Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

LHS Thứ Bảy 01.06.2019: TÌNH THƯƠNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỨC TIN

Lời Chúa Thứ Bày Tuần VI Phục Sinh (01/06/2019)

Bài Đọc: Cv 18, 23-28
Lời Chúa trong sách Tông Đồ Công Vụ

Sau khi ở lại Antiôkia ít lâu, Phaolô ra đi, lần lượt ngài đi qua các vùng Galata và Phrygia, làm cho tất cả môn đồ thêm vững mạnh.

Bấy giờ có một người Do-thái tên là Apollô, quê ở Alexan-dria, rất lợi khẩu và thông biết Thánh Kinh, ông đến Êphêxô. Ông đã học thông đạo Chúa; ông nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Đức Kitô, mặc dầu ông chỉ biết phép rửa của Gioan. Vì thế ông bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường. Khi Priscilla và Aquila nghe ông, liền đón ông (về nhà) và trình bày cặn kẻ hơn cho ông biết đạo Chúa. Ông muốn sang Akaia, thì các anh em khuyến khích ông và viết thơ cho các môn đồ xin họ tiếp đón ông. Đến nơi, ông đã giúp các tín hữu rất nhiều, vì ông đã công khai phi bác những người Do-thái cách hùng hồn; ông trưng Thánh Kinh để minh chứng Đức Giêsu là Đấng Kitô.

Bài Tin Mừng: Ga 16, 23b-28
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan

"Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Đã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha".



LỜI CHÚA LỄ ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT (31/05)

Lời Chúa Lễ Đức Ma-ri-a thăm viếng bà Ê-li-sa-bét (31/05)

Bài đọc: Xp 3,14-18a
Lời Chúa trong sách tiên tri Xô-phô-ni-a

Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi.

Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại, thù địch của ngươi, Người đã đẩy lùi xa. Đức Vua của Ít-ra-en đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa. Sẽ chẳng còn tai ương nào khiến ngươi phải sợ.

Ngày ấy, người ta sẽ bảo Giê-ru-sa-lem : "Này Xi-on, đừng sợ, chớ kinh hãi rụng rời."

Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội.

Hoặc đọc: Rm 12, 9-16
Lời Chúa trong thư thánh phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma

Anh em thân mến, đức ái không được giả hình: Hãy chê ghét điều ác và trìu mến điều lành. Hãy thương yêu nhau trong tình bác ái huynh đệ. Hãy nhân nhượng tôn kính nhau. Hãy siêng năng, chớ biếng nhác: Hãy sốt mến trong tâm hồn và phụng sự Chúa. Hãy hân hoan trong niềm cậy trông, nhẫn nại trong gian truân và kiên tâm cầu nguyện. Hãy giúp đỡ các thánh khi họ thiếu thốn, và ân cần tiếp khách đỗ nhà.
Hãy chúc phúc cho những kẻ bắt bớ anh em: Hãy chúc phúc, chứ đừng chúc dữ. Hãy vui mừng với kẻ vui mừng, và khóc lóc với kẻ khóc lóc. Hãy đồng tâm hiệp ý với nhau: đừng tự cao tự đại, một hãy ưa thích những sự hèn kém. Ðừng tự đắc cho mình là khôn.

Bài Tin Mừng: Lc 1,39-56
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng : "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.  Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em." 

Bấy giờ bà Ma-ri-a nói : "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời."
Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.



THƯƠNG NHỚ THẦY, THẦY ANTÔN

Cây Cao Bóng Cả Cổ Thụ nhất Dòng Giuse - nay là Dòng Ngôi Lời - đã ngã bóng...
(Hình trên trang Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời: http://ngoiloivn.net/dong-ngo…/…/tu-si-anton-mai-phung-svd/… và của Anh Nguyễn Văn Thư cũng cấp)
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ THẦY ANTÔN MAI PHÙNG :
Thứ hai, ngày 6/5/2019 5h00: Kinh Sáng + Thánh Lễ 8h00 - 8h30: Thỉnh Sinh năm I viếng xác + dâng kinh 9h00 - 9h30: Thỉnh Sinh năm II viếng xác + dâng kinh 10h00 - 10h30: Cộng Đoàn Nhà Chính viếng xác + dâng kinh 14h00 - 15g00: Hạt Mục vụ SVD Nha Trang viếng xác + dâng Thánh Lễ 15h00 - 15h30: Đệ Tử + Sinh Viên Lưu xá SVD Nha Trang viếng xác + dâng kinh 16h00 - 16h30: Các Đoàn Thể viếng xác + dâng kinh 17h00 - 17h30: Kinh Chiều 17h30: Giáo xứ Thánh Gia viếng xác + dâng Thánh Lễ 19h15: Kinh Tối + Nghi Thức Phát Tang
Thứ ba, ngày 7/5/2019 5h00: Kinh Sáng + Thánh Lễ 7h00: Các Đoàn Thể viếng xác + dâng kinh 9h00: Học viện Ngôi Lời viếng xác + dâng Thánh Lễ 10h00: Hạt Mục Vụ SVD Ninh Thuận viếng xác + dâng Thánh Lễ 11h00: Các Hạt Mục Vụ SVD ở xa viếng xác + dâng Thánh Lễ 13h30: Nghi thức Tẩn Liệm và Di Quan 14h00: Thánh Lễ An Táng, tại Giáo xứ Thánh Gia, Gp.NhaTrang Hiệp Nhất Trong Tình Yêu Phục Sinh Truyền Thông Ngôi Lời Việt Nam Kính Báo
Nguồn tin từ Cha Đặc Trách Hoai An Nguyen
Tang Lễ Tu Sĩ Antôn Mai Phùng, SVD.
Thầy Antôn Mai Phùng, Tu sĩ Dòng Ngôi Lời, một “cây đại thụ” với 103 năm trong ơn gọi làm người, 89 năm sống ơn gọi thánh hiến, và 82 năm Khấn Dòng, đã được Chúa gọi về lúc 19h45, Chúa Nhật ngày 5/5/2019, tại Nhà Hưu Dưỡng Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam, trước sự hiện diện, chứng kiến của một số anh em Tu Sĩ, Linh Mục Ngôi Lời.

ÊM ÁI, NHẸ NHÀNG VÀ BÌNH AN
Sự ra đi của Thầy rất êm ái, nhè nhàng và rất bình an, giống như chiếc đèn đang dần cạn dầu, và tự nó tắt đi ánh sáng, không thể tiếp tục chiếu sáng được nữa, chứ không vì sức khỏe, bởi Thầy vốn khỏe mạnh, và rất ít bệnh tật.
Thầy vốn là món quà, là tấm gương vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho anh em Tu sĩ Ngôi Lời Việt Nam trong suốt thời gian qua, để qua tấm gương này, anh em có thể nhìn vào đó như một động lực sống: sống với ơn gọi thánh hiến trong tinh thần trung kiên đến hơi thở cuối cùng, bằng cả niềm tin tưởng phó thác, bằng cả tính cách dí dỏm, hài hước; và sống với một thân xác khỏe mạnh, trường thọ của Thầy.

Quả thật, một con người, một Tu Sĩ có thể trường thọ và có thể sống vui như vậy, không phải ai trong chúng ta đều có thể có được, và chính bản thân của Thầy cũng sẽ không có được, nếu không có ơn Chúa nâng đỡ, và sự đồng hành của Mẹ Maria qua Chuỗi Hạt Mân Côi mỗi ngày mà Thầy cầm trên tay, kể cả khi bóng chiều xế tàn.

Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng Phục Sinh và giàu Lòng Xót Thương, cùng với Mẹ Maria, Mẹ của sự bình an tiếp tục dõi theo bước chân của Thầy Antôn, và nhất là đối với chúng con, những người còn đang sống và đang “chiến đấu” nơi trần thế này.

Xin Cộng Đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Linh hồn Thầy Antôn.
Nguồn bài và video trình chiếu hình lấy từ: Truyền Thông Ngôi Lời Việt Nam:
XEM HÌNH TANG LỄ BẰNG SLIDE SHOWN:
//
NHỚ NGUỒN
//

Tại sao 70% các loại bệnh đều liên quan tới cảm xúc?

Tại sao 70% các loại bệnh đều liên quan tới cảm xúc?

bởi anle20
Bạn có chú ý và phát hiện sự biến đổi tinh tế trong cơ thể khi bản thân xuất hiện các trạng thái tâm lý như lo lắng, trầm cảm, tức giận, buồn chán… Ví dụ thường xuyên tức giận sẽ hôi miệng, căng thẳng lo lắng sẽ đau dạ dày, ung thư có liên quan đến sự oán giận lâu dài, thích phê bình người khác sẽ bị viêm khớp
Các nghiên cứu trong Tây y đều chỉ ra rằng có hơn 200 bệnh liên quan đến cảm xúc và hơn 70% mọi người sẽ phải chịu “sự tấn công” của cảm xúc lên lục phủ ngũ tạng. Thực tế, trong thân mỗi người đều có một tấm bản đồ cảm xúc khác nhau. Làm thế nào để kiểm soát và ngăn chúng gây hại cho cơ thể. Có mối quan hệ mật thiết nào giữa cảm xúc và bệnh tật?
Khoảng 5.000 năm trước, trong Hoàng Đế Nội Kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Hoa đã đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tu dưỡng tinh thần là quan trọng hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh.
Theo quan điểm “Hình thần hợp nhất” của Đông y, hệ thống Tạng phủ trong nhân thể không chỉ đảm nhiệm các chức năng sinh lý, mà còn chi phối các hoạt động tình chí. Mỗi loại tình chí thông ứng với một Tạng nhất định: “Kinh” và “Hỷ” thông ứng với tạng Tâm; “nộ” ứng với tạng Can, “tư” ứng với tạng Tỳ; “bi” và “ưu” ứng với tạng Phế; “khủng” ứng với tạng Thận. Nói cách khác, tình chí là biểu hiện bên ngoài của hoạt động Tạng phủ; tựa như là chiếc “phong vũ biểu” (dụng cụ đo áp suất khí quyển, dự đoán về tình hình mưa gió), phản ánh tình trạng hoạt động của Tạng phủ bên trong cơ thể. Tạng phủ kiện toàn thì tinh thần sáng suốt, tâm trạng thoải mái. Và ngược lại, tình chí điều hòa, tâm trạng ổn định thì nội tạng cũng sẽ kiện toàn.
Một loại phong vũ biểu kiểu tàu hơi nước được sản xuất ở Pháp vào thế kỷ 19. (Ảnh: http://www.dpm.org.cn)
Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo của cơ thể
‘Mệt quá’ là danh từ quen thuộc mọi người thường hay than phiền với nhau đôi khi không chỉ mệt thân còn cả mệt tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, áp lực quá lớn sẽ gây rối loạn tâm tính, Một số người không nhận ra điều đó, nhưng thực sự đây là “tín hiệu báo động” mà cơ thể phát xuất ra.
Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể. (Ảnh: health.ifeng.com)
Khi tâm trạng thay đổi, thường đi kèm với một loạt các biến đổi về sinh lý. Ví dụ, sợ hãi có thể làm đồng tử to hơn, khát nước, đổ mồ hôi và sắc mặt trắng bệch. Khi họ bị stress hoặc quá căng thẳng, sẽ ngày càng chán ghét ngoại hình của mình, sẽ cảm thấy cách ăn mặc, trang điểm của bản thân đều không vừa mắt. Sau đó tóc và cánh mũi sẽ xuất hiện dầu, bực dọc, đổ mồ hôi, và thậm chí quá trình bài tiết ở phần dưới cơ thể sẽ bất thường hoặc có mùi. Theo các chuyên gia khoa tâm thần, dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực, nếu không thể tự thoát ra trong thời gian dài, đều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cảm xúc khác nhau tương ứng với các bệnh khác nhau
Các chuyên gia tâm lý đều nhìn nhận, những cảm xúc khác nhau tương ứng với các loại bệnh khác nhau. Ví dụ, sợ hãi và lo lắng có thể gây đau bụng; phê bình và áy náy gây viêm khớp, trầm cảm dẫn đến hen suyễn, những người thường xuyên tức giận dễ bị hôi miệng và dễ bị sưng viêm, sợ hãi có thể gây ra choáng váng và đau bụng kinh.
Đường tiêu hóa được coi là cơ quan có thể biểu lộ cảm xúc rõ ràng nhất, mọi biến động tâm lý có thể không dự đoán được. Các bệnh lý về đường tiêu hóa đứng đầu trong tất cả các bệnh có liên quan tới tâm lý, như loét dạ dày – tá tràng, khoảng 10% số người trên toàn thế giới từng mắc bệnh này. Theo kinh nghiệm của một số người, khi hồi hộp và căng thẳng, sẽ bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy; khi bị căng thẳng, họ không thể ăn gì cả.
Các loại cảm xúc khác nhau có thể sinh ra các loại bệnh khác nhau (Ảnh: sohu.com)
Người làm nghề lái xe, cảnh sát, nhà báo, bác sĩ cấp cứu… có tỷ lệ mắc loét dạ dày lớn nhất. Tiếp theo là các bệnh về da. Có một số người, khi căng thẳng sẽ bị ngứa da đầu, khi cáu kỉnh sẽ làm gàu nhiều hơn, không ngủ được, rụng tóc nhiều và nổi mề đay thất thường. Mẩn ngứa và bệnh trĩ có thể là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực lâu dài. Thứ ba là hệ thống nội tiết. Buồng trứng, tuyến vú của nữ giới và tuyến tiền liệt của nam dễ bị tổn thương nhất khi tâm trạng không tốt.
Một số lượng lớn các nghiên cứu y học lâm sàng đã chỉ ra rằng, các bệnh nhẹ như cảm lạnh, lớn như bệnh tim mạch vành và ung thư, có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc. Những người có nhiều mâu thuẫn tâm lý, áp lực, thường cảm thấy bất an và không vui vẻ, khả năng miễn dịch thấp, thường dễ mắc cảm lạnh, khi lo lắng có thể bị đau họng. Những người hay lo lắng có thể bị đau đầu, huyết áp cao và dễ mắc bệnh tim mạch, khả năng mắc ung thư cao gấp 3 lần so với người bình thường.
7 cảm xúc tổn hại sức khỏe cần loại bỏ
1. Tức giận
Chúng ta thường nghe rằng “cả giận mất khôn” với hàm ý khi giận giữ mà làm việc gì, đều không sáng suốt, thậm chí để lại hậu quả nghiêm trọng, lỡ lời hoặc lỡ hành động sai. Mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “trận động đất” cho cơ thể, trong đó có một tác động rất lớn trên cơ thể ngay lập tức, và thiệt hại vô cùng lớn và không thể phục hồi. Lý luận của Tây y nhận định mỗi cơn tức giận sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra 20 loại bệnh tật khác nhau như: Tăng sản vú, suy nhược thần kinh, mất ngủ, nhồi máu não, đột quỵ, viêm loét dạ dày, cường tuyến giáp, mọc u, tức ngực, khó thở, ung thư phổi…
Khống chế cơn thịnh nộ: Theo các chuyên gia tư vấn tại trung tâm tư vấn tâm lý, khi muốn nổi giận hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng trước mặt xuất hiện từ “tức giận”. Trong tiếng Trung, “Giận dữ” trong tiếng trung ‘怒’ âm Hán Việt là Nộ, gồm hai bộ với ý chỉ nô lệ của trái tim. Đây chính là cách tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ là nô lệ cho cảm xúc. Tốt nhất không nên tức giận quá 3 phút và không đưa ra quyết định mù quáng vào lúc này. Theo tiến sĩ y học Mỹ – Jonathan Dogof MD, bổ sung lượng chất béo và protein thích hợp có thể hỗ trợ làm tâm trạng trở nên tĩnh lại, một muỗng bơ đậu phộng mỗi ngày là một lựa chọn tốt. Đồng thời, những thực phẩm như kiều mạch, gạo lứt cũng có thể kích thích sự tiết ra các amin phức hợp hỗ trợ giúp bạn bình tĩnh trở lại.
Trong tiếng Trung, “Giận dữ” trong tiếng trung ‘怒’ nghĩa là nô lệ của trái tim. (Ảnh: read01.com)
2. Buồn phiền
Theo Prevention, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry nhận định “khi buồn chán, não giải phóng các chất hóa học tương tự thuốc phiện để bù đắp, khiến hoạt động của hệ miễn dịch bị cản trở, đẩy cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa. Kể cả khi buồn bã không phải trầm cảm, nó vẫn ức chế cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định”, Tiến sĩ John E. Mayer (Mỹ), nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Family Fit cho biết.
Nỗi buồn càng kéo dài, các hormone gây stress như cortisol càng tăng. Kết quả là đường huyết, huyết áp, chất lượng giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn cũng dễ đau đầu, đau cơ khớp. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống sẽ thay đổi. Nghiên cứu năm 2013 của tờ Plos One phát hiện tâm trạng xấu khiến bạn muốn ăn thực phẩm có vị đắng, ngọt hoặc chua . Điều này dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và thừa cân, về lâu dài thậm chí gây ra huyết áp cao cùng bệnh tim. Tệ hơn, nỗi buồn của bạn còn kéo theo người thân lây tâm trạng, nhất là vợ/chồng, nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí Motivation and Emotion khẳng định.
Cách loại bỏ phiền muộn: Hãy học cách mỉm cười ngay cả khi đang thấy buồn phiền nhất. Loại “hành động tâm lý giả tạo” này tốt cho việc giải phóng các loại cảm xúc xấu. Hoặc sử dụng “phương pháp nhớ lại hạnh phúc”, suy nghĩ về những việc làm bạn thấy vui vẻ hạnh phúc trước đó, chuyển hướng sự tập chung. Tham gia các lớp học khí công, ngồi thiền, yoga để cân bằng trạng thái tâm lý giúp tinh thần hòa ái, từ bi.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Tiến sĩ Jacob Tatebaum cho rằng, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu tryptophan như cá, thịt, đậu đen, hạt bí ngô có thể hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi buồn phiền.
Kiên Định / Nguồn tham khảo: kannewyork
@ Daikynguyen
anle20 | 30 Tháng Năm, 2019 lúc 02:06 | Categories: Uncategorized | URL: https://wp.me/pxlzY-jaz


Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Linh mục Giáo phận Phan Thiết hội thao tại Giáo xứ Tân Lý

Thể thao là một hoạt động của con người mang giá trị lớn lao, giúp làm phong phú đời sống con người; mọi người nam nữ thuộc mọi quốc gia, nhóm sắc tộc và niềm tin tôn giáo đều yêu thích thể thao”, (Đức Giao Hoàng Phanxicô 
https://masimpress.com/…/duc-giao-hoang-phanxico-the-thao-c…)






Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

LHS Thứ Năm 30.05.2019: CHÚA THÁNH THẦN BIẾN ĐỔI ĐAU THƯƠNG THÀNH VUI MỪNG

Lời Chúa thứ năm tuần VI Phục Sinh (30/05/2019)

Bài đọc: Cv 18,1-8
Lời Chúa trong sách Tông Đồ Công Vụ

Hồi ấy, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô. Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà, và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc : họ làm nghề dệt lều. Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.

Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ : "Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người ! Phần tôi, tôi vô can ; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại." Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Ti-xi-ô Giút-tô, ở sát bên hội đường. Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa.

Bài Tin Mừng: Ga 16,16-20
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy."

Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau : "Người muốn nói gì khi bảo chúng ta : ' Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy ' và ' Thầy đến cùng Chúa Cha ' ?" Vậy các ông nói : "' Ít lâu nữa ' nghĩa là gì ? Chúng ta không hiểu Người nói gì !" Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông : "Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói : ' Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy '. Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.”



LHS Thứ Tư 29.05.2019: CHÚA THÁNH THẦN LÀ THẦY DẠY CHÂN LÝ

ời Chúa thứ tư tuần VI Phục Sinh (29/05/2019)

Bài đọc 1: Cv 17,15.22–18,1
Lời Chúa trong sách Tông Đồ Công Vụ

Hồi ấy, các người tháp tùng đưa ông Phao-lô đến A-thê-na rồi từ đó trở về, mang theo lệnh bảo ông Xi-la và ông Ti-mô-thê phải đến với ông Phao-lô càng sớm càng tốt.

Đứng giữa Hội đồng A-rê-ô-pa-gô, ông Phao-lô nói : "Thưa quý vị người A-thê-na, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ : ' Kính thần vô danh '. Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị.

"Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên.  Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự. Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất ; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ.  Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa ; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta. Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói : 'Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.'

"Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.

"Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối, vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết."

Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói : "Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy." Thế là ông Phao-lô bỏ họ mà đi. Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa, trong số đó có ông Đi-ô-ny-xi-ô, thành viên Hội đồng A-rê-ô-pa-gô và một phụ nữ tên là Đa-ma-ri cùng những người khác nữa.

Sau đó, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô.

Bài Tin Mừng: Ga 16,12-15
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.  Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói : Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em."


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

CHÚA KI TÔ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH CỨU SỐNG NHÂN LOẠI KHI CHÚA THÁNH THẦN NGỰ ĐẾN.

Lời Chúa Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh (28/05/2019)

Bài Đọc: Cv 16, 22-34
Lời Chúa trong sách Tông Đồ Công Vụ

Hồi ấy, đám đông nổi lên chống hai ông. Các quan toà, sau khi đã cho lột áo hai ông, thì ra lệnh đánh đòn.  Khi đã đánh nhừ tử, họ tống hai ông vào ngục, và truyền cho viên cai ngục phải canh giữ cẩn thận.  Được lệnh đó, người này tống hai ông vào phòng giam sâu nhất và cùm chân lại.

Vào quãng nửa đêm, ông Phao-lô và ông Xi-la hát thánh ca cầu nguyện với Thiên Chúa ; các người tù nghe hai ông hát.  Bỗng nhiên có động đất mạnh, khiến nền móng nhà tù phải rung chuyển. Ngay lúc đó, tất cả các cửa mở toang và xiềng xích của mọi người buột tung ra.  Viên cai ngục choàng dậy và thấy các cửa ngục mở toang, liền rút gươm định tự tử, vì tưởng rằng các người tù đã trốn đi. Nhưng ông Phao-lô lớn tiếng bảo : "Ông chớ hại mình làm chi : chúng tôi còn cả đây mà !"

Viên cai ngục bảo lấy đèn, nhảy bổ vào, run rẩy sấp mình dưới chân ông Phao-lô và ông Xi-la,  rồi đưa hai ông ra ngoài và nói : "Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu độ ?"  Hai ông đáp : "Hãy tin vào Chúa Giê-su, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ." Hai ông liền giảng lời Chúa cho viên cai ngục cùng mọi người trong nhà ông ấy. Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ông đi, rửa các vết thương, và lập tức ông ấy được chịu phép rửa cùng với tất cả người nhà. Rồi ông ấy đưa hai ông lên nhà, dọn bàn ăn. Ông và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng: Ga 16,5-11
Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan

Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi : 'Thầy đi đâu ?'  Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền.  Song, Thầy nói thật với anh em : Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em ; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử : về tội lỗi : vì chúng không tin vào Thầy ; về sự công chính : vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa ; về việc xét xử : vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi."



Suy Niệm
(trích trong 5 phút Lời Chúa tháng 5/2019)

Động từ “ra đi” trong bản văn Tin Mừng được nhắc đến nhiều lần, nhưng mang hai nghĩa khác nhau. Trước hết, “ra đi” là đi về cùng Chúa Cha; thứ đến, “ra đi” là không còn ở với các môn đệ một cách thể lý nữa. Có “ra đi” thì có trở về. Thầy Giê-su, sau cuộc Khổ nạn và Phục sinh, sẽ đến với các môn đệ, nhưng đó là sự hiện diện mới mẻ, thiêng liêng hơn và cũng thân mật hơn, thâm sâu hơn. Thầy sẽ gởi Thánh Thần đến dạy dỗ các môn đệ, cho các ông biết rằng từ nay Ba Ngôi Thiên Chúa sẽ đến, ngự trị nơi tâm hồn con người. Thánh Thần cũng sẽ làm chứng về Thầy Giê-su, soi sáng cho các môn đệ hiểu được những lời Thầy mình dạy ngày nào. Rốt cùng, đặt thế gian trước một lựa chọn: hoặc tin vào Đức Giê-su để được cứu rỗi, hoặc cứng lòng ở lì trong tội lỗi.

Suy niệm: Tuần Thánh năm nay được ghi dấu bởi sự kiện Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy. Cây Thánh Giá nơi cung thánh vẫn còn nguyên vẹn giữa đống đổ nát. Bên ngoài, các tín hữu quỳ gối cầu nguyện. Cũng vậy, Thánh giá vẫn luôn chiếu sáng, Thánh Thần vẫn hoạt động chờ đợi bạn nhận ra sự hiện diện mới mẻ của Thiên Chúa trong đời bạn, qua những sự kiện đang diễn ra, để bạn hoán cải cách triệt để hơn.

Sống Lời Chúa: “Thiên Chúa luôn viết thẳng trên những đường cong.” Bạn dành ít phút hồi tâm về một biến cố đã xảy đến, và cảm nhận sự hiện diện của Chúa trong đời bạn thế nào.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, thật không dễ để đón nhận một biến cố đau lòng. Nhưng con tin chắc Chúa, qua đó, cho con có cơ hội để hoán cải, nhận biết sự hiện diện của Chúa nơi bản thân con và trong thế giới này. Amen.

TITOCO HÀM TÂN