Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới...

Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không?

bởi anle20
Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không?
Hình minh họa
Bạn có biết rằng cafe chồn đích thực là được làm ra từ phân chồn? Nhưng câu chuyện sau đó còn bi kịch hơn thế nhiều
Có lẽ ít nhiều gì chúng ta cũng từng nghe đến cụm từ "cafe chồn". Đây vốn là một thứ đồ uống đặc biệt, được xếp vào hàng "xa xỉ phẩm" hiếm có trên thế giới.
Cafe chồn xuất hiện lần đầu tại Indonesia, với tên gọi là Kopi Luwak. Qua thời gian, nhiều quốc gia trên thế giới cũng nắm được phương thức tạo cafe chồn cho riêng mình, tạo nên một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Ước tính, 1kg cafe chồn trên thị trường có thể có giá lên tới $1000 (tương đương gần 23 triệu đồng).
Nhưng nguồn gốc của cafe chồn là từ cái gì? Chắc nhiều người cũng biết rằng tên gọi khác của loại cafe này là "cafe phân chồn", và cái tên ấy nói lên tất cả. Hạt cafe chồn chính xác được lấy ra từ phân của loài chồn, mà cụ thể ở đây là loài chồn vòi đốm - hay chồn hương.
Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không? - Ảnh 1.
Cụ thể thì loài chồn khi ăn quả cafe, hạt sẽ đi qua dạ dày và bị các enzyme trong ruột tác động. Các enzyme chỉ đủ để bào mòn lớp vỏ bên ngoài hạt và làm lên men, thấm nhẹ vào nhân cafe, sau đó hạt được thải ra qua đường bài tiết, hay dân dã hơn là khi con chồn... đi "nặng".
Con người Indonesia phát hiện ra loại cafe chồn từ thời kỳ quốc gia này còn đang bị thực dân Hà Lan đô hộ. Khi đó, nông dân bản địa đã bị cấm tuyệt đối không được khai thác cafe vì mục đích cá nhân. Hệ quả, cafe rụng đầy đường mà chẳng ai dám làm gì.
Nhưng rồi sau đó, họ nhận ra những con chồn vòi đốm khi ăn cafe sẽ không tiêu hóa được hạt. Và nếu lấy hạt này để chế biến sẽ tạo ra một loại đồ uống thơm ngon hơn hẳn cafe bình thường.
Với những người không biết thì sẽ thấy ghê sợ. Rõ ràng, vì nó chẳng khác gì bạn đang uống một đống... chất thải của chồn cả.
Tuy nhiên, số cafe này sẽ phải trải qua quy trình xử lý cực kỳ nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây mất vệ sinh. Kèm theo đó là quá trình rang xay với kỹ thuật riêng, sẽ tạo ra cafe chồn với hương vị "độc nhất vô nhị".
Chỉ có điều câu chuyện đằng sau đó có thể khiến bạn nghĩ lại
Loài chồn hương khá kén ăn, và không phải lúc nào chúng cũng ăn quả cafe. Hơn nữa, loài chồn này khá nhỏ, chỉ xuất hiện vào ban đêm, đồng thời nơi sinh sống lại ở trong rừng rậm.
Thế nên rõ ràng, việc sản xuất cafe theo hứng của lũ chồn không phải là cách để biến nó thành một ngành công nghiệp xa xỉ như ngày nay được.
Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không? - Ảnh 2.
Đúng như bản chất của kinh doanh, con người phải tìm ra cách tối ưu nhất, và đó là việc bắt nhốt lũ chồn, cho chúng ăn theo thực đơn của con người, nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất.
Lũ chồn bị nhốt trong các chuồng nhỏ, chỉ có độc một món là quả cafe trong suốt cả ngày. Vốn là loài vật hoang dã, chỉ quen xuất hiện vào ban đêm, điều này đã gây ra hậu quả xấu với sức khỏe và đặc biệt là tâm lý của chúng.
Một số tỏ ra hung dữ, cắn xé lẫn nhau, tự hoại. Nhiều con chết vì mất máu, số khác bị mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng.
Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không? - Ảnh 4.
Cafe chồn ngon và đắt nhất thế giới nhưng nghe xong câu chuyện tàn nhẫn này, bạn có còn muốn uống nữa không? - Ảnh 5.
Chồn luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ tự làm tổn thương
Các trang trại uy tín, họ có cách để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho chồn. Nhưng với nhiều cơ sở sản xuất tự phát, điều kiện chăm sóc chồn cũng cực kỳ đơn sơ và không đảm bảo. Sau vài năm, những con chồn năng suất kém sẽ được trả lại tự nhiên.
Tưởng như là sự giải thoát, nhưng không, vì hầu hết sẽ chết do sức khỏe đã bị bào mòn sau những năm tháng bị bóc lột.
Tham khảo: PETA

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Bài thơ "Ngày Quốc Hận" của Nhà Thơ TRẦN QUÔC BẢO.


          Xin mời Quý Vị Thân Hữu thưởng thức Bài Thơ “Ngày Quốc Hận” của Nhà Thơ TRẦN QUỐC BẢO (Richmond, Va.). Đây là ngày đau thương của Dân Tộc Việt Nam, một dân tộc bắt đầu bị đầy đọa vào cảnh ngục tù.    PvTuan. 26/4/2018.

NGÀY QUỐC HẬN  
           Thơ Trần Quốc Bảo

30 Tháng 4 – Xóa bàn cờ tướng,
Thí chốt, phủi tay… Thế là hết chơi!
Đại Sứ Martin hạ cờ Mỹ xuống
Trực thăng Cobra bốc thẳng ra khơi!

 
30 Tháng 4 - Miền Nam thất thủ,
Quân Lực Việt Nam tan rã đau thương
Máu lệ quân dân đẫm đầy trang sử
Quốc Hận này đau thấm tận tủy xương!

30 Tháng 4 – Cờ máu xuất hiện,
Nón cối dép râu, kéo vào Sài-gòn
Dân chúng ùn ùn trốn chạy ra biển
Đi tìm Tự do. Xa lũ ác ôn!

30 Tháng 4 - Hải Quân bất mãn,
Tài liệu Tham mưu thiêu hủy sạch trơn
Toàn Bộ Tư Lệnh âm thầm di tản
Chiến hạm, Giang đoàn… trực chỉ Côn Sơn.
    
  
30 Tháng 4 – Vùng 4 còn vững,
Mười rưỡi nghe tin, Minh-Cồ đầu hàng
Như ngọn giáo đâm ngay tim!... chết sững!
Một tiếng súng “!”.  Trời! - Tướng Nguyễn Khoa Nam!   

30 Tháng 4 – buông súng… phi lý!
Sư Đoàn 5 , phòng tuyến vẫn y nguyên
Tư Lệnh Sư Đoàn - Tướng Lê Nguyên Vỹ
Chào biệt anh em. Tuẫn tiết oai nghiêm!

30 Tháng 4 – Đoàn quân thất thủ,
Đang khi chiến binh, khí tiết bừng bừng!
“Vị Quốc Vong Thân”: - Tướng Phạm Văn Phú
- Tướng Trần Văn Hai, - Tướng Lê Văn Hưng …

30 Tháng 4 – Người không tự vẫn,
Tỉnh Trưởng Chương Thiện chiến đấu tới cùng
Vị “Liệt Sĩ”: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn,
Giặc đem ra bắn! Ông chết bi hùng!

30 Tháng 4 –Rã ngũ gần hết,
Còn lại Vũng Tầu, Trường Thiếu sinh Quân,
Vẫn kềm chặt súng, coi thường cái chết
Rốt cuộc, các em ngồi khóc giữa sân!!!

30 Tháng 4 – Hai tay hai súng,
Anh lính hiên ngang đi giữa Sài-gòn
Trái lựu đạn móc tòn ten trước bụng
“Mẹ đời! Cộng phỉ!… cùng chết nghe con”!

30 Tháng 4 – Cộng Nô tàn bạo
Qủy quyệt, gian manh, vào cướp Miền Nam
Ngục tù khổ sai, gọi là “cải tạo”
“Vùng kinh tế mới”đầy ải lầm than!

30 Tháng 4 – Hận đau khôn xiết! 
Hơn bốn chục năm… núi sông u sầu
Cương quyết vùng lên! Toàn dân nước Việt!
Giữ Giang Sơn cho con cháu ngàn sau!

 
30 Tháng 4 – Ước mong chờ đợi !
Hồn thiêng sông núi “Việt Nam Cộng Hoà”
Cờ Vàng uy linh, bay khắp Thế Giới
Sẽ về Quê Hương! Một ngày không xa! 

Trần Quốc Bảo
        Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của Tác Giả:

Những con mắt bị “đục tinh thể”

quang-thuan Ha quangthuanha@gmail.com

2:53 PM (3 hours ago)
to bcc: DaiHocVanKhoaSG
---------- Forwarded message ----------
From: Hien Dang
Date: 2018-04-27 4:47 GMT+02:00
Subject: Fwd: Fw: Những con mắt bị “đục tinh thể”

 
 
 
 
 
 
          
 
 
 - Hàng năm cứ đến tháng Tư, không riêng gì người Việt mà truyền thông thế giới cũng nhắc lại biến cố miền Nam bị cộng sản chiếm qua nhiều khía cạnh khác nhau. Với thời lượng 43 năm, nếu đất nước hiện tại tốt đẹp, đang có vai vế tầm cỡ được như Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore hay chỉ cần tương đối thì chắc không mấy ai đào bới sử liệu để đặt câu hỏi, vì đó là quy luật tự nhiên của phát triển. Cái gì cũ, lỗi thời đương nhiên bị đào thãi. Thế nhưng, Việt Nam không phải vậy, nếu không muốn nói là đang đi ngược!
 
Điều trớ trêu là dư luận cứ đem ra so sánh hình ảnh xã hội miền Nam trước 1975 với hiện tại. Một miền Nam thanh lịch, văn minh ngay trong thời chiến với một VN đang hỗn loạn về mọi mặt trong thời bình cho dù đã có 43 năm XHCN! 
 
Tại miền Nam ngày trước thường cứ qua một đêm là có tin người bị Việt cộng ám sát, nơi nầy bị đắp mô, nơi kia mìn nổ xe lật chết người, nơi nọ cầu đường bị phá, bị giựt sụp... trong lúc 43 năm qua chưa hề có bất cứ sự kiện nào như thế. 
 
Trái lại, bây giờ tin tức về tội phạm tràn lan, giết người man rợ đôi lúc gần như vô cớ. Bác sĩ đang cấp cứu bị đánh ngay tại bệnh viện. Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ xin lỗi, cô cũng chịu quỳ. Cô thì bắt học trò uống nước giẻ lau bảng. Thầy đánh trò chảy máu mũi. Trò đánh thầy phải đi viện. Học sinh nữ đánh nhau, lột áo quần... Sư thầy thì có “huân chương 50 năm tuổi đảng”. Lễ hội thì cướp “ấn”... Còn tai nạn chết người thì vô số kể. Ổ gà, ổ voi, đường lún dù công trình trăm tỉ mới hoàn tất. Ngáo đá, say xỉn, tranh giành đường bất chấp luật. Công an thì “làm luật” riêng, nhận hối lộ, đánh người vô cớ, giết người tại đồn... Cấp tướng thì tổ chức cờ bạc ngàn tỉ. Thực phẩm là quan trọng hàng đầu nhưng khó thể biết thứ nào không bị nhiễm độc! Đã thế cựu Tổng Bí thư lại không hề biết nhục, còn khoe mẽ có vườn rau sạch...! 
 
Tất cả là chứng cứ cụ thể cho thấy một xã hội băng hoại toàn diện! 
 
Thế nhưng lãnh đạo cao cấp khi đi công tác không ngại mồm miệng, cứ “nổ” lớn, thành phố nầy phải là Paris, thành phố khác phải là Singapore... thành phố nọ phải là đầu tàu... trong lúc đã có con số so sánh là phải mất 100, thậm chí 150 năm nữa mới bằng được các nơi đó! 
 
Tại sao miền Nam đã từng tương đương với Singapore, Đài Loan, hơn Đại Hàn... bị phá tan nát rồi bây giờ, 43 năm sau, hô khẩu hiệu? 
 
Câu trả lời đã có sẵn chính từ cửa miệng các quan chức. Đó là “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, “bị nóng vội”, “chưa chuyên sâu”... tức là họ không có sự hiểu biết tối thiểu để lãnh đạo nên phải vừa làm vừa học! Còn hậu quả đổ hết lên đầu dân, họ không hề quan tâm! 
 
Khi cần phải áp dụng kỷ luật họ có câu nói cửa miệng “không có ô dù, sai đến đâu xử đến đấy”, “không vì nể, xử đúng người đúng tội”... chính những câu nói như thế tự nó đã xác nhận những tệ nạn đó là thật, điều mà xã hội văn minh không có. Chẳng những thế, ví dụ như ở Mỹ, nếu bắt một người phạm luật trước khi chất vấn thì câu đầu tiên, cảnh sát bắt buộc phải nhắc cho nghi can, là nghi can có quyền im lặng cho đến khi có luật sư bên cạnh, vì câu trả lời có thể sẽ trở thành lời tự buộc tội. Còn công an VN thì giết nghi can trong đồn là chuyện thường ngày ở huyện! 
 
Với chứng cứ cụ thể như thế tại sao CSVN vẫn tồn tại? 
 
Vì cộng sản đang chủ trương phân rẽ xã hội. Họ nuôi dưỡng một thiểu số, ban đặc quyền đặc lợi và có thực quyền để bảo vệ chế độ. Cứ nhìn vào con số tướng tá trong lực lượng công an và quân đội thì rõ. Còn đại bộ phận dân tộc bị bóc lột thì vẫn tiếp tục bị tuyên truyền nhồi sọ. Giống như người xà ích treo nhúm cỏ phía trước nhưng bịt đôi mắt để con ngựa ngoan ngoãn kéo cỗ xe. Họ lấy cái đang có so với thời bao cấp. Đó là “nhờ ơn bác và đảng”. Trong lúc thực tế VN bị tụt hậu hàng chục năm so với thế giới và đang bị Tàu đồng hóa! 
 
Thay vì thành lập lực lượng chống bọn bành trướng bá quyền đảng lại dùng 10.000 dư luận viên của cái gọi là Lực lượng 47 để tìm cách khống chế mạng xã hội. Đây là chiến lược ngu dân tầm cỡ được công khai. Nhưng, tiếc thay, cái thúng XHCN đã rách nát tơi tả nên chắc chắn không có đủ sức để che đậy được ánh sáng của cả bầu trời tự do. Vì thế thế tất thắng phải thuộc về mạng xã hội. Phải thuộc về dân chủ tự do. 
 
Trước 1975 người phía Nam hãnh diện mở mắt trong thế giới tự do. Dù còn rất non trẻ nhưng đó là hướng đi tất yếu của lịch sử, và khi đã thấy được ánh sáng thì không ai chịu quay lại bóng tối. Còn người phía Bắc, từng bị tuyên truyền nhồi sọ, sau 43 năm cũng đã mở mắt được ít nhiều. Nói là “ít nhiều” theo số chung. Vì chỉ một số người ở thành phố và biết internet tự mở được mắt nhưng đa số còn lại (có thể) vẫn chỉ biết nhìn quanh quẩn vào số vật chất đang có trước mắt so sánh với thời kỳ bao cấp nên chưa thấy được sự thật! Tạm ví von là loại mở mắt nhưng còn bị “đục tinh thể”! 
 
Loại còn bị “đục tinh thể” nầy đang làm ngơ với phong trào tranh đấu đòi quyền được sống trong tự do. Như đã nói, vật chất với họ là tất cả! Số nầy chỉ tranh đấu khi quyền lợi của họ bị đe dọa trực tiếp. Ví dụ sau biến cố chung cư cao cấp Carina ở Sài Gòn cháy làm 13 người chết thì một chung cư cao cấp khác ở Hà Nội cũng bị đe dọa về an ninh. Người sống trong chung cư đó xuống đường căng biểu ngữ phản đối và một facebooker đăng ảnh kêu gọi cộng đồng FB tiếp tay nhân rộng để gây áp lực. Với facebooker thì chẳng ai có thể “định hướng” được, thế nhưng không mấy ai share, coi như lời kêu gọi đó bị rơi vào im lặng! 
 
Câu hỏi, đấy cũng là vấn đề xã hội nhưng tại sao mạng xã hội làm ngơ? Thưa, vì thành phần sống trong chung cư cao cấp đó nếu không thuộc giới giàu thì chí ít cũng không thể gọi là nghèo! Hỏi có ai sống trong chung cư đó từng tham gia xuống đường đấu tranh vì quyền lợi chung của đất nước và dân tộc? Ví dụ, nếu có một facebooker như thế đưa tin thì chắc chắn đã được tiếp tay nhân rộng.
 
Khi giới giàu có chỉ biết quyền lợi của riêng mình, hoặc sống bám vào quyền lực, làm ngơ với xã hội thì sự hèn hạ là bản chất. Cứ xem thái độ và ngôn ngữ mấy quan chức cỡ lớn vừa bị xử án sẽ thấy rõ hơn. 
 
Như chạy xe mà chỉ lo nhìn bánh trước thì chắc chắn sẽ gặp tai nạn. Vì thế muốn an toàn phải nhìn về phía trước. Giới trung lưu hay giàu có mà chỉ mải mê với của cải vật chất đang có trước mắt, không biết nhìn cùng hướng với tương lai của dân tộc thì chuyện gặp nạn là điều không thể tránh khỏi! 
 
16.04.2018
Kông Kông

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký”

New post on Anle20's Blog

Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký”

bởi anle20

Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký”

Khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của bạn càng ngày càng giống một bộ “Tây Du Ký”: Áp lực như Ngộ Không, bụng phệ như Trư Bát Giới, đầu hói như Sa Tăng, nhiều lời như Đường Tăng, chín chín tám mươi mốt những khó khăn phải vượt qua không thiếu một cái nào, và quan trọng nhất là bạn cách “Tây Thiên” càng ngày càng gần.
- Áp lực của Ngộ Không: Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký” là đại sư huynh, hay thực chất giống như người chủ trong gia đình.
Trên đường đi lấy kinh, bảo vệ Đường Tăng là anh ta, chịu trách nhiệm hóa duyên là anh ta, đến thu dọn “rác” cũng là anh ta.
Anh ta gánh trên vai tất cả các trách nhiệm, sư phụ biến mất, các sư đệ lúc nào cũng chỉ có một câu: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt đi rồi”, anh ta là chỗ dựa cho tất cả mọi người, thế nhưng bản thân anh ta lại không có ai để có thể dựa dẫm được cả.
- Bụng phệ của Trư Bát Giới: Trư Bát Giới bị phạt xuống trần gian, hình dáng con người là một chàng trai sáng sủa khỏe mạnh, làm việc cho Cao lão trang chủ để sống qua ngày, nhờ tính chăm chỉ chịu thương chịu khó, anh ta rất được trang chủ yêu quý.
Thế nhưng, từ khi bước vào con đường lấy kinh, Bát Giới trở nên tham ăn lười làm, không bao giờ ngược đãi bản thân, vì thế bụng của anh ta càng lúc càng to lên.
- Đầu hói của Sa Tăng: Có lần đọc được một đoạn hỏi về tại sao Sa Tăng bị hói đầu, có người trả lời rằng là vì suy nghĩ nhiều.
Trên đường đi lấy kinh, Sa Tăng là người luôn suy nghĩ nhiều nhất, suy lo hoàn thành công việc của mình, lo trông nom Đường Tăng để không bị mềm lòng trước những lời đường mật của yêu quái, lo khuyên bảo nhị sư huynh đừng gây chuyện thị phi.
- Sự nhiều lời của Đường Tăng: Mọi người đều biết, trong “Tây Du Ký”, Đường Tăng là người nhiều lời nhất.
Gặp yêu quái khi khuyên buông đao quy Phật, không găp yêu quái thì khuyên khuyên giải giải các đồ đệ, dường như không bao giờ nói hết chuyện, hay không bao giờ giảng hết đạo lý.
Thế nhưng, bản thân anh ta nói tràng giang đại hải, nhưng người nghe họ lại không muốn nghe.
Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký” - Ảnh 1.
Khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ phát hiện ra rằng “nhiều lời” không còn là đặc quyền của phụ nữ nữa, bản thân mình không biết từ lúc nào cũng bắt đầu hay kêu ca phàn nàn rồi.
Kêu ca công việc mệt mỏi, áp lực gia đình, áp lực cuộc sống, áp lực từ những mối lo lắng về hôn nhân, về sức khỏe cha mẹ già đến tương lai của con cái…
Tự thấy rằng mình đã làm tròn hết trách nhiệm của một người chồng, người cha, người con là đã thỏa mãn tất cả mọi người, thế nhưng cuối cùng người cảm thấy thỏa mãn chỉ có mỗi bản thân mình thôi.
Các khoản nợ nhà, nợ xe, rồi các khoản tiền học của con cái,… đã trở thành những mối nguy cơ “khủng hoảng tuổi trung niên”.
Người đàn ông sống trên đời có mấy ai không vừa vác gánh nặng trên vai vừa bước về phía trước, gánh vác gia đình, trách nhiệm và ước mơ, vượt qua gian nan thử thách để tiếp tục đối mặt với chín chín tám mươi mốt khó khăn đời người.
Để rồi, nhà và xe vẫn cố gắng kiếm, vợ và con vẫn cố gắng để có cuộc sống sung túc.
Xét cho cùng, thế giới này ngoài sự sống và cái chết, mọi chuyện đều là chuyện nhỏ.
Thời bố mẹ chúng ra vào sinh ra tử cũng là vì con cái, vì thế nhiều người đã cố gắng thoát ly ra thành phố lớn lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, tất cả đều là vì muốn thế hệ sau, thế hệ con cái của mình có một cuộc sống tốt hơn, được học trường tốt hơn.
theo Trí thức trẻ

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Lịch thi đấu chính thức của World Cup 2018

Lịch thi đấu chính thức của World Cup 2018

1276
 7 
 
Dân trí Từ 14/6 đến 15/7, World Cup 2018 sẽ diễn ra trên 10 sân cỏ nước Nga. Dân trí cập nhật liên tục lịch thi đấu, kết quả 64 trận đấu hấp dẫn ở ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới.
8 bảng đấu ở World Cup 2018
Ngọc Diệp
Theo: dantri

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Đàn ông giỏi nói dối đàn bà, còn đàn bà lại giỏi nói dối chính mình.


Đàn ông giỏi nói dối đàn bà, còn đàn bà lại giỏi nói dối chính mình

bởi anle20
Có một điều, bạn đừng tin lời người đàn bà nói khi họ đang trong mớ tâm trạng hỗn loạn hay họ đang bực tức. Vì lúc đó, những lời người đàn bà nói ra thường ngược lại với tâm tư của họ.
Đàn bà không quan tâm quá khứ bạn đã từng yêu bao cô gái, cũng không quan tâm đôi bàn tay của bạn đã từng nắm chặt bao nhiêu cô gái, đôi môi của bạn đã từng đặt bao nụ hôn lên môi người khác. Nhưng họ lại để tâm, ở hiện tại, người đàn ông đó có toàn tâm toàn ý với họ.
Họ có phải là người đàn bà duy nhất trong vòng tay người đàn ông hay không. Đàn bà có thể không để ý quá khứ đàn ông nhưng lại ích kỷ với hiện tại – hiện tại họ phải là duy nhất.
Đàn bà không quan trọng người đàn ông của họ phải giàu có, phải có những thứ đồ xa xỉ, biệt thự khang trang hay phải quyền thế lẫy lừng.
Mà họ chấp nhận ở bên một người đàn ông mới chập chững lập nghiệp, một người đàn ông tay trắng có thể nợ nần chồng chất. Họ chấp nhận tất cả, thứ họ quan tâm chính là sự nỗ lực, ý chí của người đàn ông ấy khiến họ cảm thấy bản thân hy sinh là xứng đáng.
Đàn ông giỏi nói dối đàn bà, còn đàn bà lại giỏi nói dối chính mình - Ảnh 1.
Đặc biệt, đàn bà càng không quan tâm những món đồ bạn tặng họ đáng giá bao tiền, hay phải là thứ quà xa xỉ. Điều họ quan tâm chính là những ngày kỷ niệm, bạn nhớ đến.
Dù chỉ cần một tin nhắn, một lời chúc vào buổi sáng sớm hay bạn chạy xe đến gặp cô ấy chỉ để nói một câu rồi tất tả đi làm cũng đủ làm họ thấy ấm lòng, thấy được yêu thương và hạnh phúc nhường nào. Đấy, hạnh phúc của người đàn bà đơn giản vậy đấy.
Có một điều, bạn đừng tin lời người đàn bà nói khi họ đang trong mớ tâm trạng hỗn độn hay họ đang bực tức. Vì lúc đó, những lời người đàn bà nói ra thường ngược lại với những gì tâm tư của họ.
Nếu trong lúc giận dỗi, cãi vã họ nói hết yêu bạn, chính là họ còn yêu bạn rất nhiều. Nếu họ nói ghét bạn, chính là họ yêu thương bạn rất nhiều.
Đàn bà nói quên nhưng thực chất là còn nhớ. Đàn bà nói những tổn thương mà bạn gây ra cho họ, họ chả còn nhớ nghĩa là tổn thương đó đã khắc sâu vào trong tâm khảm họ.
Đàn bà là thế. Họ chỉ giỏi lừa dối chính mình. Nhiều khi họ muốn bạn quan tâm nhưng lại tỏ ra thờ ơ.
Nhiều khi họ kể này kể kia là muốn nghe một câu yêu thương, một câu động viên từ bạn. Mọi thứ họ làm cũng chỉ vì quá yêu bạn, họ muốn gây sự chú ý từ bạn mà thôi. Đàn bà mà, chỉ giỏi lừa dối bản thân của mình. Họ nói rất ổn nghĩa là chẳng ổn tẹo nào.
Trò đời lại nhỉ. Đàn ông giỏi nói dối đàn bà. Còn đàn bà lại giỏi huyễn hoặc và nói dối chính mình.
Muốn hiểu đàn bà chỉ cần cho đi sự chân thành, bạn sẽ nhìn thấu tâm tư của họ
Phong Linh |/ Shoha

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Người Thầy và chiếc áo

bởi anle20
nguoiThayvaChiecAo
Thy và trò ca mt lp hc trong tiu chng vin những năm 1960-1965.
(H
ình minh ha: Gia đình Cu Chng Sinh Huế)
LỜI TÒA SOẠN: Một kỷ niệm nhỏ của nhà thơ Trần Mộng Tú thời còn là một “nữ sinh Lớp Tám” cho chúng ta thấy tư cách của một thầy giáo và lòng tôn kính của phụ huynh học sinh đối với thầy, ở Sài Gòn trước đây hơn nửa thế kỷ. Thời đó không có cảnh phụ huynh học sinh de dọa thầy, cô, học trò tấn công cô giáo, hoặc bắt cô giáo quỳ lạy trước công chúng, như đang diễn ra ở nước ta hiện nay!
***
Tôi rụt rè đứng trước khung cửa sổ văn phòng, trong khu nhà nội trú của các Thầy và các Linh Mục chủng viện.

Thầy Khoan đứng bên trong cửa sổ hỏi ra:
- Con cần gì?
- Thưa thầy, mẹ con nói con thưa với cha Tùng đưa áo cho con đem về để mẹ con thay cái ống tay áo cho cha.
Thầy Khoan bảo tôi ra ngoài văn phòng nhà trường ngồi chờ, thầy đi tìm cha Tùng. Khoảng hai mươi phút sau, thầy mang ra cái áo gói trong một tờ báo cũ, đưa cho tôi đem về.
Cha Tùng là thầy dạy tôi môn Anh văn. Cha luôn luôn mặc áo cũ; hoặc sờn vai, hoặc rách khuỷu tay. Tôi đi học về lại kể cho mẹ nghe, khoe hôm nay con thấy cha mặc cái áo rách chỗ nào! Mẹ tôi nghe mãi chắc cũng mủi lòng, nên bảo tôi vào trường mang chiếc áo chùng đen của cha về cho mẹ mạng lại hay mẹ vá giúp những chỗ rách.
Tôi nhớ mãi câu chuyện ngày hôm đó (tôi mới học lớp đệ Ngũ) cho tới bây giờ sau hơn 50 năm.
Tôi học trường tư thục Công Giáo, do chủng viện Nguyễn Duy Khang-Thị Nghè lập.Trường chỉ có từ đệThất đến đệ Tứ. Thi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp tôi phải ra trường khác học.
Một số các thầy là Linh Mục, hay Tu Sinh trong chủng viện, còn một số giáo sư được mời từ bên ngoài vào dạy.
Chủng Viện và trường học cùng ở trên một miếng đất, tôi hồi đó không biết miếng đất rộng bao nhiêu, chỉ biết có hai dẫy nhà, một dẫy cho các cha và các thầy ở, một dẫy làm trường học, có hồ cá và vườn rau. Trường có nhà nguyện nhỏ cho các thầy, chúng tôi không được vào đó bao giờ.
Thầy dạy Anh Văn của chúng tôi là Linh Mục Đinh Cao Tùng, dạy Việt Văn và Âm Nhạc là thầy Đinh Ngọc Khoan, tu sinh, em ruột của cha Tùng, thầy Cầu dạy Toán, thầy Tiếng dạy Lý Hóa, linh mục Nguyễn Khoa Cử là Hiệu Trưởng.
Ngoài tu sinh và linh mục trong chủng viện, cha hiệu trưởng còn mời một số sinh viên Văn Khoa hay Luật Khoa mới ra trường “dạy giờ” cho những lớp nhỏ, đệ Thất, đệ Lục.
Chủng Viện nghèo, các linh mục, tu sĩ cũng nghèo. Mẹ tôi là cô giáo dạy thêu đan nên vá mạng rất khéo, mẹ giúp thì các cha chỉ biết cảm ơn. Nhưng một chiếc áo cũ đem mạng hay vá mãi cũng hết cách, nhất là cánh tay áo, bộ phận được cử động nhiều nhất, mạng vô nó lại rách ra! Cho nên, có khi mẹ thay cảcái ống tay áo mới, ghép vào cái áo đã bạc màu!
Rồi đến một năm, trước lễ Giáng Sinh, nhìn cái áo vá chằng vá đụp chắc không còn dùng được mấy tháng nữa, chắc chắn cần thay bằng áo khác, mẹ bàn với tôi mua vải về, mẹ cắt, may cho cha Tùng một cái áo chùng đen mới.
Tôi nhớ cái ngày hai mẹ con tôi đem cái áo chùng đen đó tới biếu cha. Sau giờ học, hai mẹ con tôi xin được gặp riêng cha ở văn phòng nhà trường. Cha ra tiếp, nghĩ là mẹ con tôi đến xin trả tiền học trễtháng này (thỉnh thoảng vẫn có phụ huynh tới xin phép đóng trễ tiền học cho con). Khi thấy mẹ tôi xin biếu cha cái áo mới, cha cảm động lắm. Nhưng cha không bày tỏ tình cảm của mình với thái độ vui mừng, vồn vã, như người khác khi được tặng quà. Cha vẫn đứng cách mẹ con tôi một khoảng khá xa, miệng nói lời cám ơn, giọng nhỏ nhẹ, từ tốn. Cả mẹ và tôi cũng không biết nói gì, chỉ đứng khoanh tay cúi đầu; nhưng trong lòng chúng tôi vô cùng sung sướng. Trên đường về mẹ tôi nói là chỉ sợ cha không nhận, và khi mặc cái áo mới chắc cha sẽ lúng túng lắm.
Tôi nhắc mẹ là chiếc áo cũ đã hết chỗ để thay, để mạng rồi mẹ ạ, để cha mặc một cái áo dòng với nhiều miếng vá, con thấy tội nghiệp cha quá.
Nhưng tại sao khi cha nhận được cái áo mẹ tặng, cha lại không tỏ ra vui mừng, hả mẹ?
Mẹ tôi nói. “Cha giữ lòng tự trọng của một người thầy giáo.”
Buổi học đầu sau mấy ngày nghỉ lễ Giáng Sinh năm đó, trở lại lớp, tôi thấy cha (người thầy đáng kính của tôi) mặc chiếc áo mới đi dạy. Nét mặt cha vẫn từ tốn, nghiêm nghị. Trước vẻ bình thản của cha, các học sinh cũng không ai dám hỏi đùa, “Cha mặc áo mới?” Sau giờ học, tôi phụ thu góp bài làm của các bạn đặt lên bàn giấy giáo sư. Cha Tùng ngẩng mặt lên nhìn tôi, nói:

- Cám ơn con.
Tôi nghe trong giọng nói vẫn giản dị như mọi khi, nhưng hình như cũng chứa cả một niềm biết ơn đậm đà. Bỗng nhiên hai giọt nước mắt tôi ứa ra, tôi vội vàng quay nhanh về chỗ.
Về nhà tôi kể lại cảm xúc mình cho bố mẹ nghe. Bố tôi nói:
- Con ơi, Thầy giáo là cha mẹ thứ hai của mình. Các con phải luôn luôn kính trọng Thầy. Các con sai thì Thầy phạt, các con đúng thì Thầy khen thưởng. Phải biết công ơn của Thầy. Như bố mẹ đây cũng phải kính trọng và mang ơn Thầy, vì Thầy đã giúp bố mẹ giáo dục các con. Thầy dạy chúng con có nhiều điều bố mẹ không biết nhưng căn bản là các con hãy lễ phép và biết tôn kính Thầy như tôn kính cha mẹ.
Rồi bố tôi kể lại truyện về một người học trò ngày xưa, hết lớp ở làng lên tỉnh học, thi đỗ làm quan huyện rồi về thăm quê. Trước tiên là thăm người Thầy dạy mình thời thơ dại. Ông Thầy già đã được lính tới tận nhà báo trước là có quan huyện ghé thăm. Khi quan Huyện khom lưng bước vào ngôi nhà tranh, vách đất, thấy Thầy mình ngồi trên tấm phản, vẫn tấm phản ngày xưa, chỉ có Thầy là già đi và ốm yếu. Quan khoanh tay, cúi lạy Thày. Thầy vẫn ngồi yên trên phản, khẽ gật đầu, giơ tay mời anh học trò cũ của mình ngồi xuống uống chén trà. Ông quan trẻ đó trước sau vẫn không dám ngồi ngang với Thầy mình, ông khoanh tay đứng suốt buổi hầu trà Thầy, cho tới khi cúi đầu chào đi giật lùi ra cửa.(*)
Cha tôi nói: đó là truyền thống đạo đức của người Việt mình con ạ. “Tôn Sư Trọng Đạo”. Người học trò biết giữ cái lễ với Thầy, người Thầy biết giữ cái lòng tự trọng của mình, với cả những người làm quan, có chức có quyền.
Như Linh Mục Tùng, Thầy của con, khi nhận được chiếc áo mới, Thầy biết là mình rất cần, vì cái áo cũ rách quá rồi. Tự trong thâm tâm Thầy con rất cám ơn, nhưng không tỏ ra biết ơn một cách quá vồ vập. Vì lòng tự trọng của một người thầy giáo nghèo.
Một người nghèo mà quá vui mừng khi được một cái áo mới thì tỏ ra là mình đang thèm muốn cái áo đó lắm. Một ông thầy tự trọng thì dù mặc cái áo cũ hay áo mới cũng không coi là quan trọng. Ai cho áo mới thì cảm ơn, nhưng không vồn vã quá. Bây giờ các con còn nhỏ, nếu không được giáo dục như thế, khi lớn lên con không thể nào trở thành một người cha, người mẹ tốt trong gia đình và một người công dân tốt cho xã hội được.
Bây giờ thì cả cha mẹ tôi và Thầy Tùng, vị linh mục khả kính của tôi đã qua đời. Tôi đã thay vào chỗ của cha mẹ, đến lượt đưa con tới trường. Rồi các con tôi lại đưa con của chúng tới trường. Chúng tôi cùng cố gắng dạy cho trẻ nhỏ biết kính trọng thầy cô như chính chúng tôi cũng biết kính trọng những người dậy dỗ con cháu mình, vì cái gương đẹp nhất bao giờ cũng từ cha mẹ.
Ơn cha nghĩa mẹ công thầy
 sao cho xứng phận này làm con.
Câu thơ trên tôi được học từ nhỏ, vẫn nhớ tới bây giờ.

Trần Mộng Tú 
(*) Phỏng theo Quốc Văn Giáo Khoa Thư  ngày xưa