Sáng thứ Năm ngày 10.5.2018, dưới nắng vàng tỏa lan khắp khuôn viên thánh đường giáo xứ Tân Lý, cộng đoàn dân Chúa Tân Lý mừng vui chào đón cha Phanxicô Xavie (F.X) Nguyễn Quang Minh chánh xứ mới của cộng đoàn và chào mừng cha Giuse Hồ Sĩ Hữu Tổng đại diện giáo phận thay mặt Đức cha Tôma Giám quản Tông tòa GP Phan Thiết về chủ sự nghi thức nhận xứ mới của cha F.X . Niềm vui hiệp thông cùng cộng đoàn Tân Lý đón nhận hồng ân mới được Chúa trao ban cha xứ mới thật rộn ràng và ấm áp bởi nhờ sự hiện diện của của quý cha Hạt trưởng và quý cha trong Linh mục đoàn của giáo phận, cùng với sự hiệp thông nguyện cầu và tạ ơn Chúa của quý tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa Tánh Linh, quý thân ân nhân của cha chánh xứ mới và cộng đoàn Tân Lý.
Trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa trước hồng ân mới mà Ngài đã thương ban, Giáo xứ Tân Lý tiễn Cha Giuse Kim Anh nhận nhiệm sở mới sáng thứ Bảy 02/ 6/ 2018
Giáo xứ Tân Lý vinh dự được đón đoàn Cựu Chủng Sinh Tiểu Chủng Viện Gioan - Đà Nẵng (trước 1975) tổ chức Thánh Lễ mừng CHA GIÁO PHAOLÔ 50 NĂM THỤ PHONG LINH MỤC vào Sáng ngày 13/ 6/ 2018.
Đồng tế với Cha Giáo Phaolô có Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa , Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận Đà Nẵng, quý Cha đồng môn với Đức Cha và Cha Giáo Phaolô...Tham dự Thánh Lễ hôm nay có hàng trăm Anh Chị Em cựu Chủng Sinh thuộc gia đình Gioan.
“Sự thật sẽ giải thoát anh em. Tin giả và một nền báo chí vì hòa bình”. (Sứ điệp Ngày Quốc Tế Truyền Thông 2018), đó là chủ đề của khóa Mục Vụ Truyền Thông nâng cao Giáo phận Phan Thiết được tổ chức từ ngày 20 -23.6.2018, tại nhà mục vụ Giáo xứ Rạng.
“..Rước lễ để biến ta giống Chúa: suy
nghĩ, nói năng, hành động và yêu thương như Chúa.”Đó là lời chia sẻ của Cha Giuse
Kim Anh trong Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa của Giáo xứ Tân Lý được cử hành vào lúc 4 giờ 45 Chúa Nhật 03/ 6/ 2018 tại nhà
thờ giáo xứ.
Văn phòng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Đông Nam Á đã gửi thông cáo bày tỏ quan ngại về việc Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật An ninh mạng.
Văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á đã viết rằng: “Luật An ninh mạng chứa đựng những điều khoản đi ngược lại với những cam kết của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký.”
“Theo đó, Luật An ninh mang cung cấp cho Chính quyền nhiều quyền hành mới, cho phép họ buộc các công ty công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu máy tính, gồm các thông tin cá nhân, từ chối các dịch vụ và kiểm duyệt các bài đăng của người sử dụng mà không cần phía tư pháp xem xét.
Chúng tôi quan ngại rằng, luật này có thể được sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng ở Việt Nam và chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam cung cấp môi trường thuận lợi cho tự do ngôn luận, cả trên mạng lẫn ngoài đời, phải được bảo vệ.
Trong khi khi tự do tư tưởng là quyền tuyệt đối, thì tự do biểu đạt có thể bị giới hạn trong một số phạm vi, nhưng những quyền này chỉ được quy định bởi luật pháp và cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi hoặc tiếng tăm của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức công chúng. Hơn nữa, bất kì sự can thiệp nào cũng cần phải được đánh giá một cách cẩn thận và nghiêm túc về sự cần thiết, tính hợp pháp và sự cân xứng.
Chúng tôi lấy làm tiếc về việc thiếu sự tham vấn của công chúng, cũng như các doanh nghiệp, những nơi có thể bị ảnh hưởng bởi luật mới này, trước khi nó được thông qua và kêu gọi Chính quyền Việt Nam để người dân và xã hội dân sự tham gia vào việc làm luật và chính sách.
Chúng tôi cũng quan tâm tới các báo cáo về sự đụng độ giữa những người biểu tình và công an diễn ra trên cả nước Việt Nam, trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc, chống lại hai dự luật về các Đặc khu Kinh tế và An Ninh mạng, dẫn đến việc bắt giữ số lượng lớn người biểu tình. Chúng tôi đặc biệt lo ngại các cáo buộc rằng, một số người biểu tình đã bị các nhà chức trách đánh đập.
Mong rằng những vấn đề liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và tự od lập hội, sẽ được thảo luận chi tiết vào đầu năm 2019, xem xét tình hình Việt Nam, tại [các phiên họp] Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) và Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc về việc thực hiện những cam kết của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).”
Theo báo cáo Chỉ số An ninh Toàn cầu năm 2017 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), thuộc Liên Hiệp Quốc, xếp hạng Việt Nam ở vị trí 101 trong số 195 quốc gia trên thế giới, đứng cuối bảng trong số các quốc gia Đông Nam Á về an ninh mạng.
Gần đây tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đi đến Singapore tham gia Hội đàm Trump – Kim ngày 12/6, ngoài mang thức ăn riêng và các vật dụng thiết yếu, còn đặc biệt mang theo nhà vệ sinh di động riêng để phòng ngừa có kẻ thu thập chất thải của ông ta phân tích. Rốt cuộc Kim Jong-un lo ngại chất thải sẽ làm lộ những bí mật gì?
Chứng hoang tưởng bệnh hoạn từ nền chính trị độc tài
Trên trang web Khoa học Đời sống (Live Science) của Mỹ, chuyên gia Jean-Pierre Raufman về bệnh đường ruột thuộc trường Đại học Maryland (University of Maryland) cho biết, trên thực tế các tế bào vi khuẩn có rất nhiều trong đường ruột của con người.
Quần thể vi khuẩn dày đặc trong đường ruột giống như dấu vân tay, chứa DNA của chủ thể, tiết lộ đường ruột có hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết hay có từ đào thải vi khuẩn không mong muốn không…
Raufman nói, có thể biết nhiều điều qua phân và nước tiểu của Kim Jong-un, chẳng hạn như liệu ông ta có bị chảy máu trong, hoặc có dùng thuốc để điều trị bệnh thiếu chất sắt…
Nếu phân của ông ta quá nhỏ, nghĩa là có thể kết tràng bị tắc nghẽn, cũng có thể là dấu hiệu của ung thư ruột. Nếu đồ ăn kém hoặc ông ta phải sống nhờ vào một số loại thuốc nhất định nào đó thì có thể gây táo bón. Nếu không được điều trị sẽ bị bệnh trĩ hoặc chảy máu trực tràng.
Nếu bị tiêu chảy dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh mãn tính, hay là hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome) hoặc bệnh Crohn (crohn’s disease).
Thực tế từ những nguồn tin cho thấy, không chỉ trong chuyến đi Singapore lần này, vào 27/4 trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm, ông Kim Jong-un cũng mang theo nhà vệ sinh riêng để ngay trong chiếc xe sang trọng màu đen của ông ta; thậm chí những chuyến thị sát của Kim Jong-un ngay tại Bắc Triều Tiên, ông ta cũng sử dụng nhà vệ sinh di động đặt trong đoàn xe tháp tùng.
Theo tạp chí New Yorker đưa tin, thời gian tham gia hội đàm tại Bàn Môn Điếm, Kim Jong-un mang theo một cây bút máy và bút chì, có người tháp tùng xóa dấu mọi thứ ông ta chạm vào để tránh để lại dấu vân tay.
Fox News từng dẫn lại nguồn tin của Washington Post chỉ ra, một người đào thoát từng làm việc tại đội cảnh vệ của Kim Jong-un (Bộ Tư lệnh Bảo vệ) tiết lộ, bất kể Kim Jong-un đi đâu cũng mang theo nhà vệ sinh bí mật, chủ yếu vì tránh bị tình báo nước ngoài lấy chất thải của ông ta phân tích tình trạng sức khỏe.
Cựu viên chức mật vụ Mỹ Dan Bongino chia sẻ với Fox News rằng, ông đã được chứng kiến xe tháp tùng người đứng đầu nhà nước của hơn hơn 50 nước nhưng chưa từng thấy ai có trang bị nhà vệ sinh riêng trong xe. Nếu điều này là đúng, phản ánh tình trạng hoang tưởng nặng đến mức bệnh hoạn của nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên.
Kim Jong-un bị hen suyễn?
Vào sáng ngày 27/4, ông Kim Jong-un đã đi qua ranh giới quân sự vào vùng lãnh thổ Hàn Quốc và bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Dưới đồng hành của Tổng thống Moon Jae-in, ông Kim Jong-un đã đi qua đội nghi lễ của quân đội Hàn Quốc. Từ hình ảnh được quay trực tiếp cho thấy hai người diễu hành qua khu vực thảm đỏ, đoạn đường đi này không xa, nhưng khi họ đến trước bục làm lễ, dáng vẻ Moon Jae-in thoải mái và khẽ mỉm cười, nhưng ngực và nét mặt Kim Jong-un nhấp nhô lên xuống, thở sâu ra vào liên tục.
Sau khi kết thúc nghi thức này, Moon Jae-in và Kim Jong-un lại đi đến Nhà Hòa bình bên cạnh. Từ hình ảnh video cho thấy từ khu bục đứng làm lễ đến Nhà Hòa Bình chỉ khoảng vài trăm mét, nhưng sau khi họ bước vào Nhà Hòa bình, quan sát thời điểm Kim Jong-un ngồi xuống ký cho thấy: Moon Jae-in đứng bên cạnh thần thái tự nhiên, khuôn mặt tươi cười, chiều ngược lại Kim Jong-un thở như thở dốc, phần ngực nhô lên xuống, cả hai vai cũng liên tục vận động lên và xuống.
Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu. Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài. Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn. Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền. Vì đất nước đang còn ưu phiền. Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu. Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?
Những tác phẩm của nghệ sĩ người Italia Marco Melgrati khiến nhiều người không khỏi giật mình nhìn lại bản thân xem của mình đã bị nhiễm những chứng bệnh tinh thần nào trong đời sống hiện đại.
Hội chứng Narciss (quá yêu bản thân mình) thời đại của mạng xã hội.
Facebook – cái chết của sự riêng tư.
Các người đẹp, đừng đặt não của mình sai chỗ.
Bạn xứ lý vấn đề bằng tư duy logic hay bản năng?
Đã đến lúc để bạn vứt bỏ công việc buồn chán này.
Tô vẽ bản thân.
Sống ảo đâu khác gì đã chết?
Sự trống rỗng của tình yêu.
Học cách lãng quên.
Thời của những nghệ sĩ câu like.
Hãy làm người mà bạn muốn.
Nghiệp chướng.
Học cách yêu thương kẻ thù của mình.
Chính trị chỉ là trò múa rối của các nhà tài phiệt.