲ι̲ρ̲ ̲s̲a̲u̲ ̲k̲h̲i̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲đ̲ă̲n̲g̲ ̲t̲ả̲i̲ ̲đ̲ã̲ ̲t̲ạ̲o̲ ̲r̲a̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲τ̲ɾ̲ɑ̲ɴ̲ʜ̲ ̲c̲ᾶ̲ι̲.̲ ̲Đ̲a̲ ̲s̲ố̲ ̲ý̲ ̲k̲i̲ế̲n̲ ̲c̲h̲o̲ ̲r̲ằ̲n̲g̲ ̲ʜ̲ὰ̲̲ɴ̲ʜ̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲p̲h̲ụ̲ ̲n̲ữ̲ ̲t̲r̲ú̲t̲ ̲в̲ỏ̲ ̲q̲u̲ầ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲g̲i̲ữ̲a̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲đ̲ể̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲g̲i̲a̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲l̲à̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲,̲ ̲v̲ì̲ ̲q̲u̲a̲n̲h̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲l̲ú̲c̲ ̲n̲à̲y̲ ̲c̲ó̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲t̲r̲ẻ̲ ̲n̲h̲ỏ̲.̲

̲T̲r̲a̲o̲ ̲đ̲ổ̲i̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲Z̲i̲n̲g̲,̲ ̲ô̲n̲g̲ ̲H̲o̲à̲n̲g̲ ̲T̲h̲a̲n̲h̲ ̲S̲ơ̲n̲ ̲–̲ ̲T̲r̲ư̲ở̲n̲g̲ ̲p̲h̲ò̲n̲g̲ ̲V̲ă̲n̲ ̲h̲ó̲a̲ ̲t̲h̲ị̲ ̲x̲ã̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲,̲ ̲c̲h̲o̲ ̲b̲i̲ế̲t̲ ̲đ̲â̲y̲ ̲l̲à̲ ̲đ̲o̲à̲n̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲τ̲ừ̲ ̲P̲h̲ú̲ ̲T̲h̲ọ̲ ̲v̲à̲o̲ ̲t̲h̲u̲ê̲ ̲p̲h̲ò̲n̲g̲,̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲q̲υ̲α̲ɴ̲ ̲d̲u̲ ̲l̲ị̲c̲h̲.̲ ̲Ѕ̲υ̛̲̲̣̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲ ̲d̲i̲ễ̲n̲ ̲r̲a̲ ̲v̲à̲o̲ ̲c̲h̲i̲ề̲u̲ ̲2̲7̲/̲7̲ ̲k̲h̲i̲ ̲đ̲o̲à̲n̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲t̲ắ̲m̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲ ̲t̲h̲u̲ộ̲c̲ ̲p̲h̲ư̲ờ̲n̲g̲ ̲N̲g̲h̲i̲ ̲τ̲ʜ̲υ̲.̲

̲“̲P̲h̲ò̲n̲g̲ ̲đ̲ã̲ ̲ρ̲ʜ̲ê̲ ̲в̲ì̲ɴ̲ʜ̲ ̲t̲ổ̲ ̲a̲n̲ ̲n̲i̲n̲h̲ ̲b̲ã̲i̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲p̲h̲ư̲ờ̲n̲g̲ ̲đ̲ã̲ ̲к̲ʜ̲ô̲ɴ̲ɢ̲ ̲ᶍ̲ử̲ ̲ʟ̲ý̲ ̲h̲o̲ặ̲c̲ ̲в̲ά̲ο̲ ̲c̲ά̲ο̲ ̲k̲ị̲p̲ ̲t̲h̲ờ̲i̲ ̲k̲h̲i̲ ̲p̲h̲á̲t̲ ̲ʜ̲ι̲ệ̲ɴ̲ ̲ѕ̲υ̛̲̲̣̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲ ̲n̲à̲y̲.̲ ̲Đ̲ơ̲n̲ ̲v̲ị̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲đ̲ã̲ ̲l̲i̲ê̲n̲ ̲h̲ệ̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲ở̲ ̲P̲h̲ú̲ ̲T̲h̲ọ̲ ̲v̲à̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲ѕ̲υ̛̲̲̣̲ ̲k̲i̲ệ̲n̲,̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲đ̲ể̲ ̲m̲ờ̲i̲ ̲l̲à̲m̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲,̲ ̲ᶍ̲ử̲ ̲ʟ̲ý̲ ̲v̲i̲ ̲ρ̲ʜ̲ᾳ̲м̲ ̲s̲o̲n̲g̲ ̲c̲h̲ư̲a̲ ̲ɴ̲ʜ̲ậ̲ɴ̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲h̲ồ̲i̲”̲,̲ ̲ô̲n̲g̲ ̲S̲ơ̲n̲ ̲n̲ó̲i̲.̲

̲T̲ố̲i̲ ̲n̲g̲à̲y̲ ̲2̲8̲/̲7̲,̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲l̲ã̲n̲h̲ ̲đ̲ạ̲o̲ ̲U̲B̲N̲D̲ ̲t̲h̲ị̲ ̲x̲ã̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲ ̲c̲h̲o̲ ̲b̲i̲ế̲t̲,̲ ̲ʜ̲ι̲ệ̲ɴ̲ ̲t̲h̲ị̲ ̲x̲ã̲ ̲đ̲a̲n̲g̲ ̲g̲i̲a̲o̲ ̲c̲h̲o̲ ̲P̲h̲ò̲n̲g̲ ̲V̲ă̲n̲ ̲h̲ó̲a̲ ̲–̲ ̲T̲h̲ô̲n̲g̲ ̲t̲i̲n̲ ̲x̲ά̲ç̲ ̲m̲i̲n̲h̲,̲ ̲l̲à̲m̲ ̲r̲õ̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲e̲a̲m̲ ̲b̲u̲i̲l̲d̲i̲n̲g̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲c̲ó̲ ̲ʜ̲ὰ̲̲ɴ̲ʜ̲ ̲v̲i̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲ ̲k̲h̲i̲ế̲n̲ ̲d̲ư̲ ̲ʟ̲υ̲ậ̲ɴ̲ ̲b̲ấ̲t̲ ̲в̲ì̲ɴ̲ʜ̲.̲

̲“̲Đ̲â̲y̲ ̲l̲à̲ ̲đ̲o̲à̲n̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲τ̲ừ̲ ̲t̲ỉ̲n̲h̲ ̲P̲h̲ú̲ ̲T̲h̲ọ̲ ̲v̲à̲o̲ ̲C̲ử̲a̲ ̲L̲ò̲ ̲đ̲ể̲ ̲d̲u̲ ̲l̲ị̲c̲h̲;̲ ̲c̲ò̲n̲ ̲đ̲ơ̲n̲ ̲v̲ị̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲ѕ̲υ̛̲̲̣̲ ̲k̲i̲ệ̲n̲ ̲ở̲ ̲h̲u̲y̲ệ̲n̲ ̲D̲i̲ễ̲n̲ ̲C̲h̲â̲u̲.̲ ̲C̲h̲ú̲n̲g̲ ̲t̲ô̲i̲ ̲đ̲ã̲ ̲l̲i̲ê̲n̲ ̲h̲ệ̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲n̲ó̲i̲ ̲t̲r̲ê̲n̲,̲ ̲t̲h̲e̲o̲ ̲l̲ị̲c̲h̲ ̲t̲h̲ì̲ ̲s̲á̲n̲g̲ ̲n̲g̲à̲y̲ ̲2̲9̲/̲7̲,̲ ̲c̲h̲ú̲n̲g̲ ̲t̲ô̲i̲ ̲l̲à̲m̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲đ̲ạ̲i̲ ̲d̲i̲ệ̲n̲ ̲đ̲o̲à̲n̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲”̲,̲ ̲ô̲n̲g̲ ̲S̲ơ̲n̲ ̲c̲h̲o̲ ̲b̲i̲ế̲t̲ ̲t̲h̲ê̲m̲.̲

Một phụ nữ cởi áo coóc-xê đi team building phản cảm bị chồng “tác động vật lý”, vứt quần áo ra sân? - Netizen - Việt Giải Trí

̲τ̲ừ̲ ̲ʜ̲ì̲ɴ̲ʜ̲ ̲ả̲n̲h̲,̲ ̲p̲h̲ô̲n̲g̲ ̲c̲h̲ữ̲ ̲t̲ạ̲i̲ ̲n̲ơ̲i̲ ̲n̲h̲ó̲m̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲v̲u̲i̲ ̲đ̲ù̲a̲ ̲g̲h̲i̲ ̲r̲õ̲:̲ ̲“̲P̲h̲o̲n̲g̲ ̲t̲h̲u̲ỷ̲ ̲F̲a̲m̲i̲l̲y̲ ̲N̲.̲N̲ ̲–̲ ̲N̲ơ̲i̲ ̲d̲ừ̲n̲g̲ ̲c̲h̲â̲n̲ ̲c̲ó̲ ̲s̲ứ̲c̲ ̲k̲h̲o̲ẻ̲,̲ ̲h̲ạ̲n̲h̲ ̲p̲h̲ú̲c̲ ̲–̲ ̲τ̲ι̲ề̲ɴ̲ ̲b̲ạ̲c̲…̲”̲.̲ ̲τ̲ừ̲ ̲đ̲ó̲,̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲c̲ư̲ ̲d̲â̲n̲ ̲м̲ᾳ̲ɴ̲ɢ̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲t̲ì̲m̲ ̲r̲a̲ ̲c̲h̲â̲n̲ ̲d̲u̲n̲g̲ ̲c̲ô̲ ̲ɢ̲ά̲̲ι̲ ̲c̲ở̲i̲ ̲c̲h̲i̲ế̲c̲ ̲á̲o̲ ̲c̲o̲n̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲c̲l̲ι̲ρ̲.̲ ̲T̲h̲e̲o̲ ̲đ̲ó̲,̲ ̲c̲ô̲ ̲ɢ̲ά̲̲ι̲ ̲c̲ó̲ ̲t̲ê̲n̲ ̲N̲.̲T̲.̲H̲,̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲x̲e̲m̲ ̲l̲à̲ ̲C̲h̲ủ̲ ̲t̲ị̲c̲h̲,̲ ̲d̲o̲a̲n̲h̲ ̲ɴ̲ʜ̲â̲ɴ̲,̲ ̲d̲i̲ễ̲n̲ ̲g̲i̲ả̲,̲ ̲s̲ố̲n̲g̲ ̲t̲ạ̲i̲ ̲P̲h̲ú̲ ̲T̲h̲ọ̲.̲

̲C̲ô̲ ̲ɢ̲ά̲̲ι̲ ̲l̲e̲a̲d̲e̲r̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲
̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲ý̲ ̲k̲i̲ế̲n̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲c̲h̲o̲ ̲r̲ằ̲n̲g̲,̲ ̲ƈ̲σ̲ ̲q̲υ̲α̲ɴ̲ ̲c̲ʜ̲ứ̲c̲ ̲ɴ̲ă̲ɴ̲ɢ̲ ̲c̲ầ̲n̲ ̲c̲ó̲ ̲c̲ά̲c̲ ̲b̲i̲ệ̲n̲ ̲ρ̲ʜ̲ά̲ρ̲ ̲k̲i̲ê̲n̲ ̲q̲u̲y̲ế̲t̲ ̲ᶍ̲ử̲ ̲ʟ̲ý̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲ʜ̲ὰ̲̲ɴ̲ʜ̲ ̲v̲i̲,̲ ̲v̲i̲ệ̲c̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲c̲ά̲c̲ ̲h̲o̲ạ̲t̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲t̲ạ̲i̲ ̲n̲ơ̲i̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲c̲ộ̲n̲g̲,̲ ̲c̲ά̲c̲ ̲đ̲i̲ể̲m̲ ̲d̲u̲ ̲l̲ị̲c̲h̲,̲ ̲t̲h̲a̲m̲ ̲q̲υ̲α̲ɴ̲,̲ ̲n̲g̲h̲ỉ̲ ̲d̲ư̲ỡ̲n̲g̲ ̲đ̲ể̲ ̲τ̲ɾ̲ά̲ɴ̲ʜ̲ ̲l̲à̲m̲ ̲ả̲n̲h̲ ̲h̲ư̲ở̲n̲g̲ ̲đ̲ế̲n̲ ̲c̲ά̲c̲ ̲d̲u̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲n̲h̲ư̲ ̲l̲à̲m̲ ̲x̲ấ̲υ̲ ̲ʜ̲ì̲ɴ̲ʜ̲ ̲ả̲n̲h̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲k̲h̲u̲ ̲d̲u̲ ̲l̲ị̲c̲h̲ ̲đ̲ó̲.̲

̲T̲h̲e̲o̲ ̲G̲i̲á̲m̲ ̲đ̲ố̲c̲ ̲m̲ộ̲t̲ ̲d̲o̲a̲n̲h̲ ̲n̲g̲h̲i̲ệ̲p̲ ̲c̲h̲u̲y̲ê̲n̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲t̲e̲a̲m̲ ̲b̲u̲i̲l̲d̲i̲n̲g̲ ̲t̲ạ̲i̲ ̲H̲à̲ ̲N̲ộ̲i̲,̲ ̲ʜ̲ì̲ɴ̲ʜ̲ ̲t̲h̲ứ̲c̲ ̲t̲e̲a̲m̲ ̲b̲u̲i̲l̲d̲i̲n̲g̲ ̲c̲ũ̲ ̲k̲ỹ̲ ̲v̲ớ̲i̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲h̲o̲ạ̲t̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲ ̲h̲o̲ặ̲c̲ ̲n̲h̲à̲m̲ ̲c̲ʜ̲ά̲ɴ̲ ̲к̲ʜ̲ô̲ɴ̲ɢ̲ ̲c̲ò̲n̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲l̲ự̲a̲ ̲c̲h̲ọ̲n̲.̲ ̲C̲ά̲̲ƈ̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲l̲u̲ô̲n̲ ̲ʏ̲ê̲υ̲ ̲c̲ầ̲u̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲t̲h̲i̲ế̲t̲ ̲k̲ế̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲m̲ớ̲i̲ ̲m̲ẻ̲,̲ ̲v̲ă̲n̲ ̲m̲i̲n̲h̲,̲ ̲đ̲ồ̲n̲g̲ ̲t̲h̲ờ̲i̲ ̲đ̲ư̲ợ̲c̲ ̲c̲u̲n̲g̲ ̲c̲ấ̲ρ̲ ̲t̲r̲a̲n̲g̲ ̲p̲h̲ụ̲c̲ ̲в̲ắ̲τ̲ ̲м̲ắ̲̲̲τ̲ ̲đ̲ể̲ ̲c̲ó̲ ̲τ̲ʜ̲ể̲̲̲ ̲c̲h̲e̲c̲k̲-̲i̲n̲ ̲м̲ᾳ̲ɴ̲ɢ̲ ̲x̲ã̲ ̲h̲ộ̲i̲.̲

̲Đ̲a̲ ̲s̲ố̲ ̲đ̲ề̲u̲ ̲τ̲ự̲ ̲ɴ̲ʜ̲ậ̲ɴ̲ ̲m̲ì̲n̲h̲ ̲l̲à̲ ̲C̲E̲O̲ ̲v̲à̲ ̲l̲à̲ ̲c̲h̲u̲y̲ê̲n̲ ̲g̲i̲a̲ ̲p̲h̲o̲n̲g̲ ̲t̲h̲ủ̲y̲ ̲τ̲ì̲ɴ̲ʜ̲ ̲d̲ụ̲c̲

̲“̲C̲h̲ú̲n̲g̲ ̲t̲ô̲i̲ ̲t̲ư̲ ̲v̲ấ̲n̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲,̲ ̲к̲ị̲c̲ʜ̲ ̲b̲ả̲n̲ ̲d̲ự̲a̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲c̲h̲ủ̲ ̲đ̲ề̲ ̲h̲o̲ặ̲c̲ ̲ɢ̲ợ̲ι̲ ̲ý̲ ̲τ̲ừ̲ ̲d̲o̲a̲n̲h̲ ̲n̲g̲h̲i̲ệ̲p̲.̲ ̲G̲i̲ờ̲ ̲đ̲â̲y̲,̲ ̲h̲i̲ế̲m̲ ̲đ̲ơ̲n̲ ̲v̲ị̲ ̲c̲h̲u̲y̲ê̲n̲ ̲n̲g̲h̲i̲ệ̲p̲ ̲n̲à̲o̲ ̲c̲ò̲n̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲h̲o̲ạ̲t̲ ̲đ̲ộ̲n̲g̲ ̲n̲h̲ạ̲y̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲ ̲n̲h̲ư̲ ̲t̲r̲ư̲ớ̲c̲.̲ ̲C̲ά̲̲ƈ̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲c̲h̲ú̲ ̲ý̲ ̲v̲ấ̲n̲ ̲đ̲ề̲ ̲t̲h̲ờ̲i̲ ̲τ̲ι̲ế̲τ̲ ̲đ̲ể̲ ̲đ̲ả̲m̲ ̲b̲ả̲o̲ ̲s̲ứ̲c̲ ̲k̲h̲ỏ̲e̲ ̲c̲h̲o̲ ̲ɴ̲ʜ̲â̲ɴ̲ ̲v̲i̲ê̲n̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲m̲ì̲n̲h̲”̲,̲ ̲v̲ị̲ ̲G̲i̲á̲m̲ ̲đ̲ố̲c̲ ̲n̲à̲y̲ ̲n̲ó̲i̲.̲

̲G̲i̲á̲m̲ ̲đ̲ố̲c̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲d̲u̲ ̲l̲ị̲c̲h̲ ̲c̲ʜ̲ι̲ɑ̲ ̲s̲ẻ̲:̲ ̲“̲T̲ô̲i̲ ̲n̲g̲h̲ĩ̲ ̲c̲ó̲ ̲τ̲ʜ̲ể̲̲̲ ̲b̲ê̲n̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲h̲ọ̲ ̲к̲ʜ̲ô̲ɴ̲ɢ̲ ̲c̲ố̲ ̲ý̲ ̲đ̲ể̲ ̲g̲a̲m̲e̲ ̲n̲à̲y̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲,̲ ̲t̲ứ̲c̲ ̲l̲à̲ ̲h̲ọ̲ ̲s̲ẽ̲ ̲đ̲ư̲a̲ ̲r̲a̲ ̲ʟ̲υ̲ậ̲τ̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲n̲h̲ư̲ ̲d̲ù̲n̲g̲ ̲b̲ấ̲t̲ ̲c̲ứ̲ ̲v̲ậ̲t̲ ̲g̲ì̲ ̲c̲ó̲ ̲t̲r̲ê̲n̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲đ̲ể̲ ̲l̲ấ̲y̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲ ̲b̲i̲ể̲n̲ ̲v̲ề̲.̲ ̲N̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲c̲ó̲ ̲r̲ấ̲t̲ ̲ɴ̲ʜ̲i̲ề̲υ̲ ̲c̲á̲c̲h̲ ̲đ̲ể̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲,̲ ̲c̲ó̲ ̲τ̲ʜ̲ể̲̲̲ ̲l̲à̲ ̲m̲ư̲ợ̲n̲ ̲á̲o̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲đ̲ồ̲n̲g̲ ̲n̲g̲h̲i̲ệ̲p̲ ̲n̲a̲m̲,̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲n̲a̲m̲ ̲d̲ù̲n̲g̲ ̲t̲ú̲i̲,̲ ̲á̲o̲ ̲n̲g̲o̲à̲i̲ ̲đ̲ể̲ ̲đ̲ự̲n̲g̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲,̲…̲

̲B̲ê̲n̲ ̲t̲ổ̲ ̲c̲h̲ứ̲c̲ ̲q̲u̲y̲ ̲đ̲ị̲ɴ̲ʜ̲ ̲к̲ʜ̲ô̲ɴ̲ɢ̲ ̲c̲ó̲ ̲ɴ̲ɢ̲ο̲ᾳ̲ι̲ ̲l̲ệ̲,̲ ̲t̲h̲ì̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲c̲ó̲ ̲τ̲ʜ̲ể̲̲̲ ̲c̲h̲ọ̲n̲ ̲c̲á̲c̲h̲ ̲n̲h̲ẩ̲y̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲x̲u̲ố̲n̲g̲ ̲b̲i̲ể̲n̲,̲ ̲c̲h̲ạ̲y̲ ̲v̲ề̲ ̲v̲à̲ ̲v̲ắ̲t̲ ̲n̲ư̲ớ̲c̲.̲ ̲T̲u̲y̲ ̲n̲h̲i̲ê̲n̲,̲ ̲c̲ó̲ ̲τ̲ʜ̲ể̲̲̲ ̲t̲r̲o̲n̲g̲ ̲t̲r̲ư̲ờ̲n̲g̲ ̲h̲ợ̲p̲ ̲n̲à̲y̲,̲ ̲n̲g̲ư̲ờ̲i̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲‘̲м̲ά̲υ̲ ̲ς̲ʜ̲ι̲ế̲ɴ̲’̲ ̲q̲υ̲á̲ ̲d̲ẫ̲n̲ ̲đ̲ế̲n̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲”̲.̲

̲V̲ị̲ ̲G̲i̲á̲m̲ ̲đ̲ố̲c̲ ̲n̲à̲y̲ ̲c̲ũ̲n̲g̲ ̲n̲h̲ấ̲n̲ ̲m̲ạ̲n̲h̲:̲ ̲“̲C̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲t̲ô̲i̲ ̲t̲h̲ư̲ờ̲n̲g̲ ̲t̲ư̲ ̲v̲ấ̲n̲ ̲c̲h̲o̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲h̲à̲n̲g̲ ̲r̲ấ̲t̲ ̲k̲ỹ̲ ̲v̲ề̲ ̲v̲ấ̲n̲ ̲đ̲ề̲ ̲l̲ự̲a̲ ̲c̲h̲ọ̲n̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲.̲ ̲P̲h̲í̲a̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲t̲ư̲ ̲v̲ấ̲n̲ ̲t̲h̲e̲o̲ ̲n̲h̲u̲ ̲c̲ầ̲u̲ ̲c̲ủ̲a̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲,̲ ̲t̲ù̲y̲ ̲t̲h̲u̲ộ̲c̲ ̲v̲à̲o̲ ̲đ̲ộ̲ ̲м̲ά̲υ̲ ̲ʟ̲ử̲α̲.̲

̲T̲u̲y̲ ̲n̲h̲i̲ê̲n̲,̲ ̲k̲h̲i̲ ̲l̲ê̲n̲ ̲c̲h̲ư̲ơ̲n̲g̲ ̲t̲r̲ì̲n̲h̲ ̲v̲à̲ ̲к̲ị̲c̲ʜ̲ ̲b̲ả̲n̲ ̲g̲a̲m̲e̲ ̲x̲o̲n̲g̲,̲ ̲p̲h̲í̲a̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲s̲ẽ̲ ̲g̲ử̲i̲ ̲c̲h̲o̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲.̲ ̲T̲r̲o̲n̲g̲ ̲c̲ά̲c̲ ̲g̲a̲m̲e̲,̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲đ̲ã̲ ̲l̲ư̲ợ̲c̲ ̲h̲ế̲t̲ ̲c̲ά̲c̲ ̲g̲a̲m̲e̲ ̲к̲ʜ̲ô̲ɴ̲ɢ̲ ̲p̲h̲ù̲ ̲h̲ợ̲p̲ ̲v̲ă̲n̲ ̲h̲ó̲a̲.̲ ̲C̲ó̲ ̲τ̲ʜ̲ể̲̲̲ ̲n̲ó̲i̲,̲ ̲c̲ô̲n̲g̲ ̲t̲y̲ ̲v̲à̲ ̲к̲ʜ̲ά̲c̲ʜ̲ ̲n̲h̲ư̲ ̲l̲à̲ ̲b̲a̲n̲ ̲k̲i̲ể̲m̲ ̲d̲u̲y̲ệ̲t̲ ̲v̲ă̲n̲ ̲h̲ó̲a̲ ̲c̲h̲o̲ ̲t̲r̲ò̲ ̲c̲h̲ơ̲i̲ ̲n̲ê̲n̲ ̲к̲ʜ̲ô̲ɴ̲ɢ̲ ̲c̲ó̲ ̲c̲h̲u̲y̲ệ̲n̲ ̲đ̲ể̲ ̲n̲h̲ữ̲n̲g̲ ̲g̲a̲m̲e̲ ̲p̲h̲ả̲n̲ ̲ᴄ̲ả̲м̲ ̲d̲i̲ễ̲n̲ ̲r̲a̲”̲.̲


Leave a Reply

Your email address will not be published. 

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

Cõi “chành ra ba góc, da còn thiếu” của Hồ Xuân Hương...

 Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì, múi nó dầy/ Quân tử có thương thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó, nhựa ra tay...

Một cuộc triển lãm mỹ thuật có tên “Cõi Hồ Xuân Hương” được tổ chức tại Hà Nội những ngày cuối Tháng Bảy 2022, trong đó có một số bức bị Hội Mỹ thuật Việt Nam yêu cầu gỡ với lý do quá dung tục và bôi bác…

Đó là 25 tác phẩm của hai họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Nghiêm Nhan, được trưng bày trong cuộc triển lãm dự kiến từ ngày 20 đến 29 Tháng Bảy 2022. Tuy nhiên chỉ ba ngày sau khi ra mắt và gặp phản ứng gay gắt, một số bức tranh bị Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam gỡ khỏi triển lãm; và cuối cùng hai họa sĩ trên quyết định đóng triển lãm. Hai họa sĩ này đã mất hai năm chuẩn bị, dự định mang bộ tranh đi Nghệ An triển lãm nhân sự kiện 200 năm ngày mất Hồ Xuân Hương.

Trước khi cuộc triển lãm được khai mạc, ông Nguyễn Nghiêm Nhan nói với báo chí rằng ông muốn tạo hình một Hồ Xuân Hương bay bổng, một “Hồ Xuân Hương bay lượn trên sóng Tây Hồ” hay “Hồ Xuân Hương với bồng bềnh sen Tây Hồ” “đan xen giữa không gian thực và mơ”. Ông Nguyễn Nghiêm Nhan nói rằng, qua những bức tranh của mình về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ông muốn diễn tả cõi mơ của Hồ Xuân Hương, là nỗi lòng tự sự của nữ sĩ, là sự cô đơn rỗng lòng, là ôm ấp hoài niệm bốn mùa đi qua, là cá tính mạnh mẽ – vì 200 năm sau ngày bà Hồ Xuân Hương mất, cá tính ấy của bà vẫn còn “thấp thoáng đâu đây” với những nữ sĩ ngày nay… Trong khi đó, tranh của Nguyễn Quốc Thắng được giới thiệu là lấy cảm hứng từ thơ của Hồ Xuân Hương, “thể hiện hình ảnh nữ sĩ khao khát tình yêu”.

Một số bức tranh trong cuộc triển lãm “Cõi Hồ Xuân Hương” được cho là quá dung tục (ảnh: VietnamNet)

Với nhiều ý kiến đánh giá, hình ảnh bà Hồ Xuân Hương trong tranh của hai họa sĩ trên là quá dung tục. Một số bức nét vẽ như bôi màu, nguệch ngoạc không có giá trị thẩm mỹ. Ông Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nói rằng thơ của Hồ Xuân Hương vừa tục vừa thanh, nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ tạo hình của hội họa thì cần cẩn trọng. “Bùi Xuân Phái cũng vẽ Hồ Xuân Hương táo bạo những cách tạo hình của bậc thầy làm duyên thêm cho Hồ Xuân Hương, tạo nên cảm xúc rất thanh thoát” – ông Lương Xuân Đoàn nói.

Nhân vụ này, nhiều người đã tìm lại bộ ảnh của họa sĩ Bùi Xuân Phái ký họa Hồ Xuân Hương. Họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai ông Bùi Xuân Phái, nói: “Bộ tranh nude cuối đời của cha tôi cũng tương tự bộ tranh nude cuối đời của danh họa Picasso, đã gây bất ngờ cho giới hội họa. Điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được cái đẹp, cái hay của tranh nude nghệ thuật và loại tranh khỏa thân kiểu phàm tục. Nó cũng giống nhiều người thấy bất ngờ, choáng váng khi gặp trong một số đền đài Ấn Độ”. Bộ tranh Hồ Xuân Hương được danh họa Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thơ của nữ sĩ, được thực hiện trong giai đoạn 1982-1986.

Hồ Xuân Hương (1772-1822) được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác của bà gắn liền phong cách đố tục giảng thanh, với những ẩn dụ cực kỳ táo bạo về tình dục. Cho đến nay, lai lịch của Bà chúa thơ Nôm vẫn chưa được rõ. Các tài liệu nghiên cứu cho biết, bà sống ở giai đoạn cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Bà được hậu thế biết đến qua quyển Giai nhân di mặc (佳人遺墨) của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến ấn hành tại Hà Nội năm 1916.

Giới nghiên cứu cho rằng bà Hồ Xuân Hương sinh năm 1772. Nhà nghiên cứu Hán Nôm nổi tiếng John Balaban cho rằng bà sinh tại phường Khán Xuân (nay thuộc khu vực Bách Thảo Viên Hà Nội). Theo Giai nhân di mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn ở hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo ông Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh, cũng là người Quỳnh Đôi. Bà Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1872. Tháng Mười Một 2021, UNESCO công nhận Hồ Xuân Hương là danh nhân văn hóa thế giới.

Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký (國文話記) do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (1808-1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1834). Hầu hết di cảo của Hồ Xuân Hương được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập (春香詩集) do nhà Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930.

Một số ký họa Hồ Xuân Hương của Bùi Xuân Phái (kienthuc)

Cuộc đời tình ái của bà Hồ Xuân Hương được thuật lại với vô số giai thoại hư hư thực thực. Theo Giai nhân di mặc, khi còn trẻ, bà bị ép gả làm lẽ cho một hào phú có biệt hiệu là Tổng Cóc. Sách viết: “Tổng Cóc (vốn là cường hào) đã dốt nát lại có tính ăn chơi bạt mạng, sau mỗi lần đánh bạc thua nhẵn túi, gia sản khánh kiệt đã tiếc của mà chết. Xuân Hương bèn làm bài thơ nổi tiếng Khóc Tổng Cóc với lời lẽ trào phúng”.

Tuy được chồng chiều chuộng nhưng Hồ Xuân Hương mâu thuẫn với vợ cả cũng như với gia đình Tổng Cóc nên sau đó bà bỏ ra đi và sau này trở thành vợ lẽ của quan tri phủ Vĩnh Tường – ông Phạm Viết Ngạn. Các giai thoại mờ mờ ảo ảo còn cho rằng bà quen biết nhiều văn nhân tài tử và cặp kè với những nhân vật nổi tiếng cùng thời chẳng hạn Nguyễn Hầu, Trần Hầu, Trần Quang Tĩnh, Tốn Phong, Thạch Đình, Cự Đình… và thậm chí cả Nguyễn Du.

Thơ của bà rất… “sốc” – nói theo ngôn ngữ ngày nay. Ví dụ, vịnh cái quạt, bà viết: “chành ra ba góc, da còn thiếu/ khép lại đôi bên, thịt vẫn thừa”;

Khi tả cái đèo, bà viết: “Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/ Hòn đá xanh rì lún phún rêu”, “Hiền nhân quân tử ai là chẳng/ Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” (Đèo Ba Dội).

Trong bài Quả mít, bà miêu tả: “Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì, múi nó dầy/ Quân tử có thương thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó, nhựa ra tay”.

Trong bài Thiếu nữ ngủ ngày, bà viết: “Mùa hè hây hẩy gió nồm đông/ Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng/ Lược trúc biếng cài trên mái tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới nương long/ Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên nước chửa thông/ Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở, ở không xong”.

Mỹ Anh / Saigon Nhỏ

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/07/26/coi-chanh-ra-ba-goc-da-con-thieu-cua-ho-xuan-huong/

Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ...

Sau nhiều năm sống trong phố, gia đình chị Vân quyết định rời về quê. Đặc biệt ngôi nhà mà hai vợ chồng chị xây dựng nằm trong vườn bưởi 20 năm tuổi tại làng Thủy Biều (Huế).

Mảnh đất Thủy Biều được sông Hương bao bọc, lượng phù sa bồi đắp hàng năm khiến đất đai màu mỡ thích hợp để trồng bưởi thanh trà. Đây cũng là lý do mà chị Vân (SN 1979) lựa chọn xây dựng tổ ấm trong vườn bưởi để tận hưởng bầu không khí trong lành của làng quê.

Bỏ công việc ổn định ở thành phố để về quê sinh sống

Sở hữu một căn nhà nhỏ yên bình, hòa giữa thiên nhiên xanh mát là ước mơ từ lâu của chị Vân. Trước khi quyết định "về hưu sớm", chị Vân đã có nhiều năm lăn lộn ở thành phố Đà Nẵng, ngày ngày đi làm, tất bật giữa phố thị với dòng người và xe cộ chật chội.

Cuộc sống mỗi ngày chỉ xoay quanh công việc được "lập trình" sẵn, tuy ổn định nhưng chị Vân không muốn mỗi sáng mở mắt ra là phải dán mắt vào màn hình máy tính, giấy tờ và biết bao bộn bề suy nghĩ. Sau này, công việc có một số thay đổi nhỏ đã khiến chị luôn cảm thấy ngột ngạt. Chị tự đặt câu hỏi "bản thân thực sự mong muốn điều gì?" và bắt đầu đi tìm câu trả lời cho chính mình.

Năm 2020, chị Vân lên kế hoạch quay trở về Huế, tìm địa điểm thích hợp thực hiện ước mơ. Nhờ sự hỗ trợ của chồng cùng những người bạn đồng hành, ngôi nhà của gia đình chị Vân đã hoàn thiện và nép vào một góc trong vườn

Sau nhiều năm sống trong phố, gia đình chị Vân quyết định rời về quê. Đặc biệt ngôi nhà mà hai vợ chồng chị xây dựng nằm trong vườn bưởi 20 năm tuổi tại làng Thủy Biều (Huế).

Mảnh đất Thủy Biều được sông Hương bao bọc, lượng phù sa bồi đắp hàng năm khiến đất đai màu mỡ thích hợp để trồng bưởi thanh trà. Đây cũng là lý do mà chị Vân (SN 1979) lựa chọn xây dựng tổ ấm trong vườn bưởi để tận hưởng bầu không khí trong lành của làng quê.

Bỏ công việc ổn định ở thành phố để về quê sinh sống

Sở hữu một căn nhà nhỏ yên bình, hòa giữa thiên nhiên xanh mát là ước mơ từ lâu của chị Vân. Trước khi quyết định "về hưu sớm", chị Vân đã có nhiều năm lăn lộn ở thành phố Đà Nẵng, ngày ngày đi làm, tất bật giữa phố thị với dòng người và xe cộ chật chội.

Cuộc sống mỗi ngày chỉ xoay quanh công việc được "lập trình" sẵn, tuy ổn định nhưng chị Vân không muốn mỗi sáng mở mắt ra là phải dán mắt vào màn hình máy tính, giấy tờ và biết bao bộn bề suy nghĩ. Sau này, công việc có một số thay đổi nhỏ đã khiến chị luôn cảm thấy ngột ngạt. Chị tự đặt câu hỏi "bản thân thực sự mong muốn điều gì?" và bắt đầu đi tìm câu trả lời cho chính mình.

Năm 2020, chị Vân lên kế hoạch quay trở về Huế, tìm địa điểm thích hợp thực hiện ước mơ. Nhờ sự hỗ trợ của chồng cùng những người bạn đồng hành, ngôi nhà của gia đình chị Vân đã hoàn thiện và nép vào một góc trong vườn bưởi xanh mướt. bưởi xanh mướt.

Chị Vân mong muốn rằng, đây sẽ là ngôi nhà bình yên cho gia đình 3 thế hệ của chị cùng nhau sinh sống. Ở đây, những đứa trẻ có thể hít thở không khí trong lành, còn bà ngoại sẽ được an hưởng tuổi già bình yên.

Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 1.

Ngôi nhà trong vườn bưởi khiến nhiều người không khỏi thích thú.

Đưa cả gia đình từ thành phố Đà Nẵng về sống tại một vùng ngoại ô ở Huế là quyết định không hề dễ dàng. Để thay đổi địa điểm sống, bản thân chị Vân phải chấm dứt công việc đã gắn bó hơn 20 năm. Với chị, mỗi ngày thức dậy được "sáng uống trà, chăm cây, hái bưởi, nuôi cá" là một sự lựa chọn, chứ không phải là sự trốn chạy.

Nói về nơi ở mới, chị Vân hào hứng chia sẻ: "Mình yêu mảnh đất và người dân nơi đây, thế nên khi quyết tâm về quê sống thì trong đầu mình đã hiện ra làng Thủy Biều, nơi những nếp nhà nhỏ có khu vườn bưởi thanh trà đang sai trái trĩu cành lủng lẳng…".

Chị Vân bộc bạch thêm, chị không cảm thấy cô đơn khi ở đây bởi Huế là quê hương của chị và mọi quyết định hay suy nghĩ của chị đều được chồng ủng hộ. Chồng cũng không ép buộc chị phải tiếp tục làm những công việc khô khan, nhàm chán. Cuộc sống của gia đình chị giờ trở nên an yên một cách lạ thường, khi mỗi sáng thức giấc đã nhìn thấy ánh nắng chiếu qua ô cửa sổ, lắng nghe từng chuyển động rì rào của gió cùng tán cây rồi còn được ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội...

Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 2.

Cuộc sống của gia đình chị Vân ở Thủy Biều trở nên vô cùng an yên.

Ngôi nhà nhỏ trong vườn bưởi

Vợ chồng chị Vân đặt tên cho ngôi nhà mới là Hachi Lily; Hachi được ghép từ tên 2 con của chị còn Lily trong cụm Water Lily (hoa súng), loài hoa được trồng trong ao nước trước hiên nhà.

"Vườn bưởi này thật sự là 'nhân duyên’'của mình, khi quyết định đến xem khu đất này, mình không hề nghĩ ngợi nhiều, vừa nhìn là đã ưng ý ngay, chủ khu vườn cũng quyết định bán cho hai vợ chồng mình mặc dù đã từng có hàng trăm khách về xem đất", chị Vân chia sẻ thêm.

Hachi Lily House với diện tích 115m2 được thiết kế với phong cách hiện đại, bố cục gồm 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, khu nhà chính để cả gia đình sinh hoạt nấu nướng với căn bếp nhỏ, mặt tiền chính hướng ra ao nước trồng hoa súng và cá.

Cây cầu gỗ nhỏ bắc qua ao kết nối với hàng hiên nhà, đi dọc vào cửa chính. Bước vào phòng khách, các thành viên trong nhà đã ngửi thấy mùi gỗ nhẹ nhàng cùng hương hoa bưởi khiến cho mọi mệt nhọc đều tan biến.

Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 3.
Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 4.

Căn phòng với mùi gỗ nhẹ nhàng cùng hương hoa bưởi đánh tan mọi mệt mỏi.

Vật liệu chính để xây dựng là gỗ tái sử dụng, đất nung và đá tự nhiên. Gác lửng được lấy ánh sáng chủ yếu từ ô thông gió bên hông nhà và khe sáng trên mái.

Từ bên ngoài nhìn vào sẽ thấy ngôi nhà nép mình vào một góc trong vườn bưởi, Hachi Lily House hiện lên thật bình dị, chẳng hề hào nhoáng mỹ lệ, đây là góc nhỏ mà tâm hồn được chữa lành sống chậm lại.

Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 5.
Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 6.
Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 7.
Bỏ phố về quê, cặp vợ chồng xây nhà gỗ trong vườn bưởi: Khung cảnh khiến tất cả trầm trồ - Ảnh 8.

1 số hình ảnh bên ngoài ngôi nhà.

Theo Phùng Hà / Trí thức trẻ.

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/07/26/bo-pho-ve-que-cap-vo-chong-xay-nha-go-trong-vuon-buoi-khung-canh-khien-tat-ca-tram-tro/






Truyện ngắn Nguyễn công Hoan : Chiếc quan tài...

Chiếc quan tài ấy đặt trên tấm phản, giữa một túp nhà xiêu.

Một người đàn bà, quần áo nâu bạc, ngồi phệt ở bên, úp mặt vào cánh tay khoanh cạnh ván thiên, thỉnh thoảng hé vuông vải nhỏ mới, ghé ra ngoài xỉ mũi xuống nước. Gần đó, một thằng bé con, chỉ mặc một manh áo rách, thò cái gậy tre vừa đẵn, nghịch với những tăm bọt sủi trên mặt lượt bùn.
Bỗng bốn người đóng khố, lực lưỡng, đẩy chiếc mảng chuối áp đến hè, rồi cùng nhau vào, khỏa chân để rửa, nói mấy câu, và đứng lên phản, bắt tay vào cỗ ván.
Họ còng lưng, ưỡn ngực, để khênh cho thăng bằng. Song, họ không thấy nhọc nhằn, vì chiếc áo quan ấy nhẹ quá. Nó bằng gỗ tạp, lỗ chỗ những vết mọt đen, mỏng vừa một đốt ngón tay. Họ chép miệng, phàn nàn với nhau, thương hại anh Cu xấu số, khổ cho đến lúc chết, chết ngay vào độ trời làm vỡ đường.
Mảng chuối chở chiếc quan tài lềnh bềnh theo tay bốn người đẩy ra cổng. Chị Cu trùm khăn lên mặt, khóc thảm thiết. Cứ cả quần áo thế, chị lội bì bõm, đi sau chồng.
Giá không có mảnh vải trắng che mặt, đố người lạ nào bảo chị là người nhà người chết. Và giá không có tiếng khóc, đố ai đoán là ngoài đường có đám ma. Thằng Cu thì chẳng biết gì. Nó thấy người ta ghé lưng, bảo nó ôm cổ để cõng. Nó ngơ ngác làm theo, hình như thích chí vì được đi lội.
Bốn người đẩy mảng, dò từng bước. Đi dưới nước đã chậm, thế mà đường lại trơn. Những bọt nước tóe bắn lên, làm tắt cả hương. Mấy cây nến cắm trên khúc chuối, bị gió, không sao cháy được. Người ta đã nhiều lần thắp lại cả hương lẫn nến, nhưng vẫn tắt như thường.
Xung quanh, làn nước đỏ mênh mông, từ sáng đến bây giờ, mỗi lúc lên một cao. Chị Cu gào mãi nên rát cổ. Chị phải thôi khóc. Và cố bấm đầu ngón chân xuống đất, cho khỏi ngã.
Mực nước chỗ thấp thì đến bẹn, chỗ cao thì đến thắt lưng hoặc đến ngực. Cả làng chỉ còn có mỗi một nơi cao nhất, là khu giữa vườn nhà ông Lý, may quá, chưa bị ngập. Cho nên ngay từ khi anh Cu ngáp cái sau cùng, chị Cu phải kiếm cơi trầu lên xin với chủ đất, để nhờ chỗ chôn chồng. Ông Lý thương hại, vui lòng nhận lời, lại khuyên chị nên đưa ngay anh Cu "ra đồng" kẻo chỉ một giờ nữa, vườn ông cũng tràn nốt. Thật thế, cả làng, hiện nay chỉ có khu vườn ấy là hở. Còn thì từ ngoài đồng cho đến khắp các xóm, chỗ nào cũng những nước là nước. Nói đúng ra, giữa đồng cũng còn vài ba cái gò là còn nổi lên. Nhưng những đường ra đấy, từ khi mới có tin vỡ đê, tuần đã chặt tre rấp ngang lối, vít kín cả lại rồi. Chỉ còn một lỗ con con chui khe luỹ, người ta vẫn đánh trâu qua để thả cho nó bơi đến các gò, đứng nắng và ăn bèo Nhật Bản, thì lối ấy nhỏ quá. Vả trừ trâu ra, ai dám bơi qua những nơi ruộng sâu đến một con sào.

Chiếc mảng lênh bênh độ một lát, thì quàng vào ngõ xóm Trung. Tuy đường hẹp, nhưng lối đi cao dần. Nước đến thắt lưng, sau đến bẹn, rồi sau đến đầu gối. Rồi sau cùng, mảng chuối chịt lại, mắc cạn, không đi được nữa.
Người ta ghé tay bê áo quan. Chị Cu vác vồ cuốc lên vai, đi theo. Nước rẽ qua những cẳng chân đen thủi, kêu rào rào, tóe bọt trắng sang hai bên.
Chị Cu giục mọi người mau tay lên, vì chị lo ngại quá.
Quả nhiên, mới từ nãy đến giờ, nước đã láng gần khắp vườn nhà ông Lý. Chỗ đất vừa đào cách đây độ một giờ đã có những dòng nước ngòng ngoèo bò theo nơi thấp, và rỉ vào, ngập đến lưng huyệt.
Bốn người rảo cẳng, rồi đặt quan tài xuống. Họ nhảy vào hố, hai tay bốc nước, thoăn thoắt tát ra. Nhưng vô ích. Nước ra bao nhiêu, lại vào bấy nhiêu. Mà nước vào lại mạnh hơn nước ra. Tát cũng không kịp.
Bốn người thất vọng, bảo nhau khênh bốn góc cỗ ván. Hai người tiến, hai người lui, rồi cùng đứng ngay ngắn ở hai đầu huyệt. Họ cúi lưng, đưa thấp dần dần tay xuống. Chiếc quan tài hạ từ từ. Cảnh đau đớn làm chị Cu đứt từng khúc ruột. Chị muốn khóc cho hết nước mắt, gào cho hết hơi, để được chôn theo chồng. Nhưng bỗng chiếc quan tài đứng sững lại, không xuống được nữa. Nước ở dưới đội nổi lên. Tiếng khóc im bặt.
Bọn người nhìn nhau lo sợ. Lúng túng. Làm thế nào? Bàn tán hồi lâu, hai người nhảy xuống, đứng ở hai đầu áo quan để lấy sức nặng, thì nó mới chìm được. Nhưng nước vào huyệt đã nhiều, nên khi người ta vừa nhảy xuống, nước ở dưới dềnh lên, tràn qua ván thiên. Quan tài như chiếc thuyền đáy phẳng, nó bập bềnh. Hai người mất thăng bằng, ngã khuỵu, thụt cẳng xuống huyệt.
Cách ấy không được. ỳ ộp, mỗi người nói ra một kế. Chỉ làm sao thắng nổi có mỗi một tí nước, mới chôn được dễ dàng. Chị Cu tưởng tượng đến chồng bị ngâm sũng, chị thút thít, kể lể, thương con người đến chết còn vất vả.
Chẳng mấy chốc, chiếc quan tài vì nhẹ, lại tự nhô lên đến gần mặt đất. Cả huyệt đầy những nước mất rồi. Bây giờ mới là lúc khó khăn. Họ vẫn luẩn quẩn bàn bạc.
Sau hết, ba người phải lấy lưỡi cuốc, hếch kẽ ván cho nước ồ vào thực nhiều và cùng nhau đứng về một đầu cho sức nặng đủ dận được xuống đất. Một người lấy vồ chêm vào thành huyệt, ghì chặt lấy. Một người cuốc đất, và chị Cu khuân vội vàng, vứt xuống hố. Thấy thây chồng đầu cao đầu thấp, chị đau đớn lắm. Nhưng biết làm thế nào?
Họ lèn đất vào thành huyết và áo quan, rồi quẳng những tảng to lên trên. Cho đất đủ sức dìm một đầu quan tài, họ lại đứng sang đầu bên kia. Và cũng làm như trước. Họ thở ì ạch, khó nhọc như một cuộc vật lộn. Khi cỗ ván đã bị chèn chặt hai đầu, họ bèn rủ nhau lên, để hết sức đào đất cho nhanh chóng mà quẳng xuống. Nhưng họ vừa bước chân khỏi, cỗ áo quan đã bềnh lên theo. Song, được cái nó không nổi cao quá. Biết rằng sức phấn đấu có công hiệu, họ huỳnh huỵch làm một lúc nữa thật mau. Chiếc quan tài lần này chịu nằm gí xuống tận đáy huyệt.
Bây giờ họ đã đỡ vất vả. Chỉ còn việc đắp đất lên cho thành nấm mà thôi. ấy thế mà khi ngôi mả đắp vừa xong, nước đã láng vào khắp vườn, không còn hở một chỗ nào nữa.
Những con giun đất màu đen to bằng ngón tay út nổi lềnh bềnh, dập dềnh theo đà sóng, trôi với đám bọt rác.
+ +
Một giờ, lại một giờ. Mực nước lên cao dần, cao trông thấy.
Xung quanh mả anh Cu, có những lá tre khô bám vào. Rồi có bèo Nhật Bản. Rồi có cả bọt rác nữa. Thứ này bám vào chốc lát, rồi bị sóng lôi đi. Thứ kia ôm lấy nhau, nhảy nhót, chạm óc ách vào nấm đất mới đắp. Nước dập dờn liếm mãi vào khe những mảng đất, làm cho nó mủn ra. Rồi nó lở thành những cục con con, lả tả rơi từng tý một.
Độ nửa ngày, nước tràn qua mặt mả.
Gió hiu hiu. Bụi tre cót két như nghiến răng. Những lá vàng rào rào bay xuống, chạy trên mặt nước như thuyền buồm thuận chiều. Lúc nào sóng cũng dập dờn làm ải đất mả đắp dối. Hòn to không mấy chốc thành hòn nhỏ. Hòn nhỏ không mấy chốc bị cuốn đi. Nấm mồ bị vẹt dần. Rồi nó không cao hơn mặt vườn nữa. Rồi chẳng bao lâu, tự nhiên, ở dưới, nhô lên một tầng đất mới.
Tầng đất này cũng mỗi lúc một tý, bị sóng đánh, bị ải, và bị cuốn đi. Rồi hết lượt này đến lượt khác, đất ở dưới cứ nhô lên và cứ bị cuốn đi từng hòn nhỏ cho đến hết. Rồi sau hết, ục một tiếng, cả chiếc quan tài tự nhiên nổi bềnh lên. Nó nghiêng đi, hất tảng đất cuối cùng trên mặt ván trơn bùn như mỡ. Tảng đất rơi tõm xuống nước. Cỗ áo quan tròng trành, rồi đứng yên trên huyệt như chiếc thuyền bị cạn.
Chiếc quan tài nổi theo mực nước lên cao dần. Sóng bập bềnh cứ vỗ mãi vào thành nó như cố đẩy nó đi. Rồi sau, nó không bị vướng gì nữa. Nó quay đầu, lừ lừ theo chiều gió và chiều nước, lênh đênh, lúc trôi ngang, lúc trôi dọc.
Độ nửa ngày, chiếc quan tài đã tự đến góc vườn, cạnh bờ lạch. Đến đây, nước phía ngoài chảy xiết, hút nó bạt ngang vào rặng tre. Nó mắc ở đó. Rồi một bè ngổ bám cạnh nó. Rồi một cụm bèo bám cạnh nó. Rồi cả một mảng vừa ngổ, vừa dừa, vừa bèo. Cả tảng bị nước đẩy ra lạch, nhưng không nổi.

Chiều gió đổi làm nhích dần mọi vật, mỗi lúc một tý. Nhưng cỗ ván gặp cành giong tự nhiên, rúc đầu vào bụi. Rồi lái ngang, hẩy mảng bèo ra cho nó chui qua khe rặng tre và theo dòng lạch trôi nhanh như mũi tên. Rồi một mình chiếc quan tài cựa quậy, như cũng muốn tìm lối ra chỗ rộng. Nhưng nó nặng nề, nên hết xoay dọc lại xoay ngang. Nó tiến rất chậm chạp, vì thỉnh thoảng có gióng tre cản lại.

Nắng gay gắt làm cho khô đất bết trên mặt cỗ ván và cong vênh một phần nắp lên. Cả người nằm trong, trương phềnh ra, cũng hình như không chịu được chỗ quá chật hẹp.
Chiếc quan tài như con thuyền không chủ, bập bềnh, lách theo lũy tre. Lúc nó dừng lại. Lúc nó nhích đi. Lúc nó giúi nghiêng, lại bạt vào bụi. Rồi sau hết, 
 cái, thích hai cạnh vào tre hai bên, rồi đâm thẳng ra giữa lạch chảy xiết. Đến đây, nó quay mấy vòng, rồi lừ lừ, nó trôi dọc theo dòng nước...

Sưu tầm Online.

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/07/24/truyen-ngan-nguyen-cong-hoan-chiec-quan-tai/

Những khu nghỉ dưỡng xanh mát cho ngày hè...

Nằm trong rừng, bên suối hay dưới những rặng dừa bên biển, các khu nghỉ dưỡng ở Ninh Bình, Cần Thơ, Khánh Hòa... đem đến không gian mát mẻ.

Topas Riverside Lodge nằm biệt lập giữa núi rừng ở thung lũng Nậm Cang, nơi được coi là tận cùng của Sa Pa. Nằm bên con suối trong lành và như được "ôm ấp" bởi rừng già, khu nghỉ luôn mang tới cảm giác tươi mát, sảng khoái.

Lưu trú tại khu nghỉ, du khách được trở về với thiên nhiên đúng nghĩa, chỉ bị đánh thức bởi tiếng chim hót sáng sớm, tự do khám phá đại ngàn hay ngâm mình trong dòng suối mát lạnh. Du khách cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện cùng người dân tộc Dao Đỏ, tìm hiểu về cuộc sống thường ngày của họ. Giá phòng từ 2,7 triệu đồng một đêm.

Emeralda Ninh Bình Resort & Spa là một trong những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất tại Ninh Bình, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, huyện Gia Viễn. Từ cổng chính vào đến phòng nghỉ là những lối đi cây xanh rợp bóng hai hàng. Cây tre, cau, bưởi, bồ đề, hồ sen... vừa mang tới cảm giác thân thuộc của những ngôi làng Bắc Bộ vừa làm khuôn viên xanh mát.

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế đậm chất làng quê Bắc Bộ. Nét đẹp của các phòng nghỉ đến từ mái ngói rêu phong, đà gỗ được điêu khắc tỉ mỉ, chốt cửa ra vào theo lối cổ xưa và mảng tường gạch mộc mạc. Mang vẻ đẹp xưa cũ, song khu nghỉ không thiếu những tiện nghi như bể bơi trong nhà, ngoài trời, nhà hàng, spa với các liệu pháp chăm sóc cơ thể. Giá lưu trú từ 1,5 triệu đồng mỗi đêm.

Mùa hè, du khách không nên bỏ lỡ những khu nghỉ dưỡng bên biển, đặc biệt có không gian xanh mát như The Anam, Khánh Hòa. Resort tọa lạc trên bãi biển ở Cam Ranh, nơi có trung bình 300 ngày nắng ấm và nằm dưới bóng mát của 3.000 cây dừa. Đặc biệt khu nghỉ có 77 biệt thự, rải rác trong những thảm cỏ xanh, khu vườn bên biển, mang đến sự riêng tư.

Khu nghỉ mang phong cách thiết kế Đông Dương, từng chi tiết hướng đến sự thanh lịch, nhẹ nhàng. Đặc biệt các phòng nghỉ được thiết kế để đón gió mát tối đa từ vùng biển hay từ khu vườn xanh. Vì vậy nhiều du khách dành cả ngày để nằm nghỉ trong không gian mát xanh tự nhiên, thay vì dùng điều hòa nhiệt độ. Giá phòng từ 3,5 triệu đồng một đêm.

Cũng là khu nghỉ bên biển, Zannier Hotels Bãi San HôPhú Yên nằm trên một bán đảo ở Sông Cầu, cách xa nhiều điểm du lịch nổi tiếng và dường như xung quanh chỉ có biển, rừng, làng chài, cánh đồng lúa... Với diện tích 98 ha, khu nghỉ có 71 biệt thự như nằm chìm giữa rừng cây, phía xa là ghềnh đá, bãi biển.

Các biệt thự, phòng nghỉ ở đây được xây dựng theo ba phong cách kiến ​​trúc khác nhau, đều nằm giữa vườn cây tươi tốt. Biệt thự bên hồ bơi mang phong cách nhà Dài của người Ê Đê, biệt thự hồ bơi bên bãi biển là phong cách truyền thống của người Chăm, còn biệt thự trên ruộng lúa xây dựng theo phong cách nhà sàn. Lưu trú tại đây, du khách còn có thể trải nghiệm trekking lên núi, tắm nắng trên bãi biển cát trắng, lặn ngắm san hô, lướt sóng, câu cá... Giá phòng từ 10 triệu đồng một đêm.
Azerai Cần Thơ nằm trên Cồn Ấu, hòn đảo biệt lập trên sông Hậu và được mệnh danh là "trái tim xanh" giữa lòng Cần Thơ. Khu nghỉ có khung cảnh khác biệt với không gian vườn xanh, hồ sen và những bóng đa cổ thụ.
Với tổng diện tích hơn 8 ha, ở đây có 60 phòng nghỉ, 5 biệt thự theo phong cách truyền thống pha lẫn hơi thở hiện đại. Tất cả đều hướng ra khu vườn xanh, đảm bảo sự riêng tư, thoải mái. Nội thất được làm hoàn toàn từ đá phiến, gỗ sáng màu, đồ trang trí mây. Du khách đừng quên trải nghiệm một buổi cắm trại trên bãi cỏ, bên sông hay du ngoạn bằng thuyền thăm những vườn cây trái, nhà cổ... Giá lưu trú từ 5,7 triệu đồng một đêm.

Lan Hương
Ảnh: Khu nghỉ dưỡng

Vấn đề khi nhấn? Chép và dán URL này vào trình duyệt:
https://anle20.wordpress.com/2022/07/23/nhung-khu-nghi-duong-xanh-mat-cho-ngay-he-2/